Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2:
Các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương gần gũi bình dị trong kí ức của nhà thơ: phù sa, con hến, con trai, rơm, rạ, hạt thóc, củ khoai
a. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948 – sau chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ).Trong chiến dịch này, Chính Hữu là chính trị viên đại đội, ông có nhiều nhiệm vụ nhất là việc chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số tử sĩ. Sau chiến dịch, vì là rất vất vả, nên ông bị ốm nặng, phải nằm lại điều trị. Đơn vị đã cử một đồng chí ở lại để chăm sóc cho Chính Hữu và người đồng đội ấy rất tận tâm giúp ông vượt qua những khó khăn, ngặt nghèo của bệnh tật. Cảm động trước tấm lòng của người bạn, ông đã viết bài thơ“Đồng chí” như một lời cảm ơn chân thành nhất gửi tới người đồng đội, người bạn nông dân của mình.
- Đôi tri kỉ : đôi bạn thân thiết ( hiểu bạn như hiểu mk )
b.“Đầu súng trăng treo”. Đây là một sáng tạo đầy bất ngờ góp phần nâng cao giá trị bài thơ, tạo được những dư vang sâu lắng trong lòng người đọc. ( mk chỉ bt tác dụng thôi)
- LUYỆN TẬP
- HỎI ĐÁP
- KIỂM TRA
⋯
TRỢ GIÚP
- 1
- khoilaba
Giáo viên, trường học muốn có các chức năng quản lý lớp, quản lý trường, giao bài cho học sinh xem hướng dẫn ở đây
Giúp tôi giải toán và làm văn
Tìm kiếm
- Mới nhất
- Chưa trả lời
- Câu hỏi hay
- Câu hỏi tôi quan tâm
- Câu hỏi của bạn bè
- Gửi câu hỏi
Tất cảToánTiếng ViệtTiếng Anh
Nguyễn Việt Dũng
Trả lời
0
Đánh dấu
6 phút trước
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
(1) Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dâng giọt mồ hôi mặn
Rõ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
(Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
(2) Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày 1 thêm cao
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)
a, xác định ptbđ chính trong 2 đoạn thơ
b, chỉ ra nghệ thuật tương phản trong 2 đoạn thơ
c, tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: " Thời gian chạy qua tóc mẹ"
d, những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật giữa 2 đoạn thơ là j?
Đọc tiếp...
Ngữ Văn lớp 9
Trịnh Trần Phương Nhi
Trả lời
0
Đánh dấu
5 phút trước
a) thực hiện phép tính
1/12+3/15+11/12+1/71-12/10
2/3-4×(1/2+3/4)
b)tìm x
3/2x-7/3=-1/4
3/4-(x+1/2)=1/4
|2x-1|-1/2=1/3
Giúp mik vs mik cảm ơn
Đọc tiếp...
Toán lớp 7
Ngô Thế Hùng
Trả lời
0
Đánh dấu
16 phút trước
1 hình chữ nhật có chiều dài 1m,chiều rộng 7/10m.Tính chu vi hình chữ nhật đó
Toán lớp 4
Trần Quỳnh Trang
Trả lời
0
Đánh dấu
3 phút nữa
Hãy chép tất cả các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh, nhân hóa, trong văn bản Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Đêm nay Bác không ngủ, Lượm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong mỗi câu văn
Toán lớp
Trần Quốc Nguyên
Trả lời
0
Đánh dấu
14 phút trước
Xác định thì và dạng bị động của các câu trên.
1. Bottles are placed in a recycling bin.
=>.....
2. The bottles are washed. Caps and labels are removed and the bottles are crushed. A machine shreds the bottles.
=>.....
3. Shredded bottle pieces are melted and spun into thread.
=>.....
4. The thread is made into cloth.
=>.....
5. The cloth is used to make shirts!
=>.....
Đọc tiếp...
Tiếng Anh lớp 8
Minh Sơn Nguyễn
Trả lời
0
Đánh dấu
13 phút trước
CHO BIỂU THỨC: A=√x−5√x+3 .
TÌM CÁC GIÁ TRỊ CỦA xĐỂ A= −1
HHEELLPP MMEE!!!!!
Đọc tiếp...
Toán lớp 7 Số vô tỉ
Nguyễn Thái Sơn
Trả lời
1
Đánh dấu
9 phút nữa
lim(1+11.2 +12.3 +...+1n(n+1) )=?
cần gấp nhé !!!!
Toán lớp 11
Nguyễn Linh Chi Quản lý 4 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
1+11.2 +12.3 +...+1n(n+1) =1+11 −12 +12 −13 +...+1n −1n+1
=2−1n+1
=> lim(1+11.2 +12.3 +...+1n(n+1) )=lim(2−1n+1 )=2( khi n tiến tới vô cùng )
Đọc tiếp...
Đúng 2 Sai 0
Tú Trương
Trả lời
0
Đánh dấu
7 phút trước
Cần gấp các bn ơi!
Exercise 3: Choose the best answer by underlining the most suitable word
1. I English, and/ but / so / or I French very much.
2. My brother s maths, and/ but / so / or he doesn't history.
3. The children forgot their homework, and/ but / so / or the teacher was angry with them.
4. Should I go home, and/ but / so / or should I play soccer with my friends after school ?
5. It was very warm, and/ but / so / or we all went swimming.
6. It's great, and/ but / so / or it's fun.
7. I can take a bus and/ but / so / or I can walk to school tomorrow.
8. Our car is old, and/ but / so / or it is very good.
Đọc tiếp...
Tiếng Anh lớp 7
xứ nử là em
Trả lời
3
Đánh dấu
14 tháng 3 2019 lúc 22:05
Cho năm số tự nhiên a,b,c,d,e thỏa mãn ab=bc=cd=de=ea
Chứng minh rằng năm số a,b,c,d,e bằng nhau
Được cập nhật 7 phút trước
Toán lớp 7
Việt Hoàng 14 tháng 3 2019 lúc 22:10
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Giả sử 2 số trong 5 số không bằng nhau . VD : a<b (1)
Vì vậy do ab=bc mà a<b => c<b
Ta có bc=cd mà c<b => c<d
Ta có cd = de mà c<d => e<d
Ta có de = ea mà e<d => a>e
Ta có ea = ab mà a>e => a>b (2)
Từ (1) và (2) => Giả sử trên là vô lí
Vậy a=b=c=d ( đcpm )
Đọc tiếp...
Đúng 5 Sai 0 Câu trả lời được Online Math lựa chọn
Nguyễn Linh Chi Quản lý 17 tháng 3 2019 lúc 0:31
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Không phải là vd a<b mà " không mất tính tổng quát giả sử a<b" :)
Đúng 2 Sai 0
Nguyễn Công Tỉnh CTV 14 tháng 3 2019 lúc 22:07
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Thma khảo:Câu hỏi của Nguyễn Ngọc Sơn Lâm - Toán lớp 7 - Học toán với OnlineMath
Đúng 1 Sai 0
Dương Bình Nguyên
Trả lời
0
Đánh dấu
19 tháng 5 2018 lúc 9:48
Giải phương trình
4(2x2+1)+3(x2−2x)√2x−1=2(x3+5x)
Được cập nhật 9 phút trước
Toán lớp 9 Phương trình vô tỉ
Tạ Thu Hà
Trả lời
4
Đánh dấu
22 tháng 2 lúc 20:45
Bài 1: Tính nhanh
c) 35. 18 – 5. 7. 28
d) 24. (16 – 5) – 16. (24 - 5)
e) 29. (19 – 13) – 19. (29 – 13)
g) 31. (-18) + 31. ( - 81) – 31
h) (-12).47 + (-12). 52 + (-12)
k) 13.(23 + 22) – 3.(17 + 28)
m) -48 + 48. (-78) + 48.(-21)
n) 135. (171 – 123) – 171. (135 - 123)
p) - (-2009 + 97) – 74. (-18) + 74. (-118) – 2009 – 3
Bài 2: Tìm số nguyên x
a/-2x – (x – 17) = 34 – (-x + 25)
b/17x – ( -16x – 37) = 2x + 43
c/-2x –3. (x – 17) = 34 – 2(-x + 25)
d/ ( x – 1)3 – 2 = -10
Bài 3: Chứng minh đẳng thức
1/ (a – b + c) – (a + c) = -b
2/ (a + b) – (b – a) + c = 2a + c
3/ - (a + b – c) + (a – b – c) = -2b
4/ a(b + c) – a(b + d) = a(c – d)
5/ a(b – c) + a(d + c) = a(b + d)
6/ a(b – c) – a(b + d) = -a( c + d)
7/ (a + b)( c + d) – (a + d)( b + c) = (a – c)(d –b)
Đọc tiếp...
Được cập nhật 15 phút trước
Toán lớp 6
Hacker Mũ Trắng 1902 26 tháng 2 lúc 20:26
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
a, =-25.21.4.(-3).(-1)
=-25.4.21.4
=-100.21.4
=-2100.4
=-8400
Đúng 4 Sai 0
Nguyễn Linh Phú 14 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
ai chs free fire cho sin id nha
Đúng 1 Sai 0
Tạ Thu Hà 22 tháng 2 lúc 20:53
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
mk bo sung:
bai 1:
a) (-25).21. (-2)2.(-l-3l).(-1)2n+1 (n thuoc N*)
b) (-5)3. 67.(-l-2 mu 3l (-1)2n(n thuoc N*)
bai 2:
e) {-3x +2.[45-x-3.(3x+7)-2x]+4}=55
Đọc tiếp...
Đúng 0 Sai 0
Nguyễn Công Minh Hoàng
Trả lời
0
Đánh dấu
10 tháng 5 2018 lúc 21:28
Trong qúy I, hai phân xưởng sản xuất được 1200 sản phẩm. Trong quý II, do áp dụng công nghệ mới, phân xưởng A vượt mức 25%, xưởng B vượt mức 15% so với quý I, nên cả hai phân xưởng sản xuất tất cả 1430 sản phẩm. Hỏi trong quý II, mỗi phân xưởng sản xuất được bao nhiêu sản phẩm?
Được cập nhật 16 phút trước
Toán lớp 6
cô_bé_DuDu
Trả lời
3
Đánh dấu
14 tháng 2 lúc 10:38
Sắp xếp theo thứ tự * tăng dần 1/ 7; -12 ; +4 ; 0 ; │-8│; -10; -1 2/ -12; │+4│; -5 ; -3 ; +3 ; 0 ; │-5│ * giảm dần 3/ +9 ; -4 ; │-6│; 0 ; -│-5│; -(-12) 4/ -(-3) ; -(+2) ; │-1│; 0 ; +(-5) ; 4 ; │+7│; -8 |
Đọc tiếp...
Được cập nhật 18 phút trước
Toán lớp 6
Vũ Hà Chiến Hôm kia lúc 7:18
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
cái này lấy máy tính đổi ra là đc nha
Đúng 1 Sai 1
Phạm Nam Khánh Hôm kia lúc 7:37
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Tăng dần
1/-12; -10; -1;0; 4; 7; 8
2/-12; -5; -3;0;3; 4; 5
Giảm dần
3/12 ;9; 6; 0; -4; -5
4/ 7; 4; 3; 1;0; -2; -5; -8
Chúc bạn hok tót nhưng bạn nhớ đổi các số nhé
Đọc tiếp...
Đúng 0 Sai 0
Nguyễn thanh tùng 16 tháng 3 lúc 18:25
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Trả lời hộ bạn ấy đi mn
Đúng 2 Sai 2
Trần Công Hiệu
Trả lời
2
Đánh dấu
8 tháng 5 2015 lúc 14:15
xe du lịch và xe khách chạy từ A đến B. Biết vận tốc xe du lịch lớn hơn xe khách 20km/giờ,xe du lịch đến B trước xe khách 50 phút. Tính vận tốc mỗi xe, biết quãng đường là 100km.
Được cập nhật 20 phút trước
Toán lớp 9 Hệ phương trìnhToán có lời văn
Lý Thái Linh 8 tháng 5 2015 lúc 14:50
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Gọi x ( km/h) là vận tốc xe du lịch (x>0)
=> x-20 (km/h) là vận tốc xe khách.
Thời gian xe du lịch đi hết quãng đường AB là: 100x (giờ).
Thời gian xe khách đi hết quãng đường AB là: 100x−20 (giờ).
Theo đề bài, ta có phương trình:
100x−20 −100x =56
<=> x=60 (nhận)
Trả lời: Vận tốc xe du lịch là 60 (km/h).
Vận tốc xe khách là 40 (km/h).
Đọc tiếp...
Đúng 4 Sai 0
Ngô Văn Ngọc Khánh 18 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
thành đạt
Đúng 0 Sai 0
Trường Diêm Đăng
Trả lời
2
Đánh dấu
26 tháng 7 2016 lúc 12:32
(x2−6x+11)√x2−x+1=2(x2−4x+7)√x−2
Được cập nhật 20 phút trước
Toán lớp 9 Phương trình vô tỉ
phan tuấn anh 26 tháng 7 2016 lúc 22:52
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
đặt √x2−x+1=a
và √x−2=b
==> x2−6x+11=a2−5b2
và x2−4x+7=a2−3b2
khi đó pt trên trở thành a(a2−5b2)=2b(a2−3b2)
<=>a3−5ab2=2a2b−6ab2
<=> a3−5ab2+4a2b−6a2b+6b3=0
<=> a(a2+4ab−5b2)−6b(a2−b2)=0
<=>a(a−b)(a+5b)−6b(a−b)(a+b)=0
<=> (a−b)(a2+5ab−6ab−6b2)=0
<=> (a−b)(a2−ab−6b2)=0
<=> [
a=b |
a2−ab−6b2=0 |
đến đây bạn tự giải nốt nhé
<=>
Đọc tiếp...
Đúng 7 Sai 0 Trường Diêm Đăng đã chọn câu trả lời này.
Tiểu Nghé 26 tháng 7 2016 lúc 22:29
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
x=5±√6 đúng ko nhỉ
Đúng 4 Sai 0
Đỗ Tố Uyên
Trả lời
1
Đánh dấu
7 phút trước
Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ AH vuông góc BC tại H. Trên đoạn thẳng AH lấy điểm D. Trên tia đối của tia HA lấy E sao cho HE = AD. Đường thẳng vuông góc với AH tại D cắt AC tại F. Chứng minh rằng ^BEF = 90.
giúp tui nha mấy bồ, rùi tui k
Đọc tiếp...
Toán lớp 7
Nguyễn Linh Chi Quản lý 7 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Câu hỏi của Nguyễn Hiếu Nhân - Toán lớp 7 - Học toán với OnlineMath
Em tham khảo.
Đúng 0 Sai 0
Trần Quốc Nguyên
Trả lời
0
Đánh dấu
26 phút trước
1) Giải các phương trình.
a) x(x-1)=x(x+2)
b) -3x+2=2x+8
c) 3x−34 =2−x−28
d) (x−12 )(x+43 )=0
e) 25 x+x−13 =−47 x+56
f) 3x−59 =1+2x+46
g) 2x−15 −x−23 =x+715
h) 2x+1x−2 =3
k) 2x−3 +x−5x−1 =1
Đọc tiếp...
Toán lớp 8
Nông Mai Hương
Trả lời
4
Đánh dấu
23 phút trước
Tập hợp các số tự nhiên X thỏa mãn 5 - 2x =2
mong mn giúp
Toán lớp 6
ミ★๖ۣۜLεɠεηɗαɾү☠Jσ¢ƙεɾ★彡( Fire Smoke Team ) 6 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
5 - 2x = 2
<=> 2x = 3
<=> x = 1,5
Mà x∈N
⇒x∈{∅}
Đọc tiếp...
Đúng 1 Sai 0
I am➻Minh 21 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
5-2x=2
<=> 2x=3
<=>x=1,5
Mà x thuộc N
=> x thuộc {∅}
Vậy .............
Đọc tiếp...
Đúng 1 Sai 0
Lê Bảo Khanh 13 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
5 - 2x =2
2x =5 - 2
2x = 3
x= 3/2
x=1.5
Đọc tiếp...
Đúng 0 Sai 0
---fan BTS ----
Trả lời
2
Đánh dấu
15 tháng 2 2019 lúc 22:10
tìm x biết:(x−12 ):13 +57 =957
Được cập nhật 27 phút trước
Toán lớp 6 Phân sốTìm x
Lương Minh Nhật 15 tháng 2 2019 lúc 22:25
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
( x - 1/2) : 1/3 + 5/7 = 9 + 5/7
( x - 1/2 ) : 1/3 + 5/7 = 68/7
( x - 1/2 ) : 1/3 = 68/7 - 5/7
( x - 1/2 ) : 1/3 = 9
x - 1/2 = 9 * 1/3
x - 1/2 = 3
x = 3 + 1/2
x = 7/2
Đọc tiếp...
Đúng 5 Sai 1
C 10 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
=> (x-1/2):1/3=63/7
=> x-1/2 = 3
=> x = 7/2
Đúng 0 Sai 0
Đặng Hải Đăng
Trả lời
1
Đánh dấu
7 tháng 11 2016 lúc 21:11
Cho n là số nguyên, n là hợp số, n > 1. CMR: n có ước nguyên tố p, với p≤√n
Cảm ơn các bạn!
Được cập nhật 28 phút trước
Toán lớp 7
゚° ღϮɦẩ๓ йǥųуệϮ Łyღ° ゚ 27 phút trước
Thống kê hỏi đáp
Báo cáo sai phạm
Ta có : n là hợp số nên suy ra n có thể viết dưới dạng : n=a.b (a;b∈N;a>1;b>1)
Giả sử a>√n;b>√n⇒a.b>√n.√n=n mâu thuẫn với n=a.b
Nên suy ra : a≤√n hoặc b≤√n
Mà a;b là một trong các ước của n nên suy ra : n có ước nguyên tố p≤√n ( đpcm )
Đọc tiếp...
Đúng 2 Sai 1
Tải thêm câu hỏi
Nội quy chuyên mục
Giải thưởng hỏi đáp
Danh sách chủ đề
Toán lớp 1Toán lớp 2Toán lớp 3Toán lớp 4Toán lớp 5Toán lớp 6Toán lớp 7Toán lớp 8Toán lớp 9Toán lớp 10Toán lớp 11Toán lớp 12Tiếng Việt 1Tiếng Việt 2Tiếng Việt 3Tiếng Việt 4Tiếng Việt 5Ngữ Văn 6Ngữ Văn 7Ngữ Văn 8Ngữ văn 9Ngữ văn 10Ngữ văn 11Ngữ văn 12Tiếng Anh lớp 1Tiếng Anh lớp 2Tiếng Anh lớp 3Tiếng Anh lớp 4Tiếng Anh lớp 5Tiếng Anh lớp 6Tiếng Anh lớp 7Tiếng Anh lớp 8Tiếng Anh lớp 9Tiếng Anh lớp 10Tiếng Anh lớp 11Tiếng Anh lớp 12
Xếp hạng tuần
✰๖ۣۜBεʂт❖๖ۣۜHαүαтε✰
Điểm SP: 500. Điểm GP: 0.
Quỳnh Xuka
Điểm SP: 410. Điểm GP: 1.
꧁༺༒S͙A͙K͙U͙R͙A͙༒༻꧂ ✿( ๖ۣۜHoa ๖ۣۜAnh ๖ۣۜĐào) ❀
Điểm SP: 279. Điểm GP: 0.
Ánh Tuyết
Điểm SP: 211. Điểm GP: 0.
Vân Nhi
Điểm SP: 166. Điểm GP: 0.
Haa My
Điểm SP: 120. Điểm GP: 0.
Nguyễn Linh Chi
Điểm SP: 110. Điểm GP: 0.
Mâyy
Điểm SP: 105. Điểm GP: 0.
♡๖ۣۜTốηɠ➻๖ۣۜTɦị➻๖ۣۜNɠσαη♡
Điểm SP: 90. Điểm GP: 0.
ʚĞøøɗ ɠїɾℓ (Čøøℓ Ťεαɱ)ɞ
Điểm SP: 86. Điểm GP: 0.
Bảng xếp hạng
Có thể bạn quan tâm
ôn thi thpt môn toánôn thi thpt môn vật lýôn thi thpt môn hóa họcôn thi thpt môn sinh họcôn thi thpt môn tiếng anhôn thi thpt môn lịch sửôn thi thpt môn địa lýôn thi thpt môn giáo dục công dântài liệu tham khảo môn toántài liệu tham khảo môn ngữ văntài liệu tham khảo môn sinh họctài liệu tham khảo môn vật lýtài liệu tham khảo môn hóa họctài liệu tham khảo môn lịch sửtài liệu tham khảo môn địa lýtài liệu tham khảo môn tiếng anhtài liệu tham khảo môn giáo dục công dân
Tài trợ
Các câu hỏi không liên quan đến toán lớp 1 - 9 các bạn có thể gửi lên trang web h.vn để được giải đáp tốt hơn.
© 2013 - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (email: a@olm.vn)
Phân tích bài thơ đồng chí.
Văn học Việt Nam 1945 – 1975 đã gắn bó mật thiết với vận mệnh cũng như với sự nghiệp cách mạng, sáng tạo nhiều hình tượng cao đẹp về Tổ quốc và con người Việt Nam trong chiến đấu, lao động, sinh hoạt. Lẽ tất nhiên, ở một đất nước không rời tay súng suốt ba mươi năm, hình tượng người lính là hình tượng đẹp nhất, nổi bật nhất trong văn thơ thời ấy và là niềm tự hào lớn của dân tộc. Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu là một trong những tác phẩm viết về hình tượng cao đẹp ấy.
Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử - đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến mà còn trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ. Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu sáng tác năm 1941, sau khi ông cùng đồng đội tham gia chiến dịch này. Với thể thơ tự do, bài thơ được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất trong văn học thời kì kháng chiến chống Pháp. Những hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, giản dị và giàu sức biểu cảm được viết nên từ những trải nghiệm của nhà thơ đã khắc sâu trong lòng người đọc hình ảnh người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng đội gắn bó keo sơn của họ.
Bài thơ mở đầu bằng những lời giới thiệu về cơ sở của tình đồng chí :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Những lời tâm sự ấy đã nói lên cái chung đầu tiên của những người lính : chung cảnh ngộ. “Nước mặn đồng chua” gợi cho ta nhớ đến một vùng đồng bằng chiêm trũng đất phèn đất mặn, còn “đất cày lên sỏi đá” lại nhắc đến hình ảnh một vùng trung du khô cằn “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Bằng việc sử dụng những cụm từ giản dị quen thuộc trong văn học dân gian, nhà thơ đã gợi lên hình ảnh những con người cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ, những người nông dân cùng chung cái nghèo của đất nước trong cảnh nô lệ, chiến tranh. Bởi thế nên ngay từ phút đầu gặp nhau, họ đã rất tự nhiên kể về hoàn cảnh gia đình khó khăn của mình qua cách xưng hô “quê hương anh” và “làng tôi”. Chính Hữu không xuất thân từ nông dân, nhưng những người đồng đội của ông là nông dân, nên lời thơ của ông thấm đẫm cái tình giản dị và mộc mạc của họ. Hai câu thơ với kết cấu sóng đôi, đối ứng nhau “quê hương anh” – “làng tôi” và “nước mặn đồng chua” – “đất cày lên sỏi đá” đã tạo nên một sự nhịp nhàng, đồng điệu giữa những người lính. Sự đồng cảm về giai cấp ấy chính là điều khiến những người nông dân từ mọi phương trời tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng và trở thành thân quen :
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Ngôn ngữ thơ vẫn rất giản dị, tự nhiên mà lại chứa đựng biết bao điều sâu kín. Những con người ấy tuy “xa lạ”, tuy mỗi người ở một “phương trời” khác nhau, tưởng chừng như không hề quen biết nhưng thật ra lại có một sự liên kết vô hình qua từ “đôi”. Tại sao tác giả lại dùng từ “đôi” mà không viết “hai người xa lạ” ? Vì bản thân từ “đôi” ấy đã hàm chứa những điều chung nhau, giống nhau, một sự thân thiết khó nói thành lời. Lời thơ viết là “chẳng hẹn” nhưng thực ra là đã có hẹn : anh và tôi có chung lòng yêu nước, chung khát khao đánh đuổi giặc để giải phóng quê hương nên cùng tự nguyện lên đường nhập ngũ để rồi “quen nhau”. Đó chẳng phải là một cái hẹn hay sao ? Cái hẹn ấy khiến ta nhớ đến những người lính trong bài “Nhớ” của Hồng Nguyên : “Lũ chúng tôi / Bọn người tứ xứ / Gặp nhau từ buổi chưa biết chữ / Quen nhau từ buổi “một, hai” / Súng bắn chưa quen / Quân sự mươi bài / Lòng vẫn cười vui kháng chiến.” Chung cảnh ngộ, chung lí tưởng chiến đấu, cái hẹn không lời mà mang bao ý nghĩa cao cả từ trong sâu thẳm tâm hồn của những người chiến sĩ ấy là cơ sở đầu tiên để tạo nên tình đồng chí của họ.
Quen nhau nhờ sự đồng cảm giai cấp, những người lính ấy trở nên gần gũi, thân thiết nhờ những điều rất bình dị mà vô cùng thiêng liêng :
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Câu thơ không cầu kì, bay bướm mà vẫn gợi lên nhiều cảm xúc. Vì trong đó là chất giọng rất thực, rất sâu lắng, rất nhịp nhàng với cấu trúc tiểu đối và sóng đôi “súng” – “đầu”. Những người lính cùng chung nhiệm vụ, chung hoàn cảnh chiến đấu (“súng bên súng”), chung lí tưởng, chung ý chí chiến đấu vì độc lập tự do (“đầu sát bên đầu”) nên giữa họ nảy nở một tình đồng chí bền chặt, gắn bó trong mọi hoàn cảnh. Đó là mối tình “tri kỉ” của những người bạn chí cốt mà tác giả đã biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức biểu cảm : “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Trong suốt cả bài thơ, tác giả sử dụng những từ ngữ thuần Việt rất giản dị, chỉ dùng mỗi hai từ Hán Việt để thể hiện sự trân trọng của mình với hình ảnh được nhắc tới. Một trong số đó là “tri kỉ”, nghĩa là đôi bạn thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình. Với từ “tri kỉ” ấy, câu thơ tuy nói đến cái rét buốt của rừng đêm nhưng người đọc lại thấy tỏa ra từ đó hơi ấm của tình đồng đội. Cái rét đã kéo xích những người lính lại gần nhau hơn. Lúc đầu là “sát”, sau đó là “sát bên”, khoảng cách đã bị xóa nhòa, và cuối cùng với “chung chăn”, họ đã gắn kết và hòa chung lại với nhau trong một tình đồng chí sâu sắc và thiêng liêng. Nói là “đôi” mà thực chất chỉ là một, một tình bạn tâm giao cùng sẻ chia tất cả. Đó chính là bước đệm để tác giả hạ một dòng thơ đặc biệt với chỉ một từ :
Đồng chí !
Câu thơ là một câu cảm thán chỉ vỏn vẹn hai âm tiết với một dấu chấm than làm sáng lên ý nghĩa của cả đoạn thơ cũng như bài thơ, vang ngân như một nốt nhấn trong bản hòa tấu du dương về tình người trong chiến tranh. Ngay cả dấu chấm kia cũng là một dấu lặng đầy nghệ thuật. Hai tiếng đơn giản ấy là bản lề gắn kết hai đoạn thơ lại với nhau, là nhãn tự của cả bài thơ. Hơn thế nữa, “đồng chí” không chỉ là một tiếng gọi, một từ xưng hô giữa những người lính mà còn là một lời khẳng định, là tiếng nói thốt lên từ đáy lòng, kết tinh của những tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ nhất thời chiến – tình người, tình bạn,… thành điều thiêng liêng và sâu lắng nhất – tình đồng chí. Ta lại nhớ đến những gì Chính Hữu từng viết về đồng đội trong bài “Giá từng thước đất” : “Đồng đội ta / Là hớp nước uống chung / Nắm cơm bẻ nửa / Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa / Chia khắp anh em một mẩu tin nhà / Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp / Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.” Tình đồng chí là thế đấy, nảy nở và lớn lên từ những gì giản đơn nhất, những gì thiêng liêng nhất và gắn bó keo sơn trong mọi hoàn cảnh thiếu thốn.
Nếu như sáu câu thơ đầu viết về cơ sở của tình đồng chí theo một lối quy nạp thì ở những câu thơ tiếp, bằng lối diễn dịch nhà thơ đã nói lên những biểu hiện của tình đồng chí. Trong mối liên kết bền chặt ấy, họ chia sẻ với nhau từ lí tưởng cho tới từng nỗi niềm tâm sự khi bỏ lại những gì thân thương nhất để ra đi vì nghĩa lớn :
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Đối với người nông dân, “ruộng nương”, “gian nhà” là những gì thân thuộc, gắn bó và quý giá nhất. Vậy mà anh đã gửi lại tất cả sau lưng để đi chiến đấu vì những điều cao cả, thiêng liêng hơn – độc lập, tự do. Câu thơ hay vì có chữ “không” rất giàu sức gợi, nó vừa đủ để diễn tả cái nghèo, không khoa trương nhưng cũng không bi lụy. Trong từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ ấy ta cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột. Người lính cũng hiểu điều đó, lòng anh cũng lưu luyến muốn ở lại. Nhưng đứng trước cảnh xâm lăng, là một người con của Tổ quốc, anh đã đặt lòng yêu nước lên trên đát cả, đặt nghĩa chung lên trên tình riêng. Hai chữ “mặc kệ” đã thể hiện thái độ lên đường thật rõ ràng, dứt khoát ấy. Nó gợi cho ta nhớ đến hình ảnh những anh Vệ quốc đoàn trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi : “Người ra đi đầu không ngoảnh lại / Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.” Nhưng người lính của Chính Hữu vẫn còn nặng lòng với quê hương nhiều lắm. Từ “mặc kệ” kia không thể hiểu theo nghĩa phó mặc, mà theo ngôn ngữ của người lính chỉ là một sự hoãn lại, đợi chờ cách mạng thành công. Vì nếu vô tình thì ở nơi chiến trường, làm sao họ cảm nhận được từng cơn gió lạnh lùa vào gian nhà trống của gia đình mình. Làm sao họ cảm nhận được tình thương nhớ hồn hậu của quê hương :
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” thường được sử dụng trong ca dao để nói về quê hương làng xóm. Nhà thơ đã vận dụng tài tình chi tiết ấy, kết hợp với phép nhân hóa để gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi. Ở đây chủ thể trong câu thơ không phải người lính, mà chính “giếng nước gốc đa” mới là chủ thể trữ tình. Đó là nơi họ sinh ra, lớn lên, dù có dứt khoát thế nào họ cũng không thể quên được. Chính cái thâm tình với hậu phương ấy đã biến thành động lực để người lính chiến đấu, không chỉ vì độc lập tự do cho Tổ quốc, mà còn để giải phóng quê hương. Và ở đây, nơi chiến trường, những người lính lại tìm được những tình cảm ấm áp và hồn hậu của quê nhà trong người bạn đồng chí của mình. Họ soi vào nhau, thấu hiểu và đồng cảm về tất cả. Tình đồng chí là bước đệm để nhà thơ mở ra vẻ đẹp tâm hồn của người lính : hy sinh thầm lặng vì Tổ quốc nhưng vẫn luôn nhớ về quê hương, gia đình ở hậu phương.
Và chính tâm hồn cao đẹp của tình đồng chí ấy đã giúp người lính vượt qua mọi gian lao, thách thức :
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Một loạt những từ ngữ “ớn lạnh”, “sốt run người”, “ướt mồ hôi” đã đặc tả những cơn sốt rét rừng khủng khiếp mà rất quen thuộc với người lính thời ấy. Nếu trong cuộc sống gia đình, anh được bàn tay dịu dàng của người mẹ, người vợ ân cần chăm sóc thì ở đây, bàn tay ấy được thay bằng bàn tay của đồng đội. Sự chăm sóc ấy có thể vụng về, nhưng vẫn tràn đầy sự quan tâm, thấm đẫm tình đồng chí. Câu thơ đang vươn dài bỗng rút ngắn lại, chuyển sang âm điệu chậm rãi của phép liệt kê, tái hiện lại cuộc sống thiếu thốn của đời lính. Đi kháng chiến, anh lính nông dân mang theo cả cái nghèo vào chiến khu. Quân đội ta ngày ấy thiếu thốn đủ thứ, từ quân lương, quân y đến quân phục, quân trang, quân dụng,… Thiếu cả đến cái phương tiện tối thiểu để giữ ấm bàn chân là đôi giày. Nhưng khi ta đọc đoạn thơ lên, cái khổ chỉ là một yếu tố phụ, vì tình đồng chí đã tỏa hơi ấm và tiếp thêm sức mạnh cho người lính. Cặp đối ứng “áo anh rách vai” – “quần tôi có vài mảnh vá” là gợi cái thiếu thốn nhưng thực chất lại mang ý nghĩa bổ sung. Tác giả miêu tả hai con người nhưng người đọc lại cảm thấy chỉ có một hình ảnh duy nhất – “đồng chí”. “Đồng chí” không còn chỉ là tình cảm gắn bó keo sơn giữa những người lính mà đã trở thành một hình tượng có thực. Hình tượng ấy hóa thân vào những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống của người lính : “rách vai”, “có vài mảnh vá”, “chân không giày”. Ở Chính Hữu không còn sự khoa trương, tô vẽ như trong “Ngày về” : “Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm / Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”. Chất liệu hiện thực trong “Đồng chí” rất thật, thật tới mức trần trụi. Bài thơ lấy cảm hứng từ chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 mà tác giả tham gia cùng đồng đội nên ông hiểu và cảm nhận được rất rõ cái gian khổ mà người lính phải chịu đựng. Nhưng trong hoàn cảnh đó, người lính vẫn “miệng cười buốt giá”. Tác giả đã rất tài tình khi tả nụ cười mà khiến người đọc cảm nhận được cái lạnh giá tê buốt của núi rừng mùa đông. Hình ảnh ấy vượt qua cái khắc nghiệt của chiến trường để đọng lại trong ta một ấn tượng thật đẹp về tinh thần lạc quan, về khí phách anh hùng, về sức chịu đựng bền bỉ, về sự hy sinh âm thầm của người chiến sĩ. Nó gợi cho ta nhớ đến cái cười âm vang cả Trường Sơn của những người lính lái xe trong thơ Phạm Tiến Duật : “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Người lính có thể thiếu thốn về vật chất nhưng không hề thiếu thốn về tinh thần :
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù khó khăn gian khổ đến bao nhiêu, chỉ cần một cái nắm tay là hai con người hòa vào làm một, hòa vào thành “đồng chí”. Đó là bàn tay giao cảm thay lời muốn nói, bàn tay của sự đoàn kết, gắn bó keo sơn. Bàn tay ấy truyền hơi ấm, cảm thông, động viên, chia sẻ, thắt chặt tình người, tình bạn. Nếu như trong thơ Phạm Tiến Duật, người lính “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để gần nhau hơn trên chặng đường dài thì với Chính Hữu, cái nắm tay đầy tình thương kia là biểu tượng cao đẹp, nồng ấm và thiêng liêng nhất của tình đồng chí. Chiến tranh có thể tàn phá, cướp đi tất cả, nhưng không thể giết chết mối liên kết ấy. Chất liệu hiện thực sinh động chỉ là cái nền để tôn lên vẻ đẹp sâu lắng và sức mạnh của tình đồng chí - tình cảm đã giúp tác giả và biết bao người lính khác sống qua những tháng ngày lửa đạn.
Kết thúc bài thơ, Chính Hữu đã vẽ nên bức tranh tuyệt đẹp về hình tượng người lính thời kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí của họ :
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đoạn thơ giản dị như lời tự sự lại vừa đậm chất trữ tình. Tự sự là kể về một đêm chờ giặc, hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ. Đời lính đã thiếu thốn mà còn phải đứng giữa “rừng hoang”, lại thêm “sương muối” – những từ đặc tả sự khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc, cái lạnh tê buốt như kim đâm vào da thịt. Còn trữ tình là ở hình ảnh “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Những người lính thường đứng canh hai người cạnh nhau. Và trong sự tĩnh lặng và buốt giá của đêm rừng, họ vừa là duy nhất, vừa là tất cả của nhau. Thiên nhiên dù khắc nghiệt đến đâu cũng không thể làm lu mờ tình đồng chí ấy cũng như tư thế hiên ngang của người lính. Từ “chờ” đứng giữa hai cụm từ chỉ ta và giặc đã khắc họa đậm nét tư thế chủ động, gần như là ung dung ấy. Trong ánh sáng ngời lên của người đồng đội đứng cạnh, hình ảnh người lính càng đẹp hơn, cao hơn, vượt lên trên tất cả. Và như để làm cho bức tranh ấy đẹp hơn, nhà thơ đã đặt vào đó một hình tượng đầy ý nghĩa :
Đầu súng trăng treo
Hình ảnh ấy xuất phát từ chính hiện thực cuộc sống nên cho người đọc một ấn tượng khó tả. Vầng trăng ở miền rừng núi bao giờ cũng có cảm giác thấp hơn, trong hơn và thật hơn. Còn người lính đứng canh thì bao giờ nòng súng cũng hướng lên trời trong tư thế chuẩn bị. Hai hình ảnh tưởng chừng không có gì liên quan tới nhau ấy quyện lại tạo thành một hình ảnh “đầu súng trăng treo” đã in dấu trong lòng bao thế hệ người đọc. Thực chất lúc đầu tác giả viết “đầu súng mảnh trăng treo”, nhưng sau đó ông bớt đi chữ “mảnh” để tạo nên sự cân đối của câu thơ. Bốn chữ còn lại gợi lên một vầng trăng treo lơ lửng, chông chênh trên đầu ngọn súng giữa cái bát ngát của rừng núi và bầu trời đêm. Cảm nhận đó rất phù hợp với ý nghĩa ẩn dụ của “súng” và “trăng” : chiến tranh và hòa bình, thực tại và tương lai, hiện thực và lãng mạn, chất chiến đấu của chiến sĩ và chất trữ tình của thi sĩ,… Sự kết hợp hài hòa giữa hai hình ảnh đối lập ấy đã nói lên mục đích chiến đấu của người lính : chiến đấu cho hòa bình, cho ánh trăng mãi rạng ngời trên quê hương. Trong hình ảnh giàu sức biểu cảm ấy, nhịp lắc của vầng trăng trên đầu súng còn là nhịp đập của trái tim đồng chí. Trong đêm vắng lặng, người lính đứng cạnh nhau sẽ cảm nhận được tiếng trái tim của người kia. Nhịp tim chan chứa ấy hòa chung vào làm một thành nhịp đập vĩnh cửu của tình đồng chí.
Đối với nghệ thuật, người nghệ sĩ phải bén rễ vào cuộc đời, hút lấy nguồn nhựa dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống, đem tôi luyện trong cảm xúc của mình để kết tinh thành những viên ngọc sáng ngời để lại cho đời. Nhà thơ Chính Hữu đã làm được điều đó. Đến với “Đồng chí”, ta cảm nhận được hình ảnh người lính cách mạng và tình cảm gắn bó keo sơn của họ qua ngôn ngữ, hình ảnh cô đọng, chân thực và gợi cảm. Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh sống động và hiện thực nhất về một quá khứ gian khổ vô cùng nhưng đầy ắp tình đồng đội, về những con người đã vượt qua tất cả để giành lấy hòa bình, độc lập ngày hôm nay.
I. Tìm hiểu chung :
*Tác giả-Tác phẩm :
- Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hình ảnh
- Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đã diễn tả thật sâu sắc tình đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.
II. Tìm hiểu chi tiết :
1. Trong 7 câu thơ đầu, nhà thơ lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng :
- Cùng chung cảnh ngộ xuất thân: Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, những chiến sĩ dũng cảm, kiên cường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc không ai khác chính là những người nông dân mặc áo lính. Từ giã quê hương, họ ra đi tình nguyện đứng trong đội ngũ những người chiến đấu cho một lí tưởng chung cao đẹp, đó là độc lập tự do cho dân tộc.
- Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ sẵn sàng ra đi và nhanh chóng có mặt trong đoàn quân chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
=> Hai câu thơ đầu theo cấu trúc sóng đôi, đối ứng: “Quê anh – làng tôi” đã diễn tả sự tương đồng về cảnh ngộ. Và chính sự tương đồng về cảnh ngộ ấy đã trở thành niềm đồng cảm giai cấp, là cơ sở cho tình đồng chí, đồng đội của người lính.
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu: Trước ngày nhập ngũ, những con người này vốn “xa lạ”:
2. Nhưng Chính Hữu đã không dừng lại ở việc biểu hiện những xúc cảm về quá trình hình thành tình đồng chí. Trong mười câu thơ tiếp theo nhà thơ sẽ nói với chúng ta về những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí
Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau.
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”
- Họ là những người lính gác tình riêng ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với những băn khoăn, trăn trở. Từ những câu thơ nói về gia cảnh, về cảnh ngộ, ta bắt gặp một sự thay đổi lớn lao trong quan niệm của người chiến sĩ: “Ruộng nương” đã tạm gửi cho “bạn thân cày”, “gian nhà không” giờ để “mặc kệ gió lung lay”. Lên đường đi chiến đấu, người lính chấp nhận sự hi sinh, tạm gạt sang một bên những tính toán riêng tư. Hai chữ “mặc kệ” đã nói lên được cái kiên quyết dứt khoát mạnh mẽ của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, khi mục đích đã lựa chọn. Song dù dứt khoát, mạnh mẽ ra đi nhưng những người lính nông dân hiền lành chân thật ấy vẫn nặng lòng với quê hương.
- Cùng hướng về một lí tưởng, cùng nếm trải sự khắc nghiệt của chiến tranh, người lính chia sẻ cho nhau tình thương yêu ở mức tột cùng. Chi tiết “miệng cười buốt giá” đã ấm lên, sáng lên tình đồng đội và tinh thân lạc quan của người chiến sĩ. Rồi đến cái cử chỉ “thương nhau tay nắm lấy bàn tay” đã thể hiện được tình thương yêu đồng đội sâu sắc. Cách biểu lộ tình thương yêu không ồn ào mà thấm thía. Trong buốt giá gian lao, những bàn tay tìm đến để truyền cho nhau hơi ấm, truyền cho nhau niềm tin, truyền cho nhau sức mạnh để vượt qua tất cả, đẩy lùi gian khổ. Những cái nắm tay ấy đã thay cho mọi lời nói. Câu thơ ấm áp trong ngọn lửa tình cảm thân thương!
III - Kết luận:
Bài thơ “Đồng chí” vừa mang vẻ đẹp giản dị lại vừa mang vẻ đẹp cao cả thiêng liêng, thơ mộng. Cấu trúc song hành và đối xứng xuyên suốt bài thơ làm hiện lên hai gương mặt người chiến sĩ rất trẻ như đang thủ thỉ, tâm tình, làm nổi bật chủ đề tư tưởng: Tình đồng chí gắn bó keo sơn. Chân dung người lính vệ quốc trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp hiện lên thật đẹp đẽ qua những vần thơ mộc mạc, chân tình mà gợi nhiều suy tưởng. Với những đặc điểm đó, bài thơ xứng đáng là một trong những tác phẩm thi ca xuất sắc về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng của văn học Việt Nam.
Bài 1: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:
a. Hăng hái học tập
b. Ăn, làm thì
c. Còn chị
d. Là một học sinh
Bài 2: Khởi ngữ trong các câu lần lượt là:
a. Còn chú nó
b. Trang phục
c. Mà y
Bài 4:
a. Về chuyện hút thuốc, uống rượu, ông giáo hoàn toàn không.
b. Nói về lòng căm thù giặc, nước biển Đông cũng không đo được lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn.
c. Phần tôi, tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
Bài 5:
a. Mặt trời
b. Đối với những bài thơ hay
c. Ba bông hồng này
d. Đối với học sinh
e. Bao giờ cũng vậy
g. Các loại chim
h. Quyển sách này
i. Đối với các thầy giáo, đối với các bạn trẻ
câu 1 :
a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.
b)Nhan đề bài thơ: không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mỗi người cho đất nươc, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của con người.
c)
Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Sức mạnh của thơ 5 chữ là dễ nhớ, dễ thuộc, nhẹ nhành đi vào lòng người một cách tự nhiên và lưu giữ bền lâu ở trong đó.Bài thơ có nhiều hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mùa xuân đất trời đến màu xuân đất nước và rồi cuối cùng là mùa xuân trong lòng người.Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui vẻ, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. Xu thế hướng nội nhưng không làm phai nhạt ánh sáng của mùa xuân, ánh sáng của niềm tin tưởng mà tác giả đã tinh tế kí thác trong từng câu từng chữ.
câu 2 mai mình làm nhé buồn ngủ quá r
bài 2 :
a)PTBĐ chính : Nghị Luận
b) gạch chân - CN ; in đậm - VN ; in nghiêng ; TN
Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau
c) bạn cho mình rõ là đoạn trích nào nhé ! đoạn :''Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau'' hay là đoạn ''Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau. Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks.''
1)PTBĐ:Biểu cảm,Miêu Tar
3) - Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời
- Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người.