K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 10 2020

Trong những câu thơ trên, bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt đồng thời ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của con người và rừng núi quê hương. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha mẹ mừng vui đón nhận:

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.

Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha mẹ đối với con. Con lớn lên. hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự – nâng niu, mong chờ của cha mẹ.  không chỉ có vậy, thời gian trôi qua, con còn dần trưởng thành trong vòng tay ấm áp của quê hương. Đó là những “người đồng mình” rất cần cù và lạc quan. Các từ ngữ giàu sắc thái biếu hiện: cài nan hoa, ken câu hát đã miêu tả cụ thể những đức tính quý báu ấy của bà con làng bản. Rừng núi quê hương không chỉ thơ mộng, trữ tình mà còn vô cùng khoáng đạt: “cho hoa”, “cho những tấm lòng”. Thiên nhiên vĩ đại đã góp phần nuôi con khôn lớn, nâng đỡ con về cả tâm hồn và lối sống.

* “”: phép liên kết câu dùng quan hệ từ;

Đó”: phép thế.

- Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự...
Đọc tiếp

- Trong cuộc sống, lòng nhân ái chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật… Biểu hiện của lòng nhân ái là thái độ, hành động thể hiện tình thương, sự đồng cảm, sẻ chia, đùm bọc, cưu mang của con người. Minh chứng cho điều này, ta có thể kể đến những tấm gương nhân ái như các danh nhân văn hóa: Lênin, chủ tịch Hồ Chí Minh, những nhà văn của thế giới như: Sê – khốp, Nguyễn Du, và còn đó những con người của cuộc sống đời thường chan chứa lòng thương người cao cả. Lòng nhân ái sẽ mang đến cho xã hội sự gắn kết chặt chẽ giữa người với người, từ đó tạo nên cơ sở nhân văn vững chắc để phát triển các giá trị sống, phẩm chất đạo đức cao đẹp. Người có lòng nhân ái sẽ được mọi người xung quanh yêu quý, kính trọng và biết ơn. Ngược lại, những người giữ cho mình thái độ sống vô cảm, ích kỉ, thờ ơ sẽ bị xa lánh và cô lập. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy tự rèn luyện đạo đức của bản thân, đề cao tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh.

XÁC ĐỊNH CÂU GHÉP TRONG ĐOẠN VĂN TRÊN.

1
7 tháng 11 2021

mk cần gấp ạ

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời...
Đọc tiếp

Tiếng Việt của chủng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điểu rất khó nói. Chúng ta không thể nóitiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chủng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hỏn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quỷ, là vĩ đại,nghĩa là rất đẹp.
                                       (Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)


Câu 1: Tìm các vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra các phép liên kết trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tiếng Việt giàu và đẹp được Phạm Văn Đồng chỉ ra trên những ví dụ cụ thể nào? Anh (chị) hãy chỉ ra tác dụng của những ví dụ cụ thể đó.

0

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!