K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi

“Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt

Cả trời Nam sang nhất là đây!

Lầu từng gác vẽ tung mây

Rèm châu, hiên ngọc, bong mai ánh vào.

Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới,

Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.

1.Trong đoạn văn bản, không gian, khuôn viên nhà của vị chúa được ghi lại qua những chi tiết nào?

...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Gạch chân những chi tiết đó?

2. Đây là không gian của vị chúa nào? Ai ghi lại?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

3. Ghi cảm nhận của anh/chị về không gian nơi này? Qua đó, anh/chị có cảm nhận như thế nào về cuộc sống của vua chúa thời xưa?

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….

3
30 tháng 8 2021

minh nguyet

30 tháng 8 2021

minh nguyet CTV

31 tháng 8 2021

✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿ CTV, minh nguyet CTV

2 tháng 9 2021

minh nguyet CTV

24 tháng 6 2019

Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:

Đương cơn tự đắc đọc đã thích

Trời nghe, trời cũng lấy làm hay

Chửa biết con in ra mấy mươi

- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút

Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:

- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...

- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi

   + Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày

   + Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe

→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.

- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó

- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình

- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ

- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc

Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã

28 tháng 11 2017

a. Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Tiếng “mọn” với nghĩa “nhỏ bé đến mức không đáng kể”

- Dựa vào quy tắc tạo ra từ láy: Lặp lại phụ âm đầu: m

- Dựa vào quy tắc trật tự trừ trong từ láy: Tiếng gốc “mọn” đặt trước, tiếng láy “mằn” đặt sau

- Đổi vần thành vần ăn, đổi thanh nặng thành thanh huyền

⇒ Từ mọn mằn có nghĩa là nhỏ nhặt, tầm thường, không đáng kể

b. Từ giỏi giắn cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.

- Dựa trên cơ sở tiếng “giỏi”: chỉ những người tài giỏi, giỏi giang

- Dựa vào quy tắc tạo từ láy: Láy phụ âm đầu: gi

- Dựa vào quy tắc trật tự từ trong từ láy: Tiếng gốc đứng trước, tiếng láy đứng sau

- Đổi vần thành vần ăn, thanh hỏi thành thanh sắc

⇒ Từ giỏi giắn có nghĩa là rất giỏi, mang sắc thái thiện cảm, được nhiều người mến mộ

c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt:

- Được tạo ra từ hai tiếng có sẵn: nội, soi

- Dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

⇒ Nội soi chính là dùng phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát và phát hiện ra bệnh lí của con người.

19 tháng 7 2023

Tham khảo nha!

- Tình huống truyện: Phăng-tin, một cô gái đang hấp hối sau khi bị đuổi việc khỏi công xưởng, chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục và bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê giày vỏ khi luôn viết thư thôi thúc, đòi tiền để nuôi con gái nàng, Cô-dét. Truyện được đẩy đến cao trào dần dần bắt đầu từ việc nàng bán tóc, sau đó bán răng và túng quẫn quá nàng đã quyết định đi bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ, “kẻ nghèo khổ chui vào buồng mình ở cũng như đi sâu vào số mệnh, càng vào càng phải cúi rạp lưng xuống”

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: giúp lột tả được tâm trạng đau khổ, bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ, chỉ cần nghĩ đến hình ảnh đứa con “thơ ngây yêu dấu”, chị có thể hi sinh tất cả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tình huống truyện: Phăng-tin là một người phụ nữ bất hạnh khó khăn, nhưng rất yêu thương con của mình. Cô đã phải bán tóc, bán răng, bán thân để có tiền chữa trị cho con. Truyện đã đẩy Phăng-tin vào một tình huống éo le để thấy được tấm lòng và tình yêu của Phăng-tin đối với con gái mình.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ.

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: làm nổi bật chủ đề của câu chuyện, lột tả được tình cảm, sự hy sinh của Phăng-tin đối với Cô-dét.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 – 4.

Có rất nhiều người đinh ninh rằng hiện tại của mình đã được số mệnh định sẵn, nhưng thực ra không phải như vậy. Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn…Chúng ta vẫn quen đổ lỗi cho những người khác. Có những lúc tôi cũng cho là mình kém may mắn, nhưng rồi tôi hiểu ra rằng không ai có thể kiểm soát được những biến cố xảy đến, nhưng mỗi người luôn có quyền chọn lựa cách đối phó với chúng. Những người suy sụp tinh thần hay thất bại, thường đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống. Nhưng sự thực chỉ là do họ không biết sử dụng quyền được lựa chọn của mình. Chính vì thế, họ chỉ là đang tồn tại chứ không phải đang sống thực sự. Điều đó cũng giống như việc bạn muốn mở khóa để thoát khỏi nơi giam cầm, nhưng lại không biết rằng chiếc chìa khóa đang ở ngay trong chính bản thân mình, trong cách suy nghĩ của mình. Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi. Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó. Chính điều chúng ta chọn để nghĩ và chọn để làm mới là quan trọng hơn cả. (Theohttps://sachvui.com/doc-sach/nhung-bai-hoc-cuocsong/chuong-4.html)

Câu 1. Khả năng kì diệu của con người được nói đến là gì? (0,5 điểm)

Câu 2. Những người nào được xem là những người đang tồn tại chứ không phải sống thực sự? (0,5điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả “Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó” (1,0 điểm)

Câu 4. Anh/chị đồng tình với quan điểm “Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi” không? Vì sao? (1,0 điểm)

B. PHẦN LÀM VĂN 3 Từ gợi ý phần Đọc hiểu trên, anh (chị) hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc chọn để nghĩ và chọn để làm trong cuộc sống.

giúp mk với mn ơi

1
1 tháng 5 2020

Câu 1:

Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn

Câu 2:

Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.

Câu 3:

Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.

Câu 4:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.

B.PHẦN LÀM VĂN :

Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!

9 tháng 12 2017

* Quang cảnh trong phủ Chúa

- Phải đi qua nhiều lần cửa, với những dãy hành lang dài quanh co nối nhau liên tiếp, ở mỗi cửa đều có lính canh gác, ai muốn vào phải có thẻ.

- Vườn hoa trong phủ Chúa cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa cỏ thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

- Bên trong phủ là nhà Đại đường, Quyển bổng, Gác tía với kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.

- Đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là mâm vàng chén bạc

- Đến nội cung phải đi qua 5, 6 lần trướng gấm

- Phòng thắp nến, sập thếp vàng, ghế rồng sơn son, nệm gấm mà che

⇒ Quang cảnh ở phủ chúa cực kì tráng lệ lộng lẫy, không đâu sánh bằng

* Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa

- Khi đi thì có tên đầy tớ chạy trước hét đường

- Trong phủ người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc qua lại như mắc cửi

- Lời lẽ nhắc đến thế tử đều hết mực cung kính, lễ độ tránh phạm úy.

- Chúa Trịnh luôn cho phi tần chầu chực xung quanh. Tác giả không được thấy mặt Chúa

- Thế tử bệnh có 7, 8 người thầy thuốc túc trực, phục dịch

- Tác giả phải quỳ lạy 4 lần lúc đến và 4 lần lúc về

⇒ Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa với những lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ cho thấy sự cao sang, quyền uy, cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa.

* Cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống trong phủ

- Lê Hữu Trác mặc dù khen cái đẹp, cái sang nơi phủ Chúa những tác giả tỏ vẻ dửng dưng trước những thứ vật chất xa hoa và không đồng tình với cuộc sống quá xa xỉ, thừa thãi, hưởng lạc nhưng thiếu khí trời và tự do như ở trong phủ Chúa

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

1
17 tháng 1 2018

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.