K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
27 tháng 2 2019

a. Từ được lặp lại là từ "bánh khúc", "bánh", "khúc".

b. Viết lại.

Bánh khúc là món bánh thật dân dã. Bánh có tên gọi như vậy là vì được làm từ lá khúc. Đây là loại lá tươi non và được hái, giã nhuyễn rồi đem trộn với bột gạo để làm thành vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ bột đỗ xanh. Sau khi làm xong, bánh được xếp vào chỗ để hấp chín. Cứ một lớp bánh lại tới một lớp gạo nếp đi kèm để làm áo. Chõ bánh khúc vừa đồ chín tỏa ra mùi thơm ngào ngạt như mùi của đồng lúa chín ban mai.

28 tháng 12 2021

Như:Quan hệ từ

Dân dã:Tính từ

Làm:Động từ

Nó:Đại từ

Rau khúc:Tính từ

HT

28 tháng 12 2021
Trả lời: Như là quan hệ từ; Dân dã là tính từ; Làm là động từ; Nó là đại từ; Rau khúc là tính từ nhé! ~HT~
15 tháng 4 2018

Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc.

Rau khúc có hình dáng bên ngoài như cỏ dại với màu lá xanh bàng bạc, phủ lớp phấn trắng bên trên. Để làm nên những chiếc bánh có hương khúc đặc trưng, cây được chọn phải nhỏ bản, dày bụ và đã ra hoa. Có nơi người ta phơi khô lá khúc, nghiền bột để dùng khi hết mùa rau, tuy nhiên, thơm hơn cả là rau khúc tươi.Chẳng thể nhớ bánh khúc làng Diềm có từ khi nào, chỉ biết vào những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách. Tên bánh xuất phát từ chính loại cây làm nên nó – rau khúc. Có điều lạ là người làng Diềm không trồng mà thu hái rau khúc tự mọc ven các bãi đất trống, đất bồi ven sông, ven ruộng, bởi muốn trồng thì rau cũng tự lụi, không thu hoạch được.

Hiện là đầu mùa rau khúc nên vào thời gian này bạn đến với làng Diềm sẽ được người dân ở đây thiết đãi những chiếc bánh khúc thơm hương nóng hổi. Quy trình làm một chiếc bánh khúc không mất quá nhiều thời gian nên mỗi khi khách đến nhà, người làng Diềm mới bắt tay vào làm bánh.

 

Rau khúc sau khi hái về được rửa sạch, băm nhỏ rồi luộc sôi, bỏ nước, chỉ lấy phần rau chín. Sau đó đem giã nhuyễn với bột gạo tẻ Kháng Dân để làm vỏ bánh. Sở dĩ người làng Diềm sử dụng loại gạo này vì nó đủ độ kết dính và không quá dẻo. Từ hai màu trắng – xanh của bột và rau khúc, theo nhịp giã nhịp nhàng nắm bột mịn chuyển màu xanh nhạt đều mịn.

Nhân bánh khúc làng Diềm có nhiều nét giống với bánh chưng như đỗ xanh đồ chín giã nhỏ, hạt tiêu thơm phức và thịt ba chỉ thái nhỏ, chỉ khác cho thêm chút tóp mỡ băm nhỏ trộn đỗ xanh để tăng vị béo ngậy khi ăn. Công đoạn gây hứng thú nhất với du khách có lẽ là tham gia nặn bánh. Bạn sẽ được các cô các chị ở đây hướng dẫn véo nắm bột nhỏ, dàn đều và mỏng rồi gắp nhân bỏ vào giữa, nặn tròn hoặc hình tai voi tùy thích. Dù nặn thế nào thì quan trọng nhất vẫn là vỏ phải mỏng đều và không bị lộ nhân.

Bánh nặn xong được xếp ra mâm, chờ nước sôi rồi bỏ vào nồi hấp như đồ xôi, nếu thích lúc này có thể rắc lớp gạo nếp đã ngâm kỹ thành lớp áo bánh bên ngoài. Tuy nhiên, bánh khúc làng Diềm mời khách đến chơi thường hấp không để thấy được lớp áo màu xanh thẫm đặc trưng rau khúc.

Thưởng thức bánh khi còn nóng hổi là thơm ngon nhất. Lúc này lớp vỏ bánh bóng mọng bốc hơi nghi ngút, khách vừa thổi vừa ăn để cảm nhận hương thơm, bùi của lá khúc cùng vị ngậy béo của nhân đỗ thịt. Chiếc bánh khúc dường như là sự kết hợp hoàn hảo các sản vật đặc trưng của làng Diềm, mang đến hương vị độc đáo, hấp dẫn không dễ gì trộn lẫn.

Với nhiều loại bánh khác, người ăn có thể dùng một hai cái đã cảm thấy ngán nhưng với bánh khúc làng Diềm, ăn đến 4-5 chiếc mà vẫn thòm thèm, luyến tiếc. Bởi thế, không ít người ăn xong phải mua thêm để làm quà và ăn dần khi nhớ. Bánh hấp xong để nguội có thể cất trong tủ lạnh trong vòng một tháng, khi ăn đem hấp lại hương thơm như vẫn nguyên vẹn

HƯƠNG LÀNGLàng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ...
Đọc tiếp

HƯƠNG LÀNG

Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm.

Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất.

Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi.

Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió

Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé !

1,qua bài đọc hương làng bài văn co em biết điều gì?

 

0
6 tháng 3 2018

+) TỪ NGỮ ĐƯỢC LẶP LẠI: ĐỒNG BẰNG

=> NHẤN MẠNH VÀO TỪ ĐỒNG BẰNG, LÀM CHO CÂU VĂN TRỞ NÊN LIÊN KẾT , TRÔI CHẢY HƠN

CHÚC BN HỌC TỐT!!!!!!
 

đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ...
Đọc tiếp

đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc, chân chất.
 Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cúc thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngây cứ nồng nàn những viên trừng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.

Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi quanh mâm.

Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng đã biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió…

 Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!

1 / Từ mùi thơm thuộc loại từ nào? 

a ) Động từ.                       b ) danh từ

c ) Số từ                             d ) Tính từ 

Trong bài có bao nhiêu từ láy ?

A ) tám từ . đó là những từ.... 

B ) Chín từ. Đó là những từ....

C ) Mười từ . Đó là những từ... 

D ) Mười một từ. Đó là những từ...

3 / Trong câu << Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất >> Chủ ngữ trong câu là gì ?

A ) Những mùi hương mộc mạc 

B )Những mùi hương mộc mạc chân chất 

C ) Những mùi hương 

D ) Đó

4/ Câu bài trên thuộc kiểu câu gì ?

A ) Câu kể Ai là gì? 

B ) Câu kể Ai thế nào?

C ) Câu kể Ai làm gì? 

D ) Câu khiến 

Mình sẽ tik cho

1
19 tháng 10 2017

1.D

2.C đó là những từ :chân chất ,chiều chiều , lạ lùng, tháng tám , rập rạp, no nê, lá chanh, lá lốt , bạc hà hai tay

3.C

4.B

          mk nha mk tốn nhiều thời gian lắm đấy

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi :Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, lớp tôi bàn việc chúc mừng thầy cô. Có bạn đề nghị liên hoan tại lớp. Có bạn nói đi cắm trại cùng thầy cô sẽ vui hơn. Ồn ào một hồi, chẳng ai nghe ai.  Cuối cùng, lớp trưởng Thủy Minh lên tiếng. Lớp trưởng có khác, nói nghe rất được. Để hòa vào không khí vui chung của toàn trường, chúng tôi...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi :

Sắp tới ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, lớp tôi bàn việc chúc mừng thầy cô. Có bạn đề nghị liên hoan tại lớp. Có bạn nói đi cắm trại cùng thầy cô sẽ vui hơn. Ồn ào một hồi, chẳng ai nghe ai.

  Cuối cùng, lớp trưởng Thủy Minh lên tiếng. Lớp trưởng có khác, nói nghe rất được. Để hòa vào không khí vui chung của toàn trường, chúng tôi sẽ không đi cắm trại xa mà tổ chức ngay tại lớp một buổi liên hoan thật rôm rả. Sẽ có hoa quả, bánh kẹo, có báo tường và một chương trình văn nghệ "cây nhà lá vườn".

  Việc chuẩn bị hoa quả, bánh kẹo, chén đĩa,… được giao hoàn toàn cho các bạn nữ. Bạn Tâm, bạn Phượng sẽ chỉ huy chuyện bếp núc này. Nhóm các bạn Trung, Nam, Sơn lo trang trí lớp học. Báo tường thì ai cũng phải viết, vẽ hoặc sưu tầm. Lớp trưởng là chủ bút cùng nhóm biên tập lo ra báo. Các tiết mục văn nghệ cũng được phân công cụ thể cho từng người, từng nhóm.

  Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Lớp học được trang hoàng đẹp và đầm ấm. Thu Hương dẫn chương trình rất có duyên. Tuấn Béo diễn kịch câm làm ai nấy cười rũ. Còn Huyền Phương, hằng ngày bẽn lẽn là thế, nhưng hôm đó kéo đàn thật sành điệu. Thầy chủ nhiệm rất cảm động. Thầy khen báo tường của lớp hay, khen các tiết mục biểu diễn rất tự nhiên, khen buổi sinh hoạt đã được tổ chức chu đáo.

  Trên đường về, chúng tôi không ngớt lời bàn tán về buổi liên hoan. Ai cũng hài lòng, cảm thấy gắn bó với nhau hơn sau thành công của buổi sinh hoạt tập thể lần đầu tiên do chính chúng tôi tự tổ chức.

a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?

b) Để tổ chức buổi liên hoan, cần làm những gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?

c) Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan.

1
17 tháng 12 2019

a) Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích chúc mừng các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11 và bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô.

b) Để tổ chức buổi liên hoan cần chuẩn bị:

- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa.

- Báo tường.

- Chương trình văn nghệ.

Phân công:

- Bánh kẹo, hoa quả, chén đĩa: Tâm, Phượng và các bạn nữ.

- Trang trí lớp học: Trung, Nam, Sơn.

- Các tiết mục (dẫn chương trình Thu Hương):

    Kịch câm: Tuấn

    Kéo đàn: Huyền Phương

cho đoạn văn sau:                                    Mùa xuânMùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có mau xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn . Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí...
Đọc tiếp

cho đoạn văn sau:

                                    Mùa xuân

Mùa xuân đã đến thật rồi với cơn gió ấm áp. Những cây sau sau đã ra lá non. Những mầm lá mới nảy chưa có mau xanh, mang màu nâu hồng trong suốt. Những lá lớn hơn xanh mơn mởn . Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. Ánh mặt trời chiếu qua tán lá xuống như một ánh đèn xanh dịu. Không khí trong rừng đã đỡ hanh, những lá khô không vỡ giòn tan ra dưới chân người như những lớp bánh quế nữa. 

Hãy tìm từ ngữ miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong đoạn văn.

hãy tìm các từ ngữ khác với các từ ngữ của bài văn trên để miêu tả cảnh vật thiên nhiên trong đó. 

VD: cơn gió ấm áp \(\rightarrow\) cơn gió mát rượi

Những cây sau sau đã ra lá non. \(\rightarrow\) Những cây sau sau đã nảy những chồi biếc.

0
7 tháng 2 2020

                                                         Bài làm

Em đã đọc nhiều truyện cổ tích của thế giới nhưng em vẫn ấn tượng với truyện Cô bé Lọ Lem. Nàng Lọ Lem trong truyện thật xinh đẹp, dịu hiền và rất nết na. Cô nàng đã có quãng thời gian dài khổ cực để tìm tới một hạnh phúc trọn vẹn.

Lọ Lem thật xinh đẹp! Dáng người nàng nhỏ nhắn, dong dỏng cao. Khuôn mặt trái xoan, thanh tú nổi bật, nước da trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen láy, sáng long lanh ẩn dưới hàng lông mi uốn cong tự nhiên càng làm tăng vẻ quyến rũ của đôi mắt. Hàng lông mày lá liễu dài, cong càng làm tăng vẻ tự nhiên của đôi mắt quyến rũ ấy. Chiếc mũi dọc dừa cao điểm vẻ đẹp cho khuôn mặt của nàng. Đôi môi mềm, đầy đặn, bóng như vừa được bôi một lớp son mỏng. Hàm răng trắng, đều đặn cứ lấp ló giữa hai vành môi, ẩn giấu một vẻ đẹp nền nã. Mái tóc đen, óng mượt xoã ngang vai. Thường ngày Lọ Lem chỉ mặc một bộ đổ rách rưới, vá chằng vá đụp để lau dọn nhà cửa. Khuôn mặt của Lọ Lem xinh xắn vậy mà lại luôn bị lem luốc bởi cô phải quét dọn nơi xó nhà hay gác xép bẩn thỉu. Chính vì bộ dạng lem luốc nên cô mới bị gọi tên là Lọ Lem. Lọ Lem rất chăm chỉ, luôn dọn dẹp luôn chân luôn tay. Cô rất hay lam hay làm. Lọ Lem có tính nết thật tốt đẹp: hiền dịu, nết na, chăm chỉ – những đức tính, phẩm chất tốt đẹp nhất của người phụ nữ.

Cuộc đời của Lọ Lem có quãng đường dài thật gian khổ mới tìm được hạnh phúc đích thực. Để dẫn tới kết quả tốt đẹp đó là cả một câu chuyện dài.

Thuở nhỏ, Lọ Lem sống rất vui vẻ cùng cha mẹ trong ngôi nhà rộng rãi, thoải mái. Bỗng nhiên, mẹ nàng lâm bệnh nặng rồi qua đời. Cha nàng lấy thêm vợ kế. Mụ mẹ kế đã có hai đứa con riêng trạc tuổi Lọ Lem. Hai đứa con của mụ đứa thì gầy, đứa thì béo. Sau đó, cha của Lọ Lem bị tai nạn nên cũng qua đời. Sau khi ông mất, mụ mẹ kế bắt cô bé phải phục vụ và phục tùng hai mẹ con mụ. Những bộ đổ lộng lẫy, những đôi giày tuyệt đẹp và căn phòng trang hoàng lộng lẫy đã quá xa vời với Lọ Lem. Mụ mẹ kế chỉ cho Lọ Lem mặc những bộ đồ bỏ đi, vá chằng vá đụp và đôi giày thô kệch. Mụ bắt cô phải làm lụng luôn chân luôn tay. Còn hai cô con riêng của mụ chỉ biết ăn chơi, lêu lổng, sống cuộc sống sung sướng mà lẽ ra Lọ Lem được hưởng. Lọ Lem xinh xắn chỉ được ở trên gác xép bụi bậm, bẩn thỉu, chứa đầy đồ cũ nát và cô có bạn là những chú chuột. Rồi một hôm, hoàng từ mở tiệc tiếp khách có mời cả mấy mẹ con mụ dì ghẻ và cả Lọ Lem nữa. Nhưng mụ chỉ sắm sửa, trang điểm cho mình và hai đứa con xấu xí. Mụ còn bắt Lọ Lem nhặt hạt đỗ tới bong cả tay mà không được đi dự tiệc. May có bà tiên giúp đỡ, cô đã có bộ đồ lộng lẫy, cổ xe tuyệt đẹp tới dự tiệc. Lọ Lem nhảy với hoàng tử tới sau mười hai giờ – giờ bà tiên dặn phải về nếu không phép màu sẽ bị biến mất. Cô vội vã đánh rơi chiếc giày làm hoàng tử đi tìm khắp nơi. Cuối cùng, hoàng tử đã tìm được chủ nhân của chiếc giày. Hoàng tử đã tìm thấy vị hôn thê của đời mình – Lọ Lem và cưới nàng về làm vợ. Cuộc sống của hai người rất hạnh phúc.

Lọ Lem là cô gái nết na, hiền dịu và rất xinh đẹp. Với tâm hồn trong sáng và phẩm chất tốt đẹp, cô đã tìm được đến với hạnh phúc đích thực. Qua câu chuyện, em hiểu rằng người chăm ngoan, hiền dịu, nết na sẽ được đền đáp xứng đáng.

Chúc bạn học tốt

10 tháng 3 2020

cảm ơn bạn