K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài tập 1: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En-ri-cô là ngày cậu mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 7-10 dòng).Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“ Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không được bao giờ tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En-ri-cô là ngày cậu mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn (khoảng 7-10 dòng).

Bài tập 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“ Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế con không được bao giờ tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con...! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!”.

(Trích SGK Ngữ văn 7, tập 1).

Câu 1. En-ri-cô mắc phải lỗi gì? Qua hành động, thái độ của người bố em có suy nghĩ gì về người bố?

Câu 2: Tại sao khi nhận được bức thư này, En-ri-cô lại thấy “xúc động vô cùng”?

Câu 3: Em có nhận xét gì về thái độ của cậu bé? Hãy liên hệ đến bản thân khi mắc lỗi và thái độ của mình khi nhận được sự góp ý của người khác.

2
12 tháng 8 2021

Tham khảo:

BT 1:

Hôm nay là ngày buồn nhất trong đời tôi, mẹ tôi đã mãi mãi không còn ở bên tôi nữa. Tôi thật buồn, thật hối hận, vì sao trước kia tôi lại có thể làm cho mẹ đau lòng. Tôi nghĩ mình là một đứa trẻ tồi tệ nhất, tuy bây giờ tôi đã lớn, đã có thể tự chăm sóc mình nhưng tôi vẫn cần mẹ, cần vòng tay chở che, ấm áp của mẹ. Hôm nay tôi chẳng biết làm gì ngoài việc ngồi đây và nhớ về mẹ. Các bạn đừng giống như tôi, hãy trân trọng người mẹ mình có vì người sẽ k ở mãi bên bạn đâu.

12 tháng 8 2021

Tham khảo *quên in đậm*

14 tháng 12 2016

Ý chính của tất cả các câu trên đều là câu đầu tiên đấy bạn.

24 tháng 12 2016

pn nói gì mik ko hỉu

15 tháng 2 2022

Câu 1: PTBĐ: Biểu cảm

Câu 2: Thể hiện sự vất vả, khó nhọc và công lao của cha mẹ là lớn lao, từ đó để chúng ta biết ơn và trân trọng, yêu thương sự khó nhọc và công lao to lớn ấy

Câu 4: Đoạn thơ trên thể hiện bức thông điệp: Hãy biết ơn, thương yêu, giúp đỡ cha mẹ vì cha mẹ đã hi sinh để chúng ta nên người, trở thành một người có ích cho xã hội và cống hiến cho đất nước

Câu 5: Tham khảo:

“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”

Công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái là vô cùng to lớn, không sao kể xiết. Vì vậy, những người làm con khi đã khôn lớn, trưởng thành phải luôn ghi nhớ công lao trời biển ấy và báo đáp, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng như những lời trong câu ca dao: “Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Bất kể ai cũng vậy, từ khi mới chào đời ta đã nhận được tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ và những người xung quanh. “Mang nặng đẻ đau” chín tháng mười ngày để rồi vỡ òa trong niềm vui và hạnh phúc khi nghe thấy tiếng khóc đầu đời của con. Còn gì vui sướng hơn khi sau bao nhiêu ngày tháng chờ đợi, thiên thần của cha mẹ đã ra đời. Và cũng từ đó, cha mẹ vất vả hơn khi phải chăm sóc con, lo cho con tất cả mọi thứ, thức trắng đêm trông nom khi con ốm. Cứ như vậy cho đến khi con “ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”, thời gian trôi con lớn dần trong vòng tay yêu thương, chăm sóc của cha mẹ còn cha mẹ thì vất vả hơn vì vừa phải lo cho công việc vừa phải lo cho con. Nhưng có một điều mà chắc chắn ai cũng biết đó là cho dù vất vả, nặng nhọc đến đâu chỉ cần những đứa con luôn vui tươi, khỏe mạnh thì đó đã là niềm động viên, an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho những người làm cha, làm mẹ rồi.

Công lao của cha mẹ thật vô cùng lớn lao, chính vì vậy con cái cần làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Khi còn nhỏ, bổn phận của con cái là phải biết vâng lời cha mẹ, chăm chỉ học tập rèn luyện để cha mẹ được vui lòng. Tuy còn nhỏ, chưa thể giúp gì nhiều cho cha mẹ nhưng việc phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi chính là món quà to lớn dành cho cha mẹ của mình. Mặc dù có nhiều lúc cha mẹ có quát mắng ta nhưng suy cho cùng, những bậc làm cha làm mẹ chỉ muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Có thể khi đó, chúng ta còn quá nhỏ để hiểu được một cách sâu xa những lời quát mắng đó là muốn tốt cho mình, nhưng khi đã trưởng thành, ta thầm cảm ơn những lời quát mắng đó đã giúp ta hiểu ra nhiều điều hơn. Khi con cái dần trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ngày càng già yếu đi, đây chính là lúc những người làm con cần làm làm tròn chữ hiếu của mình, đó là phải phụng dưỡng, chăm sóc chu đáo cho cha mẹ của mình, có như vậy mới làm tròn chữ hiếu của đạo làm con.

Tuy nhiên không phải những người con nào cũng làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ. Có những người con xem cha mẹ của mình là gánh nặng khi họ già yếu đi, anh em trong cùng một gia đình đùn đẩy trách nhiệm nuôi cha mẹ hết cho người này rồi đến người khác, có một số người chọn cách đưa cha mẹ vào viện dưỡng lão để không mất thời gian chăm sóc. Cha mẹ cả một đời vất vả vì con cái, chỉ mong lúc về già được an nhàn, sum họp bên con cháu, vậy mà những người con nỡ nhẫn tâm bỏ mặc cha mẹ trong sự cô đơn, mặc dù vẫn đầy đủ về cuộc sống vật chất nhưng lại thiếu thốn tình cảm, lúc nào cũng cảm thấy cô đơn.

Một lần nữa phải luôn tự nhắc nhở rằng, công lao, ơn nghĩa của cha mẹ là không gì có thể sánh nổi. Những người làm con phải luôn ghi nhớ công lao ấy và phải làm tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đừng để khi cha mẹ mãi mãi không còn trên thế gian này nữa thì mọi sự báo đáp cũng đã muộn rồi.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ IMôn : Ngữ Văn 7Phần I. Đọc- hiểuĐề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phênnứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng đượclà mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ baonhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn : Ngữ Văn 7
Phần I. Đọc- hiểu
Đề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phên
nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được
là mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao
nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi
cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt
ngật ngưỡng tìm chỗ trú.Mưa xuống sầm sập, giọt ngã ,giọt bay, bụi
nước trắng xóa. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.Cái mùi xa
lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân
gạch.Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.” ( Tô Hoài)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính?
2.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích?
3.Nêu tác dụng của những từ láy đó?
4.Khái quát nội dụng đoạn trích?

Đề số 2: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
-Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới

-Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ…
-Tính mẹ là cứ hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó…”
( Trích: Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm từ ghép có trong câu in đậm?
3. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ in đậm?
4. Khái quát nội dung đoạn trích?

Đề số 3: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
( Trích : Quê hương- Đỗ Trung Quân)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính?

2.Tìm các từ ghép có trong câu in đậm?
3.Hãy hoàn thiện câu văn sau: Quê hương trong em là….
4.Khái quát nội dung đoạn trích?
Đề số 4: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm , một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước, từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh”

( Trích: Thương cha – Lê Thế Thành)
1. Xác định thể thơ? Phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm quan hệ từ trong câu thơ in đậm?
3. Tìm ít nhất 2 từ ghép có từ “thương”.
4. Nêu ý nghĩa đoạn thơ?
Phần II: Làm văn
Đề 1: Mái trường mến yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về một loài cây.
Đề 3: Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em

0

a)-Là một những tính chất quan trọng của văn bản trở nên có nghĩa và dễ hiểu

b)Ghi nhớ sgk chấm thứ 2

12 tháng 9 2018

Tính liên kết được thể hiện thế nào chứ ko phải định nghĩa

19 tháng 12 2016

Trả lời: là các câu thơ đầu của mỗi đoạn.

24 tháng 12 2016

thanks nha

ĐỀ SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện...
Đọc tiếp
ĐỀ SỐ 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3: Theo anh/ chị việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích?

GỢI 

0
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:          Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, quản bút, tăm bông trông mà thích...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

          Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. Chung quanh sập, bắc bốn ghế mây, bắt đầu từ phía hữu quan thì có thầy đề, rồi lần lượt đến thầy đội nhất, thầy thông nhì, sau hết giáp phía tay tả ngài, thì đến chánh tổng sở tại cùng ngồi hầu bài.

Câu 1: Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

Câu 2: Xác định trạng ngữ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn.

Câu 4: Qua văn bản “Sống chết mặc bay”, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều chúng ta cần làm để bảo vệ thiên nhiên, phòng chống lũ lụt bằng đoạn văn khoảng 5 đến 6 câu.

4
26 tháng 4 2022

1.ND:Miêu tả hình ảnh giàu có,sa hoa của tên quan mẫu phụ

2.TN: Bên cạnh ngài

TD:

+Miêu tả hình ảnh sa hoa của tên quan mẫu phụ

+làm câu văn thêm sinh động

3.  Chỉ: Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt

TD:

+Liệt kê những đồ/vật dụng đắt tiền,xa xỉ của tên quan mẫu phụ 

+Miêu tả sự phung phí của tên quan mẫu phụ

4.

Chúng ta không nên chặt phá cây,đốt rừng hay khai thác các tài nguyên thiên nhiên trái phép .và không nên săn bắn các con động vật khác.Không nên vứt rác bừa bãi , hay vứt các con động vật chết,thuốc trừ sâu,...xuống dưới nước .

26 tháng 4 2022

lx

Phiếu bài tập số 2  Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:        "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,...
Đọc tiếp

Phiếu bài tập số 2

 

 Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

        "Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến"

(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh)

Câu 1: Xác định câu rút gọn trong đoạn trích trên, cho biết rút gọn thành phần nào và nêu tác dụng?  

Câu 2: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 3:  Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau:

"Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày"

Câu 4: từ nội dung của đoạn trích, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay bằng một đoạn văn từ 8-10 câu.

2
15 tháng 4 2022

câu 1: câu rút gọn là: 

-Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

-Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

chúng đc rút gọn :chủ ngữ

câu 2: phép liệt kê là:

Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến

câu 3:

Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo / ấy đều được đưa ra trưng bày

                                       ____________________________          _____________________

                                                 C1                                                           V1

câu 4: tự làm đc ko bạn nếu ko thì để mik làm lun :<

15 tháng 4 2022

Bạn tham khảo nha.

câu 1:

_  Câu rút gọn :

+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.

+Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

_ Tác dụng : Giúp câu văn ngắn gọn, thông tin nhanh và tránh lặp từ.

câu 2:

Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy . Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong hòm.
Nghĩa là phải ra sức giải thích,tuyên truyền,tổ chức,lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều dc thực hành vào công cuộc yêu nước,công việc kháng chiến"
=>Tác dụng: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn nhuwg khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

câu 3:

 

Bổn phận/ của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy/ đều được đưa ra trưng bày.

     C2             V2                                                         C3                             V3

=> Cụm C2-V2 làm chủ ngữ trong câu.

     Cụm C3-V3 làm phụ ngữ cho cụm động từ "làm cho".

câu 4:

Dân tộc Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Điều đó được thể hiện từ những buổi đầu dựng nước và giữ nước. Nhưng đến ngày hôm nay, khi đất nước giành được độc lập, tinh thần ấy vẫn còn sáng ngời. Điều đó được thể hiện qua những hành động cụ thể của thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Lòng yêu nước được thể hiện qua việc cố gắng học tập tốt, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường, lớp cũng như biết yêu thương bạn bè, kính trọng thầy cô và những người xung quanh. Đồng thời, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ, một lý tưởng để cố gắng hoàn thành nó và trở thành người có ích trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thanh niên có nhận thức hết sức lệch lạc. Họ chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức. Thậm chí họ còn rời bỏ quê hương, thậm chí còn tìm cách chống phá nhà nước… Những hành vi đó thật đáng lên án và tránh xa. Như vậy, mỗi bạn trẻ hãy luôn ý thức được rằng, lòng yêu nước là vô cùng quý giá và thiêng liêng.