K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

“Chiều muộn màng với những tia nắng tắt dần sau những toà nhà cao chọc trời. Từng dòng người vội vã trên những con đường đông đúc trở về tổ ấm, trở về với những bữa cơm chiều bên gia đình yêu thương (…)Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo của dải đất miền Trung. Tuổi thơ gắn liền với những bữa cơm mẹ nấu dù đạm bạc nhưng ấm áp tình thương. Nơi tôi sống chẳng có những nhà hàng xa...
Đọc tiếp

“Chiều muộn màng với những tia nắng tắt dần sau những toà nhà cao chọc trời. Từng dòng người vội vã trên những con đường đông đúc trở về tổ ấm, trở về với những bữa cơm chiều bên gia đình yêu thương (…)

Tôi sinh ra và lớn lên ở một miền quê nghèo của dải đất miền Trung. Tuổi thơ gắn liền với những bữa cơm mẹ nấu dù đạm bạc nhưng ấm áp tình thương. Nơi tôi sống chẳng có những nhà hàng xa hoa, thậm chí đến cả một quán ăn nhỏ ven đường cũng không. Chỉ có những bếp tranh đơn sơ toả khói lam quyện trong làn sương mờ đặc buổi sớm; có những bữa cơm nho nhỏ với những yêu thương đong đầy đượm lên trong tâm hồn trẻ thơ. Những hồi ức đẹp đẽ ấy khắc khoải trong nỗi nhớ không bao giờ quên.

Ai rồi cũng sẽ có lúc lớn lên và đi xa. Nhưng những kỉ niệm thân thương bên gia đình vẫn luôn còn mãi. Và những kỉ niệm ấy là chút dư âm ngọt ngào mà cuộc đời ban tặng mỗi chúng ta.”

                                                                          (Trích: Bữa cơm gia đình - gacsach.club)

Câu 1 (1,00 điểm)

a/  Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Dấu hiệu giúp em nhận biết điều đó?

b/ Nêu nội dung đoạn trích trên?

Câu 2 (1,00 điểm) Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi: “Từng dòng người vội vã trên những con đường đông đúc trở về tổ ấm, trở về với những bữa cơm chiều bên gia đình yêu thương.”

a/ Xác định hai từ láy có trong câu trên?

b/ Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy đó?

Câu 3 (1,00 điểm) Từ đoạn trích trên, em hiểu tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

0
Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu trên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: Xác định phó từ có trong câu văn đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.

0
ĐỌc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : Sơn TInh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời , cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt . Thần nước đành rút quân .Câu 1 : Đoạn trích trên...
Đọc tiếp

ĐỌc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : 

Sơn TInh không hề nao núng . Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời từng dãy núi , dựng thành lũy đất , ngăn chặn dòng nước lũ . Nước sông dâng lên bao nhiêu , đồi núi cao lên bấy nhiêu . Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời , cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã cạn kiệt . Thần nước đành rút quân .

Câu 1 : Đoạn trích trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

Câu 2 : Tìm các từ láy trong đoạn văn . 

Câu 3 : Tìm các động từ và nhận xét về cách sử dụng các động từ ấy gây ấn tượng gì cho người đọc ?

Câu 4 : Xác định câu chủ đề mang ý nghĩa quan trọng của đoạn trích trên .

Cậu 5 : Đoạn văn trên kể về nhân vật nào ? Ý nghĩa của nhân vật này trong tác phẩm.

Câu 6 : Viết đoạn văn độ dài 12 - 15 câu . Trình bày cảm nghĩ của em về nhân vật trong đoạn trích trên . Trong đoạn văn có sử dụng từ láy , động từ . ( Gạch chân dưới một từ láy , động từ )

GẤP LẮM LUN Ý !!!!!!! BẠN NÀO HỢP LÍ NHẤT VÀ NHANH NHẤT THÌ MK SẼ TICK !!!!! CẢM ƠN TRƯỚC !!!!!

0

Chủ nhật tuần trước như mọi lần tôi trở về nhà cùng gia đình. Thường tôi sẽ cùng cả nhà ra ngoài ăn nhưng hôm nay khi chuẩn bị đặt chân vào nhà, tôi đã ngửi thấy thoang thoảng ( láy toàn bộ )mùi thơm của món Cà ri. Vừa bước vào nhà tôi ngỡ ngàng ( láy bộ phận ) khi thấy một bàn đồ ăn được dọn sẵn và cả nhà đang chờ tôi về. Tôi nhanh chóng ngồi xuống bàn ăn thưởng thức những món ăn hấp dẫn mà cả nhà đã chuẩn bị cho tôi.  Ai cũng dành cho tôi những lời động viên và yêu thương chân thành nhất. Trong lòng ngập tràn hạnh phúc, tiếng nói cười vang vọng khắp ngôi nhà ấp áp...

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa. (Theo Nguyễn Đình Thi)

Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 2: Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên?

Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì? - Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. - Mùa xuân đã đến.

Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 7 câu) nêu cảm nhận của em về khung cảnh trong đoạn văn. Trong đó có sử dụng 1 từ láy (gạch chân) 

mọi người ơi giúp mk nha mk đg cần gấp ( 5 người nhanh nhất nha )

3
28 tháng 10 2021

Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi, đen xám.

Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Và hai bên ven con sông nước êm đềm trong mát, không một tấc đất nào bỏ hở. Ngay dưới lòng sông, từ sát mặt nước trở lên, những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà… chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn.

(Nguyễn Đình Thi)

1

nội dung chính là nói về cảnh đẹp của nùa xuân bên bờ sông Lương

2

a) Nhà văn đã miêu tả cảnh mùa xuân theo trình tự thời gian, từ khi mùa xuân bắt đầu đến cho đến khi đến hẳn rồi, 

Qua những hình ảnh " hoa đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất", "các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển mầu lốm đốm", những luống ngô, đỗ, lạc, khoai, cà,... chen nhau xanh rờn phủ kín các bãi cát mùa này phơi cạn., , từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, những đàn sâm cầm, những con giang, con sếu, 

b) Từ ngữ diễn tả màu sắc: đỏ mọng, màu lúa non sáng dịu, đen xám, xanh um, lốm đốm, hung vàng, xanh rờn, daỹ núi biếc, 

3

    Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương                                                                                                                                                          Chủ Ngữ           Vị Ngữ

thuộc kiểu câu:

4

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống..

CHÚC BẠ HỌC TỐT !!! ( mình ko giỏi văn nên giúp đc ít nhiều thôi)

28 tháng 10 2021

5 NGƯỜI THÀNH 0 NGƯỜI CHỤI  NHA NGHÊ ÓA GIỎI 10 ĐIỂM NHA 

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢNBài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 
“Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã.” 
(Trích SGK Ngữ văn 6, tập II, trang 3) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 
2. Nội dung của đoạn văn là gì? 
3. Hãy chỉ ra câu văn có  hình ảnh  so sánh và nêu tác dụng của phép so sánh ây? 
4. Để có sức khoẻ tốt không bị lây nhiễm COVID- 19, em phải làm gì? 
Bài tập 2: Cho câu thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Chú bé loắt choắt..."
Câu 1. Chép tiếp những câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ 2 và 3 trong một bài thơ em đã học ?
Câu 2. Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai?
Câu 3. Nêu nội dung chính của hai khổ thơ trên?
Câu 4. Tìm các từ láy và biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên? Em cho biết việc sử dụng các từ láy và biện pháp tu từ ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của hai khổ thơ ấy?
 

2
16 tháng 4 2020

em ko biết

16 tháng 4 2020

Bài tập 1:
1.Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên : Miêu tả
2. Nội dung của đoạn văn : Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
3. Câu có sử dụng biện pháp so sánh : Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
Tác dụng : Nhấn mạnh rõ vẻ đẹp của Dế Mèn
4.Để có sức khỏe tốt không bị lây nhiễm COVID - 19 , em sẽ :
- Rửa tay thường xyên bằng xà phòng
- Ra đường nhớ đeo khẩu trang
- Ăn chín uống sôi
- Không khạc nhổ bừa bãi
- Không tập trung nơi đông người...
Bài tập 2:
Câu 1:
"Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt 
 Cái đầu nghênh nghênh

 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng..."
Câu 2:
Hai khổ thơ trên trích trong bài "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu
Câu 3 :
Nội dung chính : Miêu tả chú bé Lượm
Câu 4 : 
Từ láy : loắt choắt , xinh xinh , thoăn thoắt , nghênh nghênh
*Tự làm tiếp nha!


 

11 tháng 11 2021

câu 1

a.thơ 5 chữ

b

 - Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ

.câu 2  biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ. 

11 tháng 11 2021

Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa

a . Xác định thể loại của văn bản trên.

Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )

b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.

PTBĐ: Tự sự, biểu cảm

c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào

Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng

d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.

Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào 

e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.

"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.

f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”

Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh

g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”

Biện pháp tu từ: Nhân hóa

Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.

h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì

Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :

+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương

+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó

+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng

+ ....

* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *

11 tháng 11 2019

a. Từ ghép: từ giã, mẹ con, túp lều, gốc đa, kiếm củi, nuôi thân, yêu quái, kinh đô.

Từ láy: thật thà, vội vã, hí hửng.

Từ mượn: từ giã, yêu quái, kinh đô, phong

b. Từ "thân" trong cụm từ "kiếm củi nuôi thân" được dùng với nghĩa gốc.

- Từ "thân" với nghĩa chuyển: thân tàu, thân cây.

+ Bộ phận kĩ thuật đang hoàn thiện phần thân tàu.

+ Chim gõ kiến cần mẫn kiếm ăn ở thân cây.

c. Vội vã: nhanh, gấp gáp.

Giải thích bằng cách dùng những từ có nghĩa tương đương.