K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2017

Nghĩa của từ đi trong hai câu thơ: ta đi trọn kiếp người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

• Chữ đi trong câu thơ thứ nhất nghĩa là: sống, là trải qua kiếp người.

• Chữ đi trong câu thơ thứ hai nghĩa là: thấu hiểu và cảm nhận.

18 tháng 3 2018

Những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao trong đoạn trích:

Cái cò ...sung chát...đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

29 tháng 4 2017

Hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bốn câu thơ đầu qua các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, tay bí, tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu.

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: “ Mẹ ru cái lẽ ở đờiSữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồnBà ru mẹ…Mẹ ru conLiệu mai sau các con còn nhớ chăngNhìn về quê mẹ xa xămLòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưaNgồi buồn nhớ mẹ ta xưaMiệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…                                                    ( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)Thực hiện các yêu cầu :Câu 1: Xác định phương thức...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

 

Mẹ ru cái lẽ ở đời

Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

Bà ru mẹ…Mẹ ru con

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng

Nhìn về quê mẹ xa xăm

Lòng ta- chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương…

                                                    ( Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa- Nguyễn Duy)

Thực hiện các yêu cầu :

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn  trích trên?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được dùng trong đoạn thơ ?

Câu 3: Theo anh/ chị điều mà nhân vật trữ tình gửi gắm trong câu thơ :

               “Liệu mai sau các con còn nhớ chăng ”  là gì ?

Câu 4: Hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ nội dung đoạn thơ ? ( Trình bày thành một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).

0
Giúp tôi please. Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. " Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng 5 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần...
Đọc tiếp

Giúp tôi please.

Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

" Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng 5

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ...mẹ ru con

liệu mai sau các con còn chớ chăng?"

(Trích " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" - Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra Hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ "Bao giờ cho đến mùa thu/trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm/bao giờ cho đến tháng năm/mè ra trải chiếu ta năm đén sao" và phân tích hiệu quả tu từ của 2 biện pháp đó.

2. Trong câu thơ "trong leo lẻo những vui buồn xa xôi" thì cũng từ " trong leo lẻo" có giá trị biểu đạt như thế nào, hãy phân tích ngắn gọn.

3. Anh/chị nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"?

4. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình nghĩ về khoảng thời gian nào trong cuộc đời mình? Quãng thời gian đó hiện lên như thế nào?

3

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

23 tháng 7 2019

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao giờ cho tới…), nhân hóa (trong câu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn Chân trần mẹ lội đầu non Chiếc giông gĩự tiếng cười giòn cho ai Vì hai chân mẹ giẫm gai Vì ai tất cả vì ai dãi dầu Vì ai áo mẹ phai màu Vì ai thao thức bạc đầu vì ai Lớn từ dạo đó ta đi Chân mây góc biển mấy khi quay về Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê Điểm 5 điểm tháng ngày về của ta Mai vàng mấy lượt trổ hoa Hàng hiên hang...
Đọc tiếp
Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn Chân trần mẹ lội đầu non Chiếc giông gĩự tiếng cười giòn cho ai Vì hai chân mẹ giẫm gai Vì ai tất cả vì ai dãi dầu Vì ai áo mẹ phai màu Vì ai thao thức bạc đầu vì ai Lớn từ dạo đó ta đi Chân mây góc biển mấy khi quay về Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê Điểm 5 điểm tháng ngày về của ta Mai vàng mấy lượt trổ hoa Hàng hiên hang nắng sương sa mấy lần Chồng xa rồi lại đồng gần Thương con mẹ lội đồng gần đồng ra "Ầu ơ" tiếng vọng xé tim Lời ru xưa bóng về tìm cơn mơ Đâu rồi cánh tuổi ngây Thơ Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây Chiều Đông giăng kín heo mây Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ... C1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn C2 : mở đầu và kết thúc bài thơ người mẹ được khắc họa với hình ảnh nào? C3 : xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ in đậm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ? C4: anh chị tiếp nhận từ bài thơ thông điệp gì (chỉ ra một số thông điệp)
0
Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :      MẸ VÀ QUẢ   Những mùa quả mẹ tôi hái được   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng   Những mùa quả lặn rồi lại mọc   Như mặt trời, khi như mặt trăng   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên   Còn những bí và bầu thì lớn xuống   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.   Và chúng tôi, một thứ quả...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau của Nguyễn Khoa Điềm và trả lời các câu hỏi :

      MẸ VÀ QUẢ

   Những mùa quả mẹ tôi hái được

   Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

   Những mùa quả lặn rồi lại mọc

   Như mặt trời, khi như mặt trăng

   Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

   Còn những bí và bầu thì lớn xuống

   Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

   Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

   Và chúng tôi, một thứ quả trên đời

   Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái

   Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi

   Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

      (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Văn học, Hà Nội, 1985)

Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?

1
8 tháng 3 2017

* Chữ “quả” mang ý nghĩa tả thực: dòng 1 và dòng 3 của khổ đầu.

* Chữ “quả” mang ý nghĩa biểu tượng: dòng 1 và dòng 4 của khổ cuối.