K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 12 2018

Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Giọng thơ thống thiết, lâm li rất phù hợp với nội dung đoạn trích.

7 tháng 12 2018

Nhận xét về giọng điệu mà bạn!

25 tháng 6 2019

- Giọng điệu buồn bi thiết diễn tả nỗi đau nước mất nhà tan.

- Thể thơ song thất lục bát diễn đạt thích hợp cảm xúc, giọng điệu trầm buồn của bài thơ.

- Sự đan xen hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập diễn tả nỗi uất ức, căm hờn

- Hai câu lục bát tha thiết, chậm dãi tạo độ sâu lắng, da diết

9 tháng 12 2018

bạn hỏi đoạn thơ nào biết ngõ mình có thể trả lời nhé

14 tháng 7 2018

- Đoạn thơ là lời trăng trối của người cha đối với con trước giờ vĩnh biệt, trong cảnh nước mất nhà tan. Lời người cha sâu nặng ân tình và tràn đầy nỗi xót xa, đau đớn. Đoạn thơ có giọng điệu, lâm li, chan chứa tình cảm, thể hiện nỗi lòng đau đớn, thống thiết đối với đất nước và giống nòi.

- Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

B. Hoạt động hình thành kiến thức1. Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội2. Tìm hiểu văn bảna. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng...
Đọc tiếp
B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Muốn làm thằng cuội

2. Tìm hiểu văn bản

a. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? So với những bào cùng thể thơ đã học, bài thơ này có điểm già khác (về ngôn ngữ,cách thể hiện)

b. Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?

c. Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu "ngông” nghĩa là gì ? (bộc lộ một thái độ như thế nào đối với cuộc sống)? Hãy phân tích cái “ngông” của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội (chú ý các câu 3 - 4, 5 - 6).

d. Phân tích hình ảnh cuối bài thơ: Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Em hiểu cái cười ở đây có ý nghĩa gì?

e. Theo em, những yếu tố nghệ thuật nào đã tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ?

1
27 tháng 12 2020

Đơ à !!!

Sao lại lấy bài Ngữ Văn 8 Tập 2???

31 tháng 3 2020

- Sang: sang trọng, giàu có.

- Câu thơ thể hiện một cách nói, một lối sống, một quan niệm và ứng xử tuyệt đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là “sang”.

- “Sang” vì lạc quan tin tưởng về con đường cách mạng đánh Nhật đuổi Pháp mà Người đang theo đuổi, sang vì lí tưởng và vì đời sống tâm hồn phong phú, sang vì phong thái ung dung tự tại dù hoàn cảnh sống và chiến đấu có gian khổ khắc nghiệt đến đâu.

3 tháng 4 2020

+ Giọng điệu bài thơ: bài thơ viết vào thời kì Bác Hồ sống và làm việc trong điều kiện hết sức khó khăn gian khổ nhưng bài thơ lại có giọng điệu đùa vui hóm hỉnh.
 
Sự thư thái của tâm hồn, một nụ cười hài hước. 
 
+ Cảnh sống và tinh thần của Bác:
 
- Cảnh sống:
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
 
Đây là thời kì Bác đang hoạt động cách mạng ở Pác Bó năm 1941. Lúc này đất nước ta chưa giành được độc lập, thực dân Pháp khủng bố gắt gao những người hoạt động Cách mạng. Những người Cách mạng phải vào hoạt động bí mật ở những nơi vùng rừng hoang vu để tránh tai mắt của giặc.
 
Câu thơ có sự đối xứng giữa hai khoảng thời gian và hai hành động trái ngược nhau: sáng ra - tối vào. Những địa điểm được nhắc đến là những địa điểm ở chốn lâm tuyền: suối - hang, con người như đang ẩn mình vào thiên nhiên nhịp sống đều đặn ung dung tự tại.
 
-Ăn uống:
 
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
 
• Nhịp thơ thay đổi từ 4/3 ở câu thơ trên chuyển thành 2/2/3.
 
• Cháo bẹ (cháo ngô) rau măng những thức ăn rất đạm bạc đơn sơ, bữa ăn hằng ngày của vị lãnh tụ đứng đầu đất nước. Câu thơ có hai cách hiểu, cách thứ nhất: cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, lúc nào cũng sẵn sàng. Cách hiểu thứ hai: dù phải ăn cháo bẹ, rau măng nhưng tinh thần vẫn luôn sẵn sàng, vẫn luôn hài lòng với cuộc sống, coi gian khổ nhẹ nhàng như không.
 
- Tinh thần làm việc:
 
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
 
“Bàn” nói cho sang vậy thôi, đây là những tảng đá núi do thiên nhiên bào mòn được kê làm bàn rất gồ ghề chông chênh. Đó là sự thiếu thốn về phương tiện tối thiểu nhất để làm việc trong hoàn cảnh thực tế.
 
Câu thơ gợi nên sự đối lập, đối lập giữa nơi ở gò bó tù túng, hoang vu hang núi, phương tiện và điều kiện làm việc thiếu thốn, đã ăn uống kham khổ quá đạm bạc cháo bẹ rau măng với tính chất của công việc vô cùng trọng đại dịch sử Đảng, để chèo lái con thuyền cách mạng. Dịch lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô để làm cơ sở cho bước đi của cách mạng Việt Nam, hay chính Bác đang viết nên những trang sử vàng cho dân tộc.
 
- Cuộc sống gian khổ thật là sang
 
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
 
Câu thơ đưa ra một kết luận bất ngờ, cuộc sống cực khổ thiếu thốn vậy mà lại gọi sang. Vậy nên hiểu chữ sang ở đây như thế nào?
 
Sang ở đây là nói về đời sống tinh thần, ung dung tự tại thoải mái, niềm hạnh phúc khi làm công việc có ý nghĩa đem lại lợi ích cho dân tộc, cho đất nước.
Đằng sau câu thơ là tinh thần lạc quan cách mạng là nụ cười đùa vui hóm hỉnh của Bác.
 

13 tháng 12 2017

 - Giọng điệu chung của bài thơ là vui, pha chút hóm hỉnh, hài hước

  - Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó :

   + "sáng ra bờ suối, tối vào hang" → cuộc sống tự tại, hòa hợp với tự nhiên

   + "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" → thiếu thốn, đói khổ nhưng vẫn yêu đời, vui vẻ.

   + "bàn đá chông chênh" → sự khó khăn gian khổ của hoàn cảnh sống cũng chính là gian khổ của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

   → Trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ khi sống ở Pác Bó nhưng Bác vẫn sống ung dung, tự tại và hòa hợp với tự nhiên.

  - Bác cảm thấy cuộc sống gian khổ ấy "thật là sang" là bởi vì:

   + Bác đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

   + Niềm vui lớn nhất của Người là tìm ra đường giải phóng nước nhà.

   + "sang" Người sống hòa hợp, vui vẻ với tự nhiên.

   → Sự hi sinh thầm lặng của Người- một Nhân cách vĩ đại, cao khiết.

12 tháng 11 2019

* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.

* Nguyên nhân của nỗi buồn:

- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.

- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.

- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.

Chép thuộc lòng 4cau thơ cuối của bài khi con tu hú 1 Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép 2 nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ trong khổ này Nhịp thơ bị thay đổi đột ngột(nhip 6/2trong câu thứ 8nhip 3/3 ở câu thứ 9) Giọng điệu nghẹn ngào uất ức 3Chi ra ít nhất 1 câu cảm thán có trong đoạn thơ trên?Nêu rõ lý do em chọn câu đó 4 tìm các...
Đọc tiếp

Chép thuộc lòng 4cau thơ cuối của bài khi con tu hú 1 Nêu nội dung chính của đoạn thơ vừa chép 2 nhận xét về nhịp thơ và giọng thơ trong khổ này Nhịp thơ bị thay đổi đột ngột(nhip 6/2trong câu thứ 8nhip 3/3 ở câu thứ 9) Giọng điệu nghẹn ngào uất ức 3Chi ra ít nhất 1 câu cảm thán có trong đoạn thơ trên?Nêu rõ lý do em chọn câu đó 4 tìm các từ ngữ và biện pháp nt trong đoạn thơ và nêu tác dụng 5 Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có âm thanh tiếng chim tu hú em hãy chỉ ra điểm giống vag khác nhau của tiếng chim tu hú 6 em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết 1 câu văn có 4 chữ đầu là tên bài thơ để tóm tắt bài thơ? 7 Nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng 1 đoạn văn quy nạp có độ dài từ 7 - 10 câu có sử dụng kiểu câu đã học gạch chân và chỉ rõ

0