Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
THAM KHẢO
tham khảo
___
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Thần Trụ trời", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.
Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:
"Ngày xưa, từ rất xưa...
Người già không nhớ nổi
Mấy năm mấy nghìn đời
Ngày xưa từ rất xưa...
Người trẻ không biết tới
Mấy nghìn, mấy vạn năm"
Mốc thời gian không cụ thể khiến chúng ta không thể biết chính xác đó là thời điểm nào. Khoảng thời gian ấy xưa đến mức người già cũng không thể nhớ nổi, người trẻ thì lại chẳng thể biết tới. Và cuộc sống con người lúc bấy lại thật đơn giản. Trước khi đi san mặt đất, con người vẫn sống chung, ở chung và ăn chung với nhau. Người Lô Lô xưa đã biết tận dụng điều kiện tự nhiên để trồng bắp, lấy nước uống từ "bụng đá" "Trồng bắp trên núi cao/ Uống nước từ bụng đá". Tuy nhiên, sống trong không gian hoang sơ, thiếu thốn khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô" nên con người thời cổ đã khẩn trương cùng nhau đi tái tạo thế giới.
Để có thể san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời thì người Lô Lô đã biết tận dụng sức mạnh của các loài vật xung quanh lúc bấy giờ:
"Kiếm con trâu sừng cong
Chọn con trâu sừng dài"
Họ kiếm những con trâu sừng phải cong, phải dài vì đây là những con trâu khỏe, trâu tốt. Chúng đi cày bừa san đất mà không quản gì mệt nhọc. Có sức giúp đỡ của chúng thì công cuộc cải tạo mặt đất của người Lô Lô xưa chẳng mấy chốc mà thành. Thế nhưng công việc san phẳng mặt đất, san phẳng bầu trời là công việc chung của muôn loài nên con người đã đi chuột chũi cóc, ếch. Đáp lại lời kêu gọi của người Lô Lô xưa, các con vật đều tìm cớ trốn tránh, thoái thác. Không thể trông cậy vào chúng, con người đã tập hợp sức mạnh của nhau để cải tạo thiên nhiên "Giống nào cũng không đi/ Người gọi nhau làm lấy". Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.
Không chỉ độc đáo ở chủ đề, truyện "Đi san mặt đất" còn có những đặc sắc ở khía cạnh nghệ thuật. Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.
Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.
"Đi san mặt đất" là một trong những truyện thần thoại đặc sắc của người Lô Lô. Truyện đã thể hiện những lí giải nguyên sơ của người xưa về vũ trụ, về thế giới qua thể thơ năm chữ kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Qua câu chuyện, ta càng thêm ấn tượng với trí tưởng tượng của người xưa trong việc sáng tạo những giá trị văn hóa dân gian.
Câu chuyện Cóc kiện Trời cho em bài học quý giá về cuộc sống. Nếu chúng ta có một ý kiến khác, hay muốn nói lên nguyện vọng của bản thân thì hãy mạnh dạn, dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình với người khác. Giống như câu chuyện là nhân vật cóc mạnh dạn lên hỏi ông trời, lên bày tỏ ý kiến của mình bằng sự thông minh và nhanh trí, dũng cảm và can đảm. Vì bởi trong cuộc sống không thể có những ý kiến chúng ta luôn đồng tình, mà cũng phải có những thứ chúng ta không đồng ý, nguyện vọng riêng của bản thân. Nếu chúng ta không chịu nói ra, người khác sẽ không hiểu được, kết quả sẽ không như mong đợi của bản thân và chúng ta cũng phải chịu thiệt thòi. Hãy bày tỏ cảm xúc và lời nói của chúng ta đến mọi người, để họ có thể thấu hiểu và kết quả chúng ta nhận được sẽ tốt đẹp hơn.
Xem thêm: https://toploigiai.vn/cau-chuyen-coc-kien-troi-giup-anh-chi-co-them-bai-hoc-gi-trong-cuoc-song-vi-sao
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
- Với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết hay sử thi, cần tập trung cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...
- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,...
Truyện cổ tích "Sọ dừa" là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện này không chỉ mang tính giải trí mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa và triết lý sâu sắc.
"Sọ dừa" kể về cuộc phiêu lưu của một chàng trai thông minh và gan dạ, người đã đánh bại được những thử thách khó khăn để giành được sự sống. Truyện tập trung vào việc khai thác tài năng và sự sáng tạo của con người, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng dũng cảm và kiên nhẫn trong cuộc sống.
Một trong những nét đặc sắc của truyện "Sọ dừa" là cách xây dựng nhân vật và tình tiết. Nhân vật chính được tạo hình rõ nét, có tính cách độc đáo và được khai thác một cách sâu sắc. Tình tiết trong truyện được sắp xếp một cách hợp lý, tạo nên sự hấp dẫn và kịch tính cho câu chuyện.
Ngoài ra, truyện "Sọ dừa" còn có sự kết hợp tinh tế giữa yếu tố thực tế và yếu tố huyền ảo. Nhờ vào việc sử dụng các yếu tố như ma thuật, quái vật và các vật phẩm kỳ diệu, truyện mang đến cho người đọc một thế giới màu sắc và phong phú.
Tuy là một truyện cổ tích, nhưng "Sọ dừa" không chỉ dành riêng cho trẻ em mà còn có sức hút đối với mọi lứa tuổi. Tác phẩm này không chỉ giúp người đọc giải trí mà còn truyền tải những thông điệp về lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn và tinh thần đấu tranh vươn lên trong cuộc sống.
Tóm lại, truyện cổ tích "Sọ dừa" là một tác phẩm nghệ thuật đáng để khám phá và trân trọng. Từ cách xây dựng nhân vật đến cách triển khai tình tiết, tác phẩm này mang đến cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời và những bài học ý nghĩa về cuộc sống.
Một trong những tác phẩm truyện mà tôi đã đọc và ấn tượng mạnh là "To Kill a Mockingbird" của Harper Lee. Đây là một cuốn tiểu thuyết kinh điển và được coi là một trong những tác phẩm văn học quan trọng nhất của thế kỷ 20. Dưới đây là một phân tích và đánh giá về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm này:
Chủ đề:
"To Kill a Mockingbird" khám phá chủ đề phân biệt chủng tộc, công lý và trưởng thành. Tác phẩm tập trung vào câu chuyện của Scout Finch, một cô bé sống ở thị trấn nhỏ Maycomb, Alabama và chứng kiến sự bất công và phân biệt chủng tộc trong xã hội. Chủ đề công lý và trưởng thành xuất hiện qua việc Scout và anh trai Jem tìm hiểu về sự đối đầu với bất công và học cách đối mặt với nó.
Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật:
Lời kể: Tác phẩm được kể qua góc nhìn của Scout, một cô bé 6 tuổi. Lời kể ngây thơ và chân thực của Scout mang lại một cái nhìn trong trẻo và đáng yêu về thế giới xung quanh.Nhân vật: "To Kill a Mockingbird" có những nhân vật đa chiều và phong phú. Scout, Jem và Dill là những nhân vật trẻ tuổi đáng yêu và tò mò. Atticus Finch, người cha của Scout và Jem, được miêu tả là một người đàn ông công bằng và nhân hậu. Nhân vật Boo Radley mang tính biểu tượng và tạo ra sự căng thẳng và tò mò trong câu chuyện.Môi trường: Maycomb, Alabama được miêu tả chi tiết và tạo nên một bối cảnh xã hội và văn hóa đặc trưng. Môi trường này tạo ra sự phân biệt chủng tộc và bất công, đồng thời cung cấp một nền tảng để khám phá chủ đề chính của tác phẩm.Đánh giá:
"To Kill a Mockingbird" là một tác phẩm truyện xuất sắc với chủ đề phân biệt chủng tộc và công lý được thể hiện qua lời kể ngây thơ và những nhân vật đáng yêu. Tác phẩm này không chỉ khám phá sự bất công xã hội mà còn đặt câu hỏi về lòng nhân hậu và trưởng thành. Cách viết chân thực và môi trường sống động của Harper Lee đã tạo nên một tác phẩm truyện đáng để đọc và suy ngẫm.
Tóm lại, "To Kill a Mockingbird" là một tác phẩm truyện tuyệt vời với chủ đề phân biệt chủng tộc và công lý được thể hiện qua lời kể ngây thơ và những nhân vật đáng y
Câu chuyện Cóc kiện Trời cho em bài học quý giá về cuộc sống. Nếu chúng ta có một ý kiến khác, hay muốn nói lên nguyện vọng của bản thân thì hãy mạnh dạn, dũng cảm nói lên suy nghĩ của mình với người khác. Giống như câu chuyện là nhân vật cóc mạnh dạn lên hỏi ông trời, lên bày tỏ ý kiến của mình bằng sự thông minh và nhanh trí, dũng cảm và can đảm. Vì bởi trong cuộc sống không thể có những ý kiến chúng ta luôn đồng tình, mà cũng phải có những thứ chúng ta không đồng ý, nguyện vọng riêng của bản thân. Nếu chúng ta không chịu nói ra, người khác sẽ không hiểu được, kết quả sẽ không như mong đợi của bản thân và chúng ta cũng phải chịu thiệt thòi. Hãy bày tỏ cảm xúc và lời nói của chúng ta đến mọi người, để họ có thể thấu hiểu và kết quả chúng ta nhận được sẽ tốt đẹp hơn...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/cau-chuyen-coc-kien-troi-giup-anh-chi-co-them-bai-hoc-gi-trong-cuoc-song-vi-sao
Tham khảo
Nhắc đến những câu chuyện cổ tích của nước ta, không thể bỏ qua truyện “Cây khế”. Đây được xem là một trong những tác phẩm truyện cổ tích đặc sắc nhất trong kho tàng truyện dân gian của nước ta.
Truyện kể về hai anh em nhà nọ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, sống nương tựa vào nhau. Cha mẹ mất để lại cho hai anh em một cây khế và một chút ruộng vườn, của cải, tuy không khá giả nhưng hai anh em vẫn có cuộc sống no đủ. Từ khi người anh trai lấy vợ bỗng sinh ra lười nhác, mọi việc đều đổ hết lên đầu vợ chồng người em. Thậm chí sợ em tranh công nên anh trai đã chia gia tài, chiếm hết của nải, đẩy vợ chồng em ra túp lều nát với cây khế của cha mẹ để lại. Vợ chồng người em chăm chỉ làm lụng, chăm bẵm cho cây khế ra quả, chim quý đến ăn và đã trả công vợ chồng em trai bằng vàng bạc. Tiếng đồn đến tai người anh, người anh tham lam nên gạ đổi gia tài lấy cây khế. Chim quý cũng đến ăn và hứa trả ơn bằng vàng, nhưng vì tính tham lam vô độ của người anh nên đã bị chim quý hất xuống biển sâu. Cốt truyện tuy rất đơn giản, ngắn gọn nhưng chất chứa trong đó những bài học về cuộc sống vô cùng sâu sắc và thấm thía.
Truyện “Cây khế” phản ánh cuộc xung đột giữa hai tuyến nhân vật trong một gia đình, một bên là vợ chồng người em trai hiền lành, chăm chỉ, chịu khó; một bên là vợ chồng người anh trai tham lam, ích kỉ, chỉ nghĩ đến đồng tiền. Thông qua khai thác xung đột trong gia đình này, tác giả dân gian đã phản ánh chủ đề của chuyện đó là phê phán sự tham lam, ích kỉ của con người, ca ngợi những con người chịu khó, chăm chỉ, biết sống lương thiện, biết thế nào là đủ. Câu chuyện còn là lời cảnh tỉnh cho những ai đã và đang xem nhẹ tình anh em trong gia đình, cắt đứt tình máu mủ ruột rà chỉ vì những cái lợi trước mắt. Chủ đề truyện này không mới nhưng nó vẫn có giá trị không riêng với thế giới cổ tích mà còn cả xã hội hiện thực bây giờ.
Góp phần tạo nên thành công cho câu chuyện, ngoài giá trị của chủ đề và bài học sâu sắc trong truyện Cây khế thì không thể quên sự đóng góp của các hình thức nghệ thuật. Chính những hình thức nghệ thuật đặc sắc ấy đã giúp cho chủ đề và bài học trong truyện trở nên sâu sắc, thấm thía hơn và hấp dẫn độc giả hơn.
Yếu tố nghệ thuật đầu tiên cần kể đến đó là nghệ thuật tạo tình huống. Tình huống truyện chia gia tài, vốn rất quen thuộc trong truyện kể dân gian. Nhờ tình huống này bản chất xấu xa tham lam của vợ chồng người anh trai được bộc lộ. Tình huống thứ hai, góp phần giúp mạch truyện tiến triển là tình huống chim quý xuất hiện và ăn khế của vợ chồng em trai. Nhờ chim quý vợ chồng em trai được đền đáp xứng đáng cho tấm lòng, sự lương thiện của mình. Cũng nhờ chim quý mà vợ chồng người anh trai đã bị trừng trị thích đáng cho bản tính tham lam, mờ mắt vì tiền của mình. Nhân vật chim quý đóng vai trò là nhân vật chức năng, thế lực siêu nhiên, thay nhân dân thực hiện mong ước của họ. Đây cũng là kiểu nhân vật khá quen thuộc trong truyện cổ tích Việt Nam.
Xây dựng nhân vật giàu tính biểu trưng cũng là một nét nổi bật cho truyện cổ tích Việt Nam. Trong đó người anh trai là tuyến nhân vật đại diện cho kiểu người tham lam, chỉ nghĩ đến đồng tiền; nhân vật em trai là đại diện cho tuyến nhân vật bất hạnh, mồ côi, chịu nhiều thiệt thòi, cam chịu. Hai tuyến nhân vật chính - tà khá quen thuộc trong truyện cổ tích, là đại diện cho các kiểu người trong xã hội phân chia giai cấp thời bấy giờ.
Nét đặc sắc cuối cùng em muốn nói đến trong bài viết là cách khắc họa tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Nhân vật trong truyện cổ tích vốn chưa có những tâm lý hay nét tính cách độc đáo, riêng biệt như trong văn xuôi của các tác giả văn học. Nhưng thông qua lời thoại, ngôn ngữ, hành động chúng ta cũng thấy được phần nào những nét tính cách đặc trưng của nhân vật. Chẳng hạn qua thái độ “rối rít, mừng quýnh, vái lấy vái để “ khi gặp chim thần của vợ chồng anh trai cũng đủ thấy vợ chồng anh ta là người tham lam, ích kỉ, tôn sùng vật chất, luôn trông chờ vào vận may; hành động “nhét đầy vàng vào tay áo, ống quần, lết mãi mới ra khỏi hang” đủ thấy anh trai tham lam đến mờ lý trí… còn vợ chồng người em trai thấy con chim thần chỉ biết than “ ông chim ơi, ông ăn hết khế nhà cháu…” rồi hành động “chỉ nhặt vừa đủ vàng bạc nhét vào túi rồi ra về” cũng đủ thấy người em trai vốn bản tính lương thiện, hiền lành. Nhân vật chỉ được khắc họa qua hành động, ngôn ngữ nhưng những nét tính cách nổi bật vẫn hiện lên tương đối đậm nét.
Những phân tích ở trên đây cho thấy Cây khế là một truyện cổ tích tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Về chủ đề, truyện chính là lời cảnh tỉnh, phê phán đến những người có lối sống ham vật chất, coi thường tình cảm máu mủ. Về hình thức nghệ thuật, tác giả đã kết hợp hài hòa các yếu tố về tình huống truyện, ngôn ngữ, hành động để nhân vật bộc lộ rõ cá tính của mình, thông qua đó chủ đề truyện cũng được tô đậm.
Câu chuyện là một bài học đắt giá cảnh tỉnh những người tham lam, không coi trọng tình cảm gia đình, sớm hay muộn cũng sẽ nhận phải một kết cục không may mắn.