K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2019

A)ĐOẠN TRÍCH VT VỀ AO LÀNG GẦN VS NGÀY LỄ TẾT CỦA NĂM

B)ĐẾN CÁI AO LÀNG/LÀ GẶP "TẾT" Ở ĐÓ RỒI

CN-VN

C)TỪ TƯỢNG HÌNH:TƯƠI TẮN,ÂM ẤM

TỪ TƯỢNG THANH:VỒN VÃ,RỘN RÀNG,XÌ XOẠP

D)1)BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH:CÁI AO NHƯ CHIẾC GƯƠNG TO ĐẶT Ở CỒNG LÀNG

2)TÁC DỤNG :GỢI KHUNG CẢNH NƠI LÀNG QUÊ THẬT ĐẸP ,BAO LA,HÙNG VĨ VÀ HỮU TÌNH VỚITÂM TRẠNG HÁO HỨC,VUI TƯƠI KHI SẮP ĐC TRỞ VỀ MIỀN ĐẤT ĐC GỌI LÀ NS CHÔN RAU CẮT RỐN CỦA MK VÀ SỰ CÓ MẶT CỦA CÁI AO LẠI CÀNG NỔI BẬT THÊM TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT,...

3)QUA ĐOẠN VĂN TRÊN TA THẤY ĐC

-TÁC GIẢ LÀ NG CÓ TÌNH YO LÀNG QUÊ DA DIẾT,MÃNH LIET,SÂU NĂNG

-TÂM TRẠNG HÁO HỨC,VUI TƯƠI KHI SẮP ĐC TRỞ VỀ MIỀN ĐẤT ĐC GỌI LÀ NS CHÔN RAU CẮT RỐN CỦA MK .

-HƠN NỮA TA CÒN THẤY ĐC TÂM HỒN TINH TẾ,NHẠY CẢM CỦA TG KHI ĐỨNG TRC KHUNG CẢNH NƠI LÀNG QUÊ THẬT ĐẸP ,BAO LA,HÙNG VĨ VÀ HỮU TÌNH

26 tháng 2 2020

Câu b) t nghĩ là thiếu CN

=>Bh vào xm lại ms bt

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm mộc mạc chân chất. Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nồng nàn những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được những làn hương ấy. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ, đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cái lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, một chiếc lá lốt, một nhánh hương nhu, nhánh bạc hà… hai tay mình như cũng biến thành lá, đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hăng hắc giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió… Hương làng ơi cứ thơm mãi nhé! (Theo Băng Sơn)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ý nghĩa của văn bản trên.

b. Đặt nhan đề cho văn bản trên.

c. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2 (kèm tên tác giả) có liên quan đến chủ đề của văn bản trên.

d. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của các câu in đậm trong văn bản.

0
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 4 đến câu 7 :

" Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị", cô nói, " Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt.Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế.Nhưng rồi người ta tìmthấy một đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và-em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không ? Ồ,em thân yêu,đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng."
( O Hen-ri, Chiếc lá cuối cùng)
Câu 1: Xét câu sau : " Ồ,em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men,-cụ vẽ nó ở đấy vào cái
đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng." từ "ồ" thuộc loại từ gì?
Câu 2: Xét câu sau: "Cụ ốm chỉ có hai ngày." từ "chỉ có" thuộc loại từ gì?
Câu 3:Vì sao hình ảnh chiếc lá cuối cùng của cụ Bơ-men vẽ được xem là một kiệt tác nghệ thuật?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn dòng để nêu suy nghĩ, cảm nhận của em về những số phận bất hạnh trong cuộc sống quanh ta.

0
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe,...
Đọc tiếp
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu: Lớn lên, tôi sống xa nhà, rồi thi vào đại học. Mặc dù cha tôi không nhớ rõ tên trường tôi học, nhưng ông lại hết sức tự hào về việc tôi thi mãi rồi cũng đỗ đạt. Ông đi khoe khắp làng... Mỗi lần tôi đi học xa, rồi sau này là đi làm xa, ông đều dậy sớm, ra ngõ đón vía, rồi đi theo tôi ra con đường cái đầu làng. Khi cha con ngồi đợi xe, ông lôi thuốc lào ra hút, vẫn cứ trầm ngâm như thế, dáng ông lẫn vào bóng tối. Khi tôi chào ông để bước lên xe, chỉ nghe thấy có một tiếng: “Ừ...”. Ông không nói gì thêm, không dặn tôi đi đường cẩn thận, không bảo tôi giữ gìn sức khỏe, cũng không dạy tôi đi ra phải sống thế nào cho hợp lòng người... Xe chạy khuất rồi tôi vẫn cứ hình dung ra dáng cha tôi bần thần đứng trong bóng tối, rồi lủi thủi đi vào làng. ( Theo Đặng Khương trong “Điều quý giá cha để lại cho chúng tôi” ) a) Nêu nội dung chính của văn bản trên. (1 điểm) b) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. (0.5 điểm) c) Xác định một thán từ có trong văn bản và nêu tác dụng của thán từ đó. (1 điểm d) Khi xe chạy khuất, nhân vật tôi đã hình dung ra điều gì về cha của mình? (1 điểm) e) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết đoạn văn từ 5-7 dòng nói lên suy nghĩ về điều đó. (1.5 điểm)
0
Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính...
Đọc tiếp

Đọc lại hai đoạn văn của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:

Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

(Tôi đi học)

a. Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b. Theo em, với cụm từ trên hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c. Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản.

1
19 tháng 7 2017

" Trước sân trường làng Mĩ Lý dày đặc cả người… các nhà trong làng."

a, Cụm từ trước đó mấy hôm bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

b, Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện kiên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết trong văn bản.

a, Cụm từ "trước đó mấy hôm" giúp nối kết đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian.

b, Với cụm từ "trước đó mấy hôm" hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.

c, Cụm từ trước đó mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản nhằm tạo ra mối quan hệ chặt chẽ về mặt ý nghĩa giữa các đoạn văn trong văn bản.

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc,...
Đọc tiếp

1. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

2. Xác định kiểu câu của dòng thơ "Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!" và cho biết tác dụng của kiểu câu vừa tìm được.

3. Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi nhớ quê của tác giả trong đoạn thơ sau:

...Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

4. Xét về mục đích nói, câu văn: "Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?" thuộc kiểu câu gì?

5. Xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong câu văn: "Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc".

6. Bài thơ Quê hương của nhà thơ tế Hanh đã truyền cho em tình cảm gì? Em hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong hai dòng thơ sau:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

0
Cho đoạn văn sau : " Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng , là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.     Phía trên làng tôi ,...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau : " Làng Ku-ku-rêu chúng tôi nằm ven chân núi , trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống . Phía dưới làng tôi là thung lũng Đất vàng , là cánh thảo nguyên Ca-dắc-xtan mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một dải thẫm màu băng qua đồng bằng chạy tít đến tận chân trời phía tây.

     Phía trên làng tôi , giữa một ngọn đồi , có hai cây phong lớn . Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình . Dù ai đi từ phía nào đến làng Ku-ku-rêu chúng tôi cũng đều trông thấy hai cây phong đó trước tiên , chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi . Thậm chí tôi cũng ko biết giải thích ra sao , - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu , hay vì do có liên quan đến nghề họa sĩ của tôi , - nhưng cứ mỗi lần về quê , khi xuống xe lửa đi qua thảo nguyên về làng , tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc ấy ."

a) Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ?

b) Nêu nội dung của đoạn văn trên .

c) Nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí quan trọng và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện?

d) Câu văn " Tôi biết chúng từ thuở bắt đầu biết mình." từ 'chúng' chỉ cái gì ? Câu văn này nói lên điều gì ? 

     Từ ' biết ' trong câu văn có thể thay thế 1 từ khác như : quen , gặp , thấy , trông ...ko ? Theo em từ ' biết ' trong câu văn trên được dùng với nghệ thuật nào ? Từ đó được hiểu theo nghĩa nào ?

Giúp mình nhé mn , mình đang rất rất rất cần , cảm ơn trước ạ

0
a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.(Theo Lê Trí Viễn)- Hai đoạn văn liệt kê hai...
Đọc tiếp

a) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.

Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.

(Theo Lê Trí Viễn)

- Hai đoạn văn liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

- Tìm từ ngữ liên kết trong đoạn văn trên.

- Để liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê, ta thường dùng các từ ngữ có tác dụng liệt kê. Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết để có quan hệ liệt kê.

b) Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

- Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên

- Tìm từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó.

- Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập, ta thường dùng từ biểu thị ý nghĩa đối lập. Hãy kể thêm các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập.

1
19 tháng 10 2019

a) - Hai đoạn văn trên liệt kê hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: bắt đầu, tiếp theo, tiếp đó, sau đó, thứ nhất, thứ hai…

b) Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn. Hãy kể tiếp các từ có tác dụng này (đó, này,…)

c) - Từ "đó" là đại từ

- Các đại từ có tác dụng thay thế để liên kết đoạn : đó, này, ấy, vậy...

d) Mối liên hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đó là mối quan hệ giữa nghĩa cụ thể và nghĩa khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa hai đoạn văn đó: Nói tóm lại.

- Để liên kết đoạn có ý nghĩa cụ thể với đoạn có ý nghĩa tổng hợp, khái quát ta thường dùng từ ngữ: tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, như vậy, nhìn chung, chung quy là…

Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn...
Đọc tiếp

Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)

b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).

(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).

(Ngữ văn 7, tập 1)

- Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?

- Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?

1
23 tháng 2 2017

Dấu ngoặc đơn có tác dụng

a, (những người bản xứ) – giải thích

b, ( ba khóa là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xé ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon) – thuyết minh

c, ( 701 – 762) – bổ sung thêm

Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa của những đoạn trích trên không thay đổi, vẫn đầy đủ ý nghĩa.