K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Thể thơ : Tự do

PTBĐ : Biểu cảm kết hợp tự sự/

2. 

- Biện pháp điệp ngữ: Ta muốn, và, cho…

Tác dụng: Nhịp thơ gấp gáp, sôi nổi; ý thơ nhấn mạnh khát vọng tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời và sống đẹp từng giây từng phút.

- Biện pháp liệt kê: mây đưa, gió lượn, cánh bướm, tình yêu, non, nước, mây, cỏ…

Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp tươi, mơn mởn, sự đa dạng, phong phú của thiên nhiên, của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất… 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi Xuân Hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Câu 1: nêu đại ý...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; -Hỡi Xuân Hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Câu 1: nêu đại ý của đoạn trích Câu2: điệp ngữ ta muốn lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì? Câu 3: phân tích ý nghĩa biểu đạt của động từ : riết, say, thâu và các tính từ - từ láy mơn mởn, chếnh choáng, đã đầy, no nê Câu 4: phân tích nhịp điệu của lời thơ Câu 5: vì sao tác giả lại viết Xuân Hồng mà không phải Xuân xanh (như nguyễn Bính) hay Xuân chín (như Hàn mặc tử)?
0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:“Mau đi thôi! Mùa chưa ngà chiều hôm                          Ta muốn ômCả sự sông mới bắt đầu mơn mởnTa muốn riết mây đưa và gió lượnTa muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho …. ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:

“Mau đi thôi! Mùa chưa ngà chiều hôm

                          Ta muốn ôm

Cả sự sông mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho …. ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”                               (Trích Vội vàng – Xuân Diệu)

3. Chọn trong các từ (Ôm, riết, say , thơm, chếnh choáng, đã đầy …) từ nào thích hợp điền vào chỗ trống trong văn bản trên? Nêu nội dung của văn bản ?

4. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy. 

 

0
HELP ME, PLEASE  Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào...
Đọc tiếp

HELP ME, PLEASE

 

 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm.

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn.

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)

Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên. Lí giải vì sao?

Câu 2. Tìm các biện pháp tu từ được sử dụng, nêu tác dụng của nó trong đoạn thơ.

Câu 3. Đoạn thơ có đề cập đến tình yêu, theo anh/chị, ở đây là tình yêu đối với điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn để nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình yêu ấy.

 

1
22 tháng 2 2022

1.thể thơ tự do vì nó không quy định, vần luật

2.

Biện pháp tu từ: điệp ngữ , chữ "Ta muốn"

Tác dụng : tăng sực gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện khao khát giứ lại hương sắc cho cuộc đời

Nguyễn ko đi học à , trực tiếp á

5 tháng 2 2021

Câu 1:

Thể thơ tự do, PTBD: biểu cảm

Câu 2:

Biện pháp tu từ:

Điệp ngữ: Ta muốn

Điệp từ: và

Các từ chỉ mức độ: chếnh choáng, đã đầy, no nê

=> Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ

6 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn nhé

14 tháng 5 2020

a) Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:

+ Xuân Diệu là một trong những cây đại thụ lớn của nền thi ca Việt Nam, được mệnh danh là “ông hoàng” của những bài thơ tình cháy bỏng, nồng nàn.

+ Bài thơ Vội vàng là một sáng tác rất tiêu biểu của Xuân Diệu nói lên tiếng lòng của một trái tim đang khát khao, cuồng si với lẽ sống cuộc đời.

- Khái quát nội dung khổ cuối: Thể hiện khát vọng sống, khát vọng tình yêu cuồng nhiệt và hối hả của cuộc sống được cảm nhận qua các giác quan cơ thể hết sức tinh tế và sâu sắc.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên được hiện lên một lần nữa

- Các hình ảnh mây, gió, nước, bướm, cây cỏ… hiện lên với sức sống căng tràn, tươi mới

=> Cái “mơn mởn” của sự sống khiến tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả.

- “mau đi thôi” : câu cảm thán thể hiện sự tận hưởng thiên nhiên, tận hưởng thời gian và cuộc sống

=> Khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương.

* Luận điểm 2: Biểu hiện của cách sống vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt

- Câu thơ "Ta muốn ôm" chỉ có ba chữ được đặt ở vị trí đặc biệt: chính giữa hàng thơ

-> Hình ảnh một cái tôi đầy ham hố, đang đứng giữa trần gian, dang rộng vòng tay, nới rộng tầm tay để ôm cho hết, cho khắp, gom cho nhiều mọi cảnh sắc mơn mởn trinh nguyên của trần thế này vào lòng ham muốn vô biên của nó.

- Từ ôm đến riết, đến say, đến thâu, đến cắn...

- Rất nhiều cảm giác: chuếnh choáng, đã đầy, no nê...

-> Cái gì cũng ở cường độ cao, ở trạng thái mê say, ứ tràn.

- Sử dụng nhiều điệp từ: ta (5 lần), (3 lần), cho (3 lần)

=> Nhà thơ muốn ôm ghì, siết chặt cuộc sống trong vòng tay của mình vì sợ mất nó, muốn tận hưởng cuộc sống đó ở những cảm giác cuồng nhiệt, mãnh liệt nhất, tận hưởng những gì non nhất, ngon nhất của sự sống: mây đưa, gió lượn, cánh bướm với tình yêu, non nước, cây và cỏ rạng.

=> Sự vội vàng, hối hả, cuồng nhiệt đến với cuộc sống của nhà thơ.

* Luận điểm 3: Sự cảm nhận của tác giả qua các giác quan của cơ thể.

- Tác giả cảm nhận cuộc sống và thiên nhiên qua thị giác, khứu giác, thính giác,…

+ Thị giác: cảm giác mơn trớn của thiên nhiên

+ Khứu giác: cảm nhận mùi hương đẹp đẽ của thiên nhiên

+ Thính giác: cảm nhận được âm thanh của thiên nhiên

- Tác giả tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất: "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"

-> Tình yêu cuồng nhiệt, mãnh liệt của tác giả.

* Đặc sắc nghệ thuật

- Giọng thơ yêu đời vồ vập thấm vào từng câu từng chữ

- Câu ngắn dài đan xen linh hoạt, nhịp thơ nhanh mạnh

- Hàng loạt các điệp từ, điệp ngữ tuôn trào hối hả, dồn dập

c) Kết bài

- Khái quát ý nghĩa của đoạn thơ cuối đối với tác phẩm.

- Cảm nhận của bản thân.



I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần trăng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như...
Đọc tiếp


I. Bài 1 : Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.29)

1. Văn bản trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả
đó.
2. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp được sử dụng trong bốn dòng thơ
đầu.
3. Theo nhà thơ, chuẩn mực của mọi vẻ đẹp là gì? Quan niệm đó được thể hiện ở
những câu thơ nào trong văn bản?
II. Bài 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
( Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục – 2007, tr.30)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Điệp ngữ “ Ta muốn” lặp đi lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?
3. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các động từ ôm, riết, say, thâu và các tính từ
chếnh choáng, đã đầy, no nê trong văn bản.

4. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về quan niệm sống của
Xuân Diệu được thể hiện trong văn bản.

0