Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua đoạn thơ ta thấy Bác Hồ là người rất được nhân dân kính trọng. Người hết lòng vì dân, vì nước.
Giống nhau: đều sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác để miêu tả phầm chất cao đẹp của Bác Hồ (là người cha kính yêu của dân tộc, luôn yêu thương nhân dân)
Khác nhau:
- Đối tượng ẩn dụ
+ Đoạn thơ 1: "quả tim lớn"
+ Đoạn thơ 2: "người cha mái tóc bạc"
- Ở đoạn thơ 1 có thêm phép so sánh " Người là cha, là Bác, là anh"
đều có sự ẩn dụ
đều nói về Bác Hồ kính yêu của nhân dân ta, một vị lãnh tụ có tình yêu thương nhân dân, mọi người sâu sắc, một nguwoif mở đường tương lai tươi sáng cho nhân loại
mình viết không hay một chút thông cảm nhưng ý đại là thế
a. So sánh Bác Hồ là Cha, là Bác, là Anh - là những người thân thương máu mủ ruột rà, khẳng định tình cảm thiêng liêng gắn bó giữa lãnh tụ với nhân dân.
b. So sánh mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày cho thấy những nhọc nhằn, vất vả của người nông dân.
c. Hoán dụ "trái tim" chỉ người chiến sĩ lái xe, khẳng định tinh thần vượt khó, trải qua tất cả mọi thiếu thốn để vững lái vì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
hình ảnh bác hồ lả vị lãnh tụ vĩ đại yêu dân ,yêu nước lo cho dân nên ko nhủ được
Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được
truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiến sĩ xúc động:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương.
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ càng khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác đã nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên tấm lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng
khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của người chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho các anh chiến sĩ đang ở trong mái lều cùng Bác mà Bác còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân
công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Mặc dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn cứ thức. Bác còn động viên anh chiến sĩ:
Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho anh đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan với Bác và anh thức luôn cùng Bác.
Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.
Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.
Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.
Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.
a)Lặng yên bên bếp lửa
Đốt lửa cho anh nằm
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Bác nhìn ngọn lửa hồng
b)Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốtlên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mangnhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụkính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị …1 điểm+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhândân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Báckhông ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng ngườivới bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ...). Nhờ thế, hình ảnh Bác thật gần gũi.
Chúc học tốt!
a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa.
Bạn ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa :
Lặng yên bên bếp lửa (1)
Đốt lửa cho anh nằm (2)
Ấm hơn ngọn lửa hồng (3)
Bác nhìn ngọn lửa hồng (4)
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)
+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.
+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị
+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
.
Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. (2,0 điểm)
+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.
+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị
+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ.
+ Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh
+ Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị
+ Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ,...). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi.
+ Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”.
Tham khảo nha em:
Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước, việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ… trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Có lẽ đây là người cha vĩ đại nhất trong lòng các chiến sĩ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác – hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đốt ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Điệp ngữ “từng người” trong bài thơ biểu hiện sự săn sóc chu đáo của Bác dành cho bao chiến sĩ. Người lính nào cũng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ.
Hình ảnh ẩn dụ: in đậm nghiêng nha em
- Lời gọi "Bác ơi" tha thiết, gần gũi
- Khẳng định tình yêu thương của Bác dành cho hết thảy mọi người, mọi vật.
- Câu thơ nằm trong bài thơ "Bác ơi" được Tố Hữu viết khi Bác qua đời đã khẳng định trái tim mênh mông yêu thương của Bác, qua đó cho thấy thái độ thành kính thiêng liêng của nhân dân với Bác.
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sống gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sống tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc sống đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui cho tất cả mọi người (“Sữa để em thơ, lụa tặng già “).
Câu thơ trên viết hoa là đúng
Chữ "Cha", "Bác", "Anh" được viết viết hoa ý nói để chỉ bác Hồ.
Tác dụng : khẳng định Bác là 1 vị lãnh tụ vĩ đại, là cha, bác, anh trong lòng mọi người
Cha, Bác, Anh ở đây không viết hoa, chỉ có Người là viết hoa vì ba từ đó là chỉ chung về cách xưng hô, không phải là tên riêng và Bác ở đây không có ý nghĩa là Bác Hồ như mọi người vẫn hay gọi mà chỉ đơn giản là cách xưng hô trong quan hệ gia đình.