Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
- Song, anh cho phép em mới dám nói.
( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)
- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
( Lời nói bề trên, hách dịch)
- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…
( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)
- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)
Câu 1:
a) Trong cuộc thoại trên có 7 lượt lời. Vai xã hội của dế mèn và dế choắt là những sinh vật trong tự nhiên nhưng được đặt vị thế như con người, có khả năng nói chuyện và có tư tưởng.
b) Mục đích hoạt động nói của dế choắt là muốn nhờ tới sự giúp đỡ của dế mèn, nhờ anh ta đào cho mình một cái ngách sang bên nhà anh ta để tránh bị bắt nạt.
c) Các câu có mục đích cầu khiến trên đoạn trích trên:
- "Anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang..."
- "Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được."
- "Rồi anh cho phép em mới dám nói."
Câu 2: Đoạn ngữ liệu miêu tả cuộc nói chuyện giữa một chú dế choắt và một người (tiểu thuyết gia) về việc dế choắt muốn được đào một cái ngách sang bên nhà anh ta để tránh bị bắt nạt.
Câu 3: Câu nghi vấn trong đoạn trích trên là: "Hay bây giờ em nghĩ thế này…?" và "Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài."
Dấu hiệu nhận biết của câu nghi vấn là kết thúc bằng dấu chấm hỏi hoặc dấu chấm và có thể đọc được cảm xúc trong câu.
Câu 4: Từ đoạn trích trên, ta có thể rút ra bài học về sự khôn ngoan và sự thận trọng, tránh động vào việc mà mình không hiểu rõ hoặc không có năng lực để thực hiện. Ta cần phải có kiến thức, năng lực và tự tin khi làm việc gì đó. Ta cũng không nên xem thường người khác chỉ vì họ không giống mình và hiểu biết không giống nhau.
- Dế Choắt nói với Dế Mèn: Việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm thế phòng thủ cho căn nhà Dế Choắt đang ở.
- Dế Choắt đã sử dụng câu hỏi để hỏi ý của Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn.
- Dế Choắt không đưa ra những câu " Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!" hay " Đào ngay giúp em một cái ngách.
→ Bởi vì Dế Choắt yếu đuối, nhút nhát hơn, muốn đi nhờ vả Dế Mèn thì không thể yêu cầu ra lệnh được.
Đoạn hội thoại giữa Dế Mèn và Dế Choắt:
Hôm ấy Dế Mèn sang chơi nhà Dế Choắt, thấy trong nhà luộm thuộm liền bảo:
- Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng, nếu có đứa nào đến phá thì chú mày chết ngay đuôi.
…
Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:
- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được, động đến việc là em thở rồi, không còn sức đâu mà đào bới nữa.
Dế Mèn có thái độ trích thượng, kẻ cả, vừa thể hiện sự hống hách:
+ Cách xưng hô là "tao" và "chú mày" dù cả hai bằng tuổi, đó là thái độ của bề trên với kẻ dưới.
+ Thái độ khinh thường Dế Choắt khi: chê bai nhà Dế Choắt luộm thuộm, bề bộn.
+ Chân dung của Dế Choắt được miêu tả gầy gò, xấu xí, như gã nghiện thuốc phiện… Thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn của mình.
- Thái độ của Dế Choắt cung kính, nhút nhát, e dè:
+ Xưng hô cung kính xưng là "em" gọi Dế Mèn là "anh"
+ Thể hiện sự yếu đuối, buồn bã trong lời nói "muốn khôn nhưng khôn được", "động đến việc là không thở nổi"
- Qua cách xưng hô, cử chỉ, thái độ kèm theo lời ta có thể nắm được vai giao tiếp, hiểu được cách đối xử giữa các nhân vật với nhau.
Tác dụng của dấu hai chấm:
a, Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói nhân vật, lời đối thoại
b, Dấu hai chấm trích dẫn lời nói trực tiếp
c, Dấu hai chấm ở đây để giải thích, thuyết minh cho phần trước đó.