Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C1: PTBĐ chính là biểu cảm
C2:
-các cặp từ trái nghĩa: ngày nắng-ngày mưa; khi cạn-khi đầy; khi xuôi-khi ngược
-Khái niệm: từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
C3: Sự nhớ nhung của người con xa quê với dòng sông quê hương
C4:(TỰ LÀM BẠN NHÉ)
Bài 1 :
a ) mùa đông, giữa ngày mưa : ko thể lược bỏ vì trạng ngữ ở đây bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau
b) hôm qua:câu bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau ,và trong câu t2 của ý b là nói cuyện vs người lớn lên cang ko thể lược bỏ
c) chiều chiều,khi mặt trời lặn : bổ sung về thời gian ko thể lược bỏ vì nếu lược bỏ câu trở nên thiếu nghĩa
Dàn ý bài văn tả cách đồng lúa quê em
I. Mở bài
Giới thiệu cảnh định tả: Đó là một vùng trung du, đồi núi nối đuôi nhau, có một dải đất chạy dài dưới hai chân đồi tạo thành một cánh đồng nhỏ hẹp. Cánh đồng nhỏ hẹp ấy như một dải lụa xanh chạy dài từ quốc lộ Một đến tận các chân đồi. Ngắm cánh đồng vào buổi sáng thật là đẹp.
II. Thân bài
- Khi bình minh xuất hiện, cánh đồng được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc.
- Khi mặt trời lên cao, sương tan dần, cánh đồng hiện lên, màu xanh của lúa đang thì con gái che kín cả mặt ruộng, đẹp như một tấm thảm xanh.
- Gió xuân từ trên đồi cao tràn về thung lũng tạo nên những đợt sóng lúa đuổi nhau vội vàng.
- Đây đó, xuất hiện bóng người ra thăm ruộng lúc ẩn lúc hiện, làm cho những chú chim bắt sâu lúa giật mình bay vọt lên cao.
- Dọc các chân đồi người ta xẻ ruộng thành những bậc thang để trồng bắp cải, su hào...
- Xuyên qua giữa cánh đồng là tỉnh lộ nối từ quốc lộ.
- Một đến thị trấn Kim Tân trung tâm của huyện, những chiếc xe bò đang chở phân ra đồng bón thúc cho lúa.
- Dải lụa xanh ấy quanh năm vụ nối vụ, mùa nối mùa. Hết lúa lại khoai, ngô, sắn, rau màu... Cánh đồng luôn được nhuộm mới những sắc màu của cuộc sống.
III. Kết bài
Nắng đã lên cao mà em vẫn tần ngần ngắm mãi dải lụa xanh này không biết chán. Màu xanh hôm nay, màu xanh của niềm tin hy vọng, chắc chắn sẽ báo hiệu một mùa gặt bội thu.
Tỉ lệ đúng=tỉ lệ sai(=50%)
.
(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)
2. Thân bài:
a. Tả bao quát
- Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)
b. Tả chi tiết
- Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng
- Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ
- Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ
c. Quang cảnh ngày mùa
- Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa
- Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ
- Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân
- Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi
3. Kết bài:
- Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt
- Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?
- Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
+ Mỗi buổi sáng đi học qua con sông ấy, những làn gió nhè nhẹ thổi qua khe tóc tôi, như một cánh tay vỗ vào vai tôi động viên khích lệ tôi khi tới trường.
+ tôi chợt nhận ra nơi hạnh phúc nơi mà tôi và gia đình đã có những bữa cơm vui vẻ nhất, ăn những con cá do sông nuôi dưỡng lâu nay và trong đó có cả tình yêu mẹ dành cho gia đình, hương vị ngọt của tình quê, vị hương con sông.
Nếu được chấm bài này tớ chấm cho bạn 8 điểm ( coi như là khích lệ bạn )
Đây chỉ là góp ý của mình thôi nha! Chúc bạn sẽ đạt điểm cao trong bài kt này!
Sự mạch lạc và liên kết của đoạn văn trên Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó. Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa". Vậy đoạn văn có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta nhận được bài học nhân sinh lớn từ những câu chuyện nhỏ, những niềm vui bất ngờ từ những điều tưởng chừng giản dị nhất. “Hai hạt lúa” là câu chuyện đã đem đến cho cô những cảm xúc kỳ diệu như thế.
“Hai hạt lúa” sử dụng cách truyền tải thông điệp bằng biểu tượng. Hai hạt lúa đại diện cho hai quan niệm, hai lối sống trái chiều nhau: một bên luôn sẵn sàng cho đi, một bên ích kỷ chỉ biết giữ lại những điều tốt đẹp cho bản thân mình.bài văn phê phán lối sống ích kỉ, thu mình trong vỏ bọc khép kín, chỉ biết nghĩ đến những quyền lợi của bản thân mình trong một hình hài nguyên vẹn tuy không nát tan trong đất nhưng lại tan nát trong cuộc đời, lại bị tuyệt diệt. Hạt giống tưởng rằng đã tan nát trong đất rồi nhưng lại được hồi sinh thành những bông lúa vàng trĩu hạt. Quy luật cho và nhận thường kỳ diệu như thế! Cho đi không có nghĩa là mất, giữ lại không có nghĩa là được. Câu chuyện đã mang đến một bài học nhân sinh sâu sắc: sống phải biết vươn lên chấp nhận thử thách, khó khăn để làm mới mình và đóng góp cho đời. Từ đó, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập và rèn luyện ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
Bn tham khảo
Hok Tốt !!!!!!!!!!!!!!
a. Công dụng dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
b. Các phó từ có trong các câu (2), (4): để, còn, đã.
c. Ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên: hồi, mau, rặt.
d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi.
- Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp việc triển khai chủ đề được liền mạch, logic, dễ hiểu. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự không gian, đoạn văn được viết theo cách diễn dịch, từ nội dung đến kết cấu đều phù hợp triển khai chủ đề.