K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2019

Chọn đáp án: C.

7 tháng 5 2020

Liên kết nội dung: trình tự miêu tả cơn mưa

Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh.Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây không cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mua đá. Lúc đầu tôi không biết,nhưng rồi có...
Đọc tiếp

Có một đám mây kéo ngoài cửa hang. Một đám nữa. Rồi một đám nữa bay qua ngày càng nhanh.Bầu trời mở rộng trước cửa hang đen đi. Cơn dông đến. Cát bay mù. Gió quật lên, quật xuống những cành cây không cháy. Lá bay loạn xạ. Đột ngột như một biến đổi bất thường trong tim con người vậy. Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mua đá. Lúc đầu tôi không biết,nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc thang.Có cái gì đó vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đâu,ướt ở má.

- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!

Tôi chạy vào bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng.

(Ngữ Văn 9 Tập2 Trang 119)

Câu1:

a) Phương thức biểu đạt của đoạn văn?

b) Tác dụng của những câu văn ngắn trong đoạn văn?

c) Nhân vật xưng "tôi"trong đoạn trích là ai.,có phải tác giả không?

Câu 2:

a)Chỉ ra phép liên kết về nội dung trong đoạn văn trên?

b) Chỉ ra hai phép liên kết về hình thức trong đoạn văn trên?

MMọi người ai rãnh giải hết giúp mình được không ạ. 😰😰😰😭😭😲.Vì ngày mai mình kiểm tra rồi. Mình đã có câu trả lời một vài câu câu hỏi do rồi nhưng có câu mình không biết làm. Nên cần mọi người giải giúp mình để mình đối chiếu được không ạ.

Mong mn giúp đỡ.

Mình xin cảm ơn ạ. 😰😰😰😰🙏🙏🙏🙏😖😖

1
19 tháng 4 2019

Câu 1.

a. PTBĐ: Tự sự kết hợp miêu tả

b. Câu văn ngắn diễn tả sự xuất hiện đột ngột, bất ngờ của những cơn mưa đá.

c. Nhân vật xưng "tôi" là Phương Định, đây cũng chính là hóa thân của tác giả.

Câu 2.

a. Phép liên kết về nội dung: Liên kết logic: Cả đoạn văn miêu tả theo trình tự xuất hiện của cơn mưa đá, từ những dấu hiệu đến khi mưa bắt đầu rơi xuống.

b. Phép liên kết về hình thức:

- Phép lặp:

+ Có một đám mây (câu 1) - một đám nữa (câu 2)

+ Mưa. Nhưng mưa đá.

- Phép nối: " tôi thấy đau..."

Cho đoạn văn sau:Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, oặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc là bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa vào ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…

Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa… Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

1
20 tháng 1 2019

Chọn đáp án: B.

17 tháng 3 2022

phép nối

td : làm các vế câu có sự  liên kết với nhau.

22 tháng 5 2016

1. Các câu trên đều là câu đơn để thể hiệ sự nhanh trong nhịp văn càng nhấn mạnh sự nguy hiểm mà nơi họ làm việc.

2. Cuộc sống của họ vô cùng khó khăn gian khổ( đường bị đánh lở loét, hai bên đường không có lá xanh nhấn mạnh nơi đây không có sự sống...) Chính tình đồng chí đồng đội, lòng yêu nước, trách nhiệm cao với công việc đá khiến họ vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ.  

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

A. Thuyết minh và miêu tả

B. Nghị luận và thuyết minh

C. Tự sự và nghị luận

D. Miêu tả và tự sự

1
15 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

12 tháng 12 2018

a. - Các phép liên kết:
+ Phép lặp (mưa)
+ Phép nối (nhưng, nhưng rồi, và)
+ Phép liên tưởng (mưa - gió)

b. - Các câu đặc biệt: Mưa. Nhưng mưa đá. Gió.
-Tác dụng: nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng thiên nhiên; gợi những cảm nhận tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, thơ mộng.

13 tháng 12 2018

a. Xác định phép liên kết và từ ngữ tương ứng trong đoạn văn trên.

  • Phép lặp: mưa, tôi.
  • Phép nối: nhưng, nhưng rồi, và.
  • Phép liên tưởng: mưa, gió, mưa đá, lanh canh, ướt (cùng trường liên tưởng - trời mưa).

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong đoạn trích.

Câu đặc biệt: Mưa. Nhưng mưa đá. Gió.-> Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.