K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều...
Đọc tiếp
1.Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu triển khai câu chủ đề sau theo cách diễn dịch:"Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người"trong đoạn văn có sử dụng 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết(gạch chân và chỉ rõ)Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi ở dưới

   "Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi, gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì dễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Chắc chắn mọi khó khăn sẽ là điềm báo tạo cơ hội."

Câu 1.Xác định PTBĐ chính của đoạn vănCâu 2.Theo tác giả bài viết,kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì?Vì sao?Câu 3.Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau và xác định kiểu câu?

  "Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Câu 4.Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên?

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."không?Vì sao?Câu 6.Đọc đoạn trích,em rút ra bài học sâu sắc nào cho bản thân

  

Giúp mình với!Mình đang cần gấp

 

2

Bạn có thể đăng lại và chia nhỏ câu hỏi ra được không ạ?

22 tháng 8 2023

Đoạn văn thì bạn đăng tiếp nha:")

Câu 1:

Xác định PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả bài viết, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng/

Vì khi lười biếng, khi đó ta không thể tạo ra cơ hội phát triển bản thân hay nắm bắt được cơ hội. Sống vô nghĩa, không có ý chí nghị lực, không có ước mơ, dễ bị xã hội đào thải và sống có giúp ích được gì cho chính mình, cho người sinh ra mình, cho cuộc đời.

Câu 3:

Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn

"Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực."

Chủ ngữ 1: tôi

Vị ngữ 1: là lý thuyết bên bờ vực

Chủ ngữ 2: kẻ địch cạnh tranh với mình

Vị ngữ 2: không dám theo ra mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực.

+ Câu văn trên là kiểu câu trần thuật xét theo mục đích nói, là câu ghép xét theo cấu tạo.

Câu 4:

Chỉ rõ 1 thành phần biệt lập và 1 phép liên kết có trong đoạn văn trên:

+ Thành phần biệt lập: chắc chắn.

+ Phép liên kết: phép lặp "tôi"

Câu 5.Em có đồng tình với quan điểm:"Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng."

Vì trong hoàn cảnh khó khăn thì buộc con người ta phải nghĩ được cách, làm được việc giúp chính bản thân mình "sinh tồn" hay thích nghi được hoàn cảnh buộc sống. Từ đó bản thân mỗi người sẽ sống có lý tưởng, tức là sống có mục tiêu cố gắng phấn đấu vượt lên chính mình và vượt qua khó khăn.

Câu 6:

Đọc đoạn trích, em rút ra bài học sâu sắc cho bản thân: Sống là không lười biếng, phải có sự cố gắng nỗ lực không ngừng tiếng lên phía trước; gặp khó khăn không nản lòng mà phải biết thích nghi và biến đó thành cơ hội để chạm đến thành công cho bản thân trong tương lai.

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?b/ Biện...
Đọc tiếp

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

yêu các bạn nhiều

from a3 không sợ corona

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng    Tin sương luống những rày trông mai chờ       Chân trời góc bể bơ vơ    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai    Xót người tựa cửa hôm mai,    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?    Sân Lai cách mấy nắng mưa,    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

    Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

    Tin sương luống những rày trông mai chờ

 

    Chân trời góc bể bơ vơ

    Tấm son gột rửa bao giờ cho phai

    Xót người tựa cửa hôm mai,

    Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

    Sân Lai cách mấy nắng mưa,

    Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

2. Tìm hai điển cố trong đoạn thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

3. Trong đoạn thơ trên, tại sao khi nói tới nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, tác giả sử dụng từ “tưởng”, còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho cha mẹ, nhà thơ lại dùng từ “xót”

4. Viết một đoạn văn khoảng 12- 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch dưới câu bị động)

1
6 tháng 7 2019

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích, của tác giả Nguyễn Du (1 điểm)

2. Hai điển tích điển cố được sử dụng:

- Quạt nồng ấp lạnh: nói về người con có hiếu, phụng dưỡng cha mẹ, mùa hè trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ, mùa đông trời giá lạnh thì vào nằm trong giường trước cho ấm (0,25 điểm)

- Sân Lai: sân nhà Lão Tử người nước Sở thời Xuân Thu rất có hiếu với cha mẹ, tuy đã già mà còn nhảy múa ngoài sân cho cha mẹ xem để mua vui cho cha mẹ. (0,25 điểm)

- Sử dụng điển tích điển cố nhằm thể hiện, nhấn mạnh nỗi nhớ nhà, nhớ mong, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều (0,5 điểm)

3.

Nỗi nhớ Kiều dành cho Kim Trọng sử dụng động từ “tưởng” (hồi tưởng, nhớ lại) để nói về những kỉ niệm đẹp đẽ trong quá khứ. Trong nỗi nhớ của Thúy Kiều về tình yêu đẹp có cả hình dung về không gian đêm trăng thề nguyền, sự khắc khoải trông chờ của Kim Trọng khi trở lại vườn Thúy… Tưởng là vừa nhớ, vừa hoài niệm. (0,5 điểm)

- Nhớ về cha mẹ Nguyễn Du dùng từ “xót” thể hiện nỗi khổ tâm đau xót của người con giàu lòng vị tha hiếu thảo khi không chăm sóc được cha mẹ. (0,5 điểm)

4. Viết đoạn văn

Nỗi nhớ Kim Trọng (1 điểm)

- Chữ “tưởng” nhớ lại, hồi tưởng lại

+ Nhớ đêm trăng thề nguyền

+ Nhớ về Kim Trọng nên đau đớn hình dùng ra khi chàng trở về không hề biết Kiều đã bán mình chuộc cha

- Động từ “gột rửa” diễn tả tấm lòng son sắt, thủy chung của mối tình đầu, nhưng cũng xót thương cho tấm thân không còn gột rửa được nữa

→ Nỗi nhớ người yêu tha thiết, đau đáu

Nỗi nhớ cha mẹ (1 điểm)

- Sử dụng thành ngữ, điển tích, điểm cố để nói tới nỗi nhớ cha mẹ

- Kiều xót xa khi nghĩ tới cảnh cha mẹ già yếu mà hằng ngày vẫn tựa cửa ngóng tin con

- Kiều lo lắng cho cha mẹ khi cha mẹ đã già không biết có ái chăm sóc, đỡ đần

→ Kiều là người con hiếu thảo, tình nghĩa

- Sử dụng được câu bị động (0,5 điểm)

Trình bày sạch đẹp, đầy đủ ý (0,5 điểm)

6 tháng 5 2017

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

5 tháng 2 2022

Trong bài này không có phép so sánh mà chỉ có nhân hóa và ẩn dụ thôi nhé em:

Nhân hóa: 

''Bão bùng thân bọc lấy thân,
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm.

Thương nhau tre không ở riêng''

''Lưng trần phơi nắng phơi sương,
Có manh áo cộc tre nhường cho con.''

Tác dụng: Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của con người VN qua hình ảnh cây tre, giúp cho câu thơ trở nên có nghĩa và sinh động hơn

31 tháng 1 2018

a. Phép so sánh trong đoạn thơ nói lên rằng giữa anh và em, giữa hai miền Nam và Bắc tuy khác nhau mà là một, giống như mây, mưa, khí trời, … của hai bên Trường Sơn tuy khác nhau mà lại liền một dải núi.

b. Đoạn văn của Thép Mới dùng nhân hóa và điệp ngữ để thấy tre anh hùng như con người Việt Nam (từ đó gián tiếp ca ngợi con người Việt Nam anh hùng).

22 tháng 10 2023

Phan Ngọc từng đánh giá :"Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết của hàng ngàn tâm trạng", và đúng thật vậy Nguyễn Du bằng cây viết đầy sự tinh tế và sáng tạo đã vẽ lên những bức tranh biểu cảm phong phú đặc biệt là ở việc miêu tả nỗi nhớ của Kiều dành cho người yêu và cha mẹ trong đoạn trích của "Kiều ở lầu Ngưng Bích" : "tưởng người dưới nguyệt chén đồng..có khi gốc tử đã vừa người ôm". Nói đến nỗi nhớ của Kiều với Kim Trọng, Nguyễn Du không dùng từ "nhớ" mà dùng chữ "tưởng". "Tưởng" vừa là nhớ vừa là tưởng tượng hình dung ra người mình yêu. Chữ ấy như nói lên tâm trạng của người đang yêu, luôn nhớ thương tới những kỉ niệm khi 2 người còn bên nhau . Đã thề non hẹn biển dưới ánh trăng sáng ấy vậy mà cuối cùng mỗi người một phương. Hình như nỗi nhớ người yêu ấy không bao giờ là đủ với người con gái đang yêu? Nhớ Kim Trọng bao nhiêu thì Kiều càng chạnh lòng thương cho thân phận mình bấy nhiêu. Người con gái ấy đã bị vùi dập, hoen ố, nàng tự trách mình đã mang tiếng nhuốc nhơ, không giữ được lòng chung thủy. Dẫu vậy tình yêu và lòng nàng với Kim Trọng mãi không đổi thay vẫn vẹn toàn và chung thủy sâu sắc. Sau nỗi nhớ và thương thay thân phận mình thì Kiều đã được Nguyễn Du thể hình tình cảm của nàng với cha mẹ. Miêu tả nỗi nhớ xót xa của nàng, mặc dù đã bán mình chuộc cha nhưng mỗi khi nhớ về cha mẹ nàng vẫn thấy mình chưa làm tròn bổn phận của một đứa con, Nàng đau đớn vì cha mẹ già yếu mà nàng không thể bên chăm sóc. Tóm lại, nàng là một người tình thủy chung , là một người con hiếu thảo và một là người có tấm lòng vị tha đáng quý. Nàng sẵn sàng làm bất cứ điều gì chỉ vì người thân và người mình yêu.

CHÚ Ý :

In đậm : lặp từ

In nghiêng : tình thái

22 tháng 10 2023

bắt đầu từ "tưởng người dưới nguyệt chén đồng ... có khi gốc tử đã vừa người ôm" nha hihi