K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 10 2017

Trong số các câu chuyện nói về các con vật thì em thích nhất câu chuyện: “Rùa và Thỏ”. Câu chuyện như sau:

Rùa là con vật chậm chạp nhưng rất chăm chỉ, sáng nào cũng tập chạy. Một hôm, đang chạy giữa đường thì gặp Thỏ. Vốn kiêu ngạo, Thỏ buông lời chế nhạo:

– Chậm rề rề như Rùa thì làm sao được.

Rùa thấy mình bị xúc phạm liền thách:

– Thì anh cứ thử chạy thi với tôi xem sao?

Thỏ nhận lời ngay và còn giễu cợt:

– Được, ta cho mày chạy trước nửa đường.

Rùa biết mình chậm chạp, cố sức chạy không nghỉ. Thỏ cậy mình chạy nhanh, cứ nhìn trời, nhìn mây, đôi lúc lại gặm vài ngọn cỏ, hái hoa bắt bướm. Trong bụng thầm nghĩ:

– Mình chỉ cần chạy một loáng là đến nơi.

Chính vì nghĩ như vậy, Thỏ tha hồ rong chơi hết chỗ này đến chỗ khác. Mãi cho đến lúc sực nhớ đến cuộc thi thì ngẩng đầu lên đã thấy Rùa gần tới đích. Thỏ ba chân bốn cẳng chạy bán sống bán chết. Nhưng không kịp nữa rồi. Rùa đã về đích trước. Thỏ thẹn thùng vì chạy thua Rùa nên chạy một mạch vào rừng trốn biệt.

Câu chuyện dạy em phải có tính kiên trì, chịu khó trong mọi công việc dù là việc nhỏ.

1 tháng 12 2021

bgfdk ghrsw^78548934578024677485467952226

34512964857-/*8-+9

Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.c) Đó là...
Đọc tiếp

Đây là một số kết bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mạnh mà chủ quan, biếng nhác.

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ: không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

3
17 tháng 12 2018

a, Kết bài không mở rộng chỉ cho biết kết cục của câu chuyện không bình luận gì thêm.

b, Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

c, Kết bài mở rộng nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

d, Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

e, Kết bài mở rộng : nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lời bình luận về câu chuyện.

1 tháng 12 2021

plth hkt;flhk tlghkgh

tgdj fk fk fk fk fk fk fk fk fkbhn

\

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa...
Đọc tiếp

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

1
30 tháng 7 2018

a, Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

b, Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa...
Đọc tiếp

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

1

câu a là mở bài trực tiếp còn câu b,c,d là câu mở bài gián tiếp chúc bạn học tốt

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:LỜI CẢM ƠNThằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.- Ông ơi, cháu đói quá!Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát.- Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói .Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

LỜI CẢM ƠN

Thằng bé mồ côi cha mẹ có đôi mắt màu nhạt, hai gò má nhem nhuốc và mái tóc đen rối bù nhìn tôi.

- Ông ơi, cháu đói quá!

Tôi dẫn nó vào một tiệm giải khát.

- Cháu hãy chọn một món gì đó để ăn đi. - Tôi nói .

Thằng bé chạy đến quầy hàng và chọn một cái bánh mì. Thường ngày bọn trẻ đường phố xin được khách hàng mua cho cái bánh rồi sẽ bỏ đi ngay, mà người ta cũng không muốn cho chúng ở lại vì trông chúng rách rưới và bẩn thỉu. Nhưng thằng bé này lại làm tôi ngạc nhiên.

Tôi bắt đầu uống cà phê của mình và khi tôi uống xong, trả tiền, tôi nhìn ra cửa mới phát hiện ra nó đứng ở ngoài cửa, tay cầm bánh mì, mắt dí vào cửa kính, quan sát.

"Nó làm cái quái gì thế?!" - Tôi nghĩ.

Tôi đi ra, nó nhìn thấy tôi và chạy đến. Nó ngước nhìn tôi, mỉm cười và nói: "Cảm ơn ông! " Rồi, như sợ tôi nghe không rõ, nó nói to hơn: "Cảm ơn ông nhiều lắm ạ! " Trước khi tôi nói được câu gì, nó đã quay người bỏ chạy đi mất.

Tôi xúc động và nhớ hoài lời cảm ơn của một cậu bé đường phố vì một mẩu bánh mì.

(Sưu tầm)

Cậu bé trong bài là:

A. trẻ em khuyết tật.

B. khách du lịch.

C. trẻ em Tiểu học .

D. trẻ em đường phố.

2
4 tháng 11 2018

Đáp án D

28 tháng 10

Hehe

Câu 9: dãy Hoàng Liên Sơn, phường Văn Quán, Hùng vương

Câu 10:a. Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì mà vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng thừa sức thắng cuộc".

                -> Dấu ngoặc kép ở câu a nêu lên ý nghĩ của nhân vật Thỏ.

b. Cô giáo khen: "Hôm nay, con đã đọc kĩ đề và trình bày ngay ngắn."

    -> Dấu ngoặc kép ở câu b nêu lên lời nói của cô giáo.

23 tháng 10 2021

Câu 9:
dãy Hoàng Liên Sơn, phường Văn Quán, Hùng Vương

Câu 10:
a) Thỏ nhìn theo, mỉm cười. Nó nghĩ: "Chả việc gì phải vội, rùa gần tới đích, mình phóng cũng vừa sức thắng."
- Tác dụng:
 + Dấu phẩy thứ nhất, thứ 2 (không chắc về dấu phẩy thứ 2 cho lắm): Ngăn cách các bộ phận có cùng chức vụ trong câu
 + Dấu phẩy thứ 3: Ngăn cách các vế câu trong 1 câu

b) Cô giáo khen: "Hôm nay, con đã đọc kĩ đề và trình bày ngay ngắn."
- Tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Đường đua của niềm tinThủ đô Mê-xi-cô, một buổi tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-gia-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lym-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.Những người...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mê-xi-cô, một buổi tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-gia-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lym-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu nổi sự tò mò, Búc Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với sự cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua mà là để hoàn thành cuộc đua.”

      (Theo Bích Thủy)

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 

A. Hãy nỗ lực hết sức và có trách nhiệm hoàn thành trọn vẹn công việc của mình.

B. Đừng bỏ cuộc thi đấu thể thao.

C. Đừng buồn khi không giành được chiến thắng trong cuộc thi.

1
15 tháng 2 2018

Hướng dẫn giải:

- Đáp án : A

Đọc bài và trả lời câu hỏi:   Những chú chó con ở cửa hiệuMột cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô-la một con”.Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.Người chủ mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Năm chú chó con bé xíu như năm cuộn...
Đọc tiếp

Đọc bài và trả lời câu hỏi:

   Những chú chó con ở cửa hiệu

Một cậu bé xuất hiện ở cửa hàng bán chó và hỏi người chủ cửa hàng: “Giá mỗi con chó là bao nhiêu vậy bác?”

Người chủ cửa hàng trả lời: “Khoảng từ 30 tới 50 đô-la một con”.

Cậu bé rụt rè nói: “Cháu có thể xem chúng được không ạ?”.

Người chủ mỉm cười rồi huýt sáo ra hiệu. Năm chú chó con bé xíu như năm cuộn len chạy ra, có một chú bị tụt lại phía sau khá xa. Cậu bé chú ý ngay tới chú chó chậm chạp, hơi khập khiễng đó. Cậu hỏi: “Con chó này bị sao vậy bác?”

 Ông chủ giải thích rằng nó bị tật ở khớp hông và nó sẽ bị khập khiễng suốt đời. Nghe vậy, cậu bé tỏ vẻ xúc động: “Đó chính là con chó cháu muốn mua”.

Chủ cửa hàng nói: “Nếu cháu thích con chó đó, ta sẽ tặng cho cháu. Nhưng ta biết cháu sẽ không muốn mua nó đâu.”

Gương mặt cậu bé thoáng buồn, cậu nhìn vào mắt chủ cửa hàng và nói: Cháu không muốn bác tặng nó cho cháu đâu. Con cho đó cũng có giá trị như những con chó khác mà. Cháu sẽ trả bác đúng giá. Ngay bây giờ cháu chỉ có thể trả bác được 2 đô-la 37 xu. Sau đó, mỗi tháng cháu sẽ trả dần bác 50 xu được không ạ?”

- Bác bảo thật nhé, cháu không nên mua con chó đó! – Người chủ cửa hàng khuyên – Nó không bao giờ có thể chạy nhảy và chơi đùa như những con chó khác được đâu.

Ông vừa dứt lời, cậu bé liền cúi xuống vén ống quần lên, để lộ ra cái chân trái tật nguyền, cong vẹo được đỡ bằng một thanh kim loại. Cậu ngước nhìn ông chủ cửa hàng và khẽ bảo: “Chính cháu cũng chẳng chạy nhảy được mà và chú chó con này sẽ cần một ai đó hiểu và chơi với nó”.

      (Theo Dan Clark)

Chú giải:

- Đô-la: đơn vi tiền tệ chính thức của Mĩ, được làm bằng giấy.

- Tiền xu: tiền tệ của Mĩ, được đúc bằng hợp kim.

Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

1
18 tháng 4 2019

Hướng dẫn giải:

- Câu chuyện muốn nói với chúng ta : hãy biết chia sẻ và đồng cảm với những người bị khuyết tật.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Đường đua của niềm tinThủ đô Mê-xi-cô, một buổi tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-gia-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lym-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.Những người...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Đường đua của niềm tin

Thủ đô Mê-xi-cô, một buổi tối mùa đông năm 1968, đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-gia-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lym-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.

Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu nổi sự tò mò, Búc Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.

Giôn Xti-phen trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với sự cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua mà là để hoàn thành cuộc đua.”

      (Theo Bích Thủy)

Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy?

1
14 tháng 12 2019

Hướng dẫn giải:

 

- Vì anh muốn làm tròn trác nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Ngụ ngôn về ngọn nếnMột tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nó cháy sáng lung linh. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.Mọi người đều trầm trồ: “Ồ! Nến sáng quá, thật may, nếu không, chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe vậy,...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Ngụ ngôn về ngọn nến

Một tối mất điện, ngọn nến được đem ra đặt ở giữa phòng. Người ta châm lửa cho ngọn nến và nó cháy sáng lung linh. Nến hân hoan nhận ra rằng ngọn lửa nhỏ nhoi của nó đã mang lại ánh sáng cho cả căn phòng.

Mọi người đều trầm trồ: “Ồ! Nến sáng quá, thật may, nếu không, chúng ta sẽ chẳng nhìn thấy gì mất”. Nghe vậy, nến vui sướng dùng hết sức mình đẩy lui bóng tối xung qunh.

Thế nhưng, những dòng sáp nóng đã bắt đầu chảy ra, lăn dài theo thân nến. Nến thấy mình càng lúc càng ngắn lại. Đến khi chỉ con một nửa, nến giật mình: “Chết mất, ta mà cứ chảy mãi thế này thì chẳng bao lâu sẽ tàn mất thôi. Tại sao ta phải thiệt thòi như vậy?”. Nghĩa rồi, nến nương theo một cơn gió thoảng để tắt phụt đi.

Mọi người trong phòng nhớn nhác bảo nhau: “Nến tắt mất rồi. Tối quá! Làm sao bây giờ?”. Ngọn nến mỉm cười tự mãn và hãnh diện vì tầm quan trọng của mình. Nhưng bỗng một người đề nghị: “Nến dễ bị gió thổi tắt lắm, để tôi đi tìm cái đèn dầu”. Đèn dầu được thắp lên, còn ngọn nến thì bị bỏ vào trong ngăn kéo tủ.

Ngọn nến buồn thiu. Thế là từ nay nó khó có dịp cháy sáng nữa. Nên chợt hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng vì mọi người, dù chỉ có thể cháy với ánh lửa nhỏ và dù sau đó nó sẽ tan chảy đi.

      (Sưu tầm)

Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì?

A.Cuộc sống chỉ hạnh phúc khi ta biết khiêm tốn và cống hiến hết sức mình cho cuộc đời, cho mọi người.

B. Cuộc sống thật ngắn ngủi nên phải tận hưởng.

C. Thật đáng sống chỉ khi ta biết sống vì mọi người.

3
30 tháng 9 2019

Hướng dẫn giải:

Khoanh vào đáp án A

26 tháng 11 2022

a nha bạn