K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau: 

- Xác định chủ đề của đoạn văn. 

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn 

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a) Ngày nay, người ta thường nói nhiều đến sự xung đột giữa chiếc xe Lếch-xớt với cây ô liu. Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây Lô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. Có vẻ như toàn cầu hoả đang áp đặt

vô số những chuẩn mực chung cho mọi tộc người. Các chuẩn mực về kĩ thuật, về công nghệ thông tin và truyền thông, về thương mại, về đầu tư,... tất cả là chung và tất cả những cải chung đang ngày một nhiều thêm lên, Cải chung nhiều thêm lên, thì cái riêng sẽ bị giảm bớt đi. Đó là một nguy cơ hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, chiếc xe Lếch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy. Không có hội nhập, nghề múa rối nước, nghề thổ cẩm của chúng ta chắc sẽ rất khó phát triển. Ngược lại, các nhà hàng, khách sạn cao cấp chắc cũng sẽ có ít sức hấp dẫn đối với khách du lịch nước ngoài, nếu thiếu sự hiện diện của hồn văn hoá Việt. (Nguyễn Sĩ Dũng) 

b) Cuối cùng, “Thu vịnh” đã kết lại bằng bức hoạ thật nhanh mà thật đọng:

“Nhân hủng cũng vừa toan cắt bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.” 

Nỗi niềm vu ẩn không chịu buông tha cho Tam nguyên Yên Đổ. Cái cảm giác “thẹn với ông Đào” là nét thanh tao, lặng thầm mà khiêm cung của Nguyễn Khuyến, Nó không chỉ im riêng vào bài thơ này, mà còn độ bóng xuống cả ba bài thơ, làm nên một chân dung thật nhất quán của Nguyễn Khuyển: một thi nhân tạo nhã – một nho gia khi tiết. (Chu Văn Sơn)

c) Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a. Chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng

- Tính liên kết

+ Các từ liên kết:

Phép thế: đó là

Phép nối: Tuy nhiên, Ngược lại,....

- Tính mạch lạc

+ Các câu trong văn bản cùng nói vè một chủ đề: mối quan hệ giữa truyền thông và hiện đại, cái chung và cái riêng

b. Chủ đề: Nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua hai câu thơ kết bài “Thu vịnh”

- Tính liên kết

Phép thế: nó

- Tính mạch lạc

+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: nỗi niềm của Nguyễn Khuyến qua 2 câu thơ kết

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý

c. Chủ đề: Cách cư xử thô lỗ của con người

- Tính liên kết

+ Phép nối: bởi vì, đôi khi, nhưng

+ Phép thế: Đó là, Làm như vậy, Nó

- Tính mạch lạc

+ Các câu của đoạn văn nói về cùng một chủ đề: cách hành xử thô lỗ của con người

+ Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý: nguyên nhân xư xử thô lỗ => biểu hiện của sự thô lỗ => hậu quả của việc cư xử thô lỗ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống. 

- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau. 

29 tháng 8 2023

- Chiếc xe Lếch - xớt đại diện cho sự hiện đại và toàn cầu hóa.

- Cây ô liu đại diện cho bản sắc và truyền thống.

→ Nếu sự toàn cầu hóa ngày càng phát triển (cái chung) thì bản sắc (cái riêng) sẽ bị giảm bớt đi. Tuy nhiên, hai điều này không nhất thiết phải xung đột và triệt tiêu nhau mà vẫn có thể tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.

5 tháng 3 2023

- Thái độ của tác giả vấn đề bản sắc và hội nhập toàn cầu hoá: Cho rằng không nhất thiết phải có sự xung đột lẫn nhau, cần bảo vệ và xây dựng lẫn nhau.

- Một số câu văn, đoạn văn trong văn bản thể hiện rõ thái độ ấy: Tuy nhiên, chiếc xe Lệch-xớt và cây ô liu không nhất thiết bao giờ cũng phải xung đột và triệt tiêu lẫn nhau. Ngược lại, chiếc xe Lếch-xớt vẫn có thể tạo điều kiện cho việc bảo tồn cây ô liu và cây ô liu vẫn có thể trang điểm cho chiếc xe Lếch-xớt. Việc hội nhập và việc giữ gìn bản sắc cũng vậy.

29 tháng 8 2023

- Chiếc xe Lếch - xớt tượng trưng cho những gì hiện đại, tượng trung cho sự phát triển và toàn cầu hóa.

- Cây ô liu tượng trưng cho sự truyền thống, cho bản sắc văn hóa.

5 tháng 3 2023

- Chiếc xe Lếch-xớt đại diện cho sự hiện đại và sự toàn cầu hoá. Cây ô liu đại diện cho bản sắc và cho truyền thống.

- Hai hình ảnh này tạo nên sự xung đột giữa sự hiện đại và truyền thống vốn có, vấn đề được đặt ra làm sao để cân bằng với nhau, đây cũng chính là vấn đề tương tự cho việc làm sao để hội nhập và giữ gìn bản sắc dân tộc không còn mâu thuẫn, triệt tiêu nhau.

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:- Xác định chủ đề của đoạn văn.- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.a. Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định chủ đề của đoạn văn.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a. Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi những nguy cơ, giáo điều, cản trở, lạc hậu, để phát triển vượt lên. Làm vậy là trung thành với cha anh, với mong muốn một Việt Nam phát triển, mong “con hơn cha” để nhà có phúc. Đó là sự trung thành với lí tưởng một dân tộc và một đất nước Việt Nam phát triển cường thịnh, một xã hội thật sự tốt đẹp; chứ không phải trung thành theo nghĩa phải nghĩ, phải nói, phải viết, phải làm hệt y như cha anh, dù hoàn cảnh đã khác. (Vũ Ngọc Hoàng).

b. Thế hệ người lớn hôm nay có ý định để lại gì cho lớp trẻ? Thông thường, nhiều người có trách nhiệm và tâm huyết vẫn nghĩa phải phấn đấu để lại cho lớp trẻ một quốc gia phát triển. Đó là mong muốn chính đáng, làm được như thế thì quá tốt. Nhưng làm sao mà để lại được cho lớp trẻ một đất nước phát triển khi mà ta chưa tạo ra được một đất nước như vậy? Ta không thể để lại cái mà ta chưa làm ra được. Có lẽ phải nghĩ cách khác, trước nhất, quan trọng nhất, là để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ, của cả cách họ suy nghĩ khác ta, để từ đó, những con người mới ấy sẽ tạo ra một đất nước Việt Nam phát triển. Để lại con người mới là để lại tất cả. Con để lại tất cả (nếu có) mà không để lại được con người thì tất cả cũng sẽ không còn. (Vũ Ngọc Hoàng).

c. Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”. Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó. Ba chữ mây từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiền cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu. Cả lơ phơ và hắt hiu như phụ họa với nhau để thâu tóm cái hồn của gió thu: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Thi sĩ đã dùng cái “động” gần để gợi cái “tĩnh” xa trong bao la của thinh không. Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng? (Chu Văn Sơn)

d. Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)


 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

a.

- Chủ đề của đoạn văn: Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép liên tưởng.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Phải ra sức đổi mới và sáng tạo; cách đổi mới và sáng tạo hiệu quả nhất.

b.

- Chủ đề của đoạn văn: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

c.

- Chủ đề của đoạn văn: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Sử dụng từ ngữ liên kết “và”.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu; Phân tích theo trình tự các câu thơ.

d.

- Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

Cho đoạn văn sau:Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải lên những...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu, con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.

Trời đang thu. Nếu như ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó cũng chỉ có thể làm thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải lên những ngọn núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi người đều biết rằng chỉ cần một tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.

(Pau-tốp-xki, Lẵng quả thông)

Nhận xét nào dưới đây là đúng về đoạn văn trên?

B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.

B. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và biểu cảm.

C. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự và miêu tả.

D. Đoạn văn có sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.

1
26 tháng 9 2017

Chọn đáp án: D

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Từ văn bản trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 1/2 trang giấy thi ) về tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống hôm nay

1
24 tháng 6 2019

- Ở câu này, giam khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phục. Có thể theo định hướng sau :

+ Hiểu và chỉ sau được những biểu hiện của người có tinh thần trách nhiệm ( Tinh thần trách nhiệm là ý thức và nỗ lực hoàn thành tốt chức trách và phận sự của mình với gia đình và xã hội..)

+ Khẳng định tầm quan trọng của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống : là tiêu chí để đánh giá con người, quyết định đến sự thành – bại của cá nhân và sự phát triển bền vững của xã hội...; có thể chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng của cuộc sống do một số người làm việc vô trách nhiệm gây ra.

+ Rút ra bài học nhận thức và hành động : nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, ở mọi nghành nghề, mọi cương vị...

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác...
Đọc tiếp

a) Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn ra những tấm gương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết :

Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

Tác giả phải dùng tháo tác nào để có thể nhận rõ sự khác nhau và giống nhau ? Câu văn trên được viết nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau hay sự giống nhau ?

b) Đoạn bàn về việc so sánh đức nhà Lí và nhà Lê trong Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu dẫn dưới đây có cùng mục đích nhấn mạnh sự khác nhau (hoặc giống nhau) như câu trên không ?

Có người hỏi Lê Đại Hành với Lí Thái Tổ ai hơn ?

Trả lời rằng : Về mặt dẹp gian bên trong, đánh giặc bên ngoài để làm mạnh nước Việt ta và ra uy với người Tống thì công của Lí Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành gian nan khó nhọc. Về mặt ân uy rõ rệt, lòng người vui vẻ suy tôn, làm cho vận nước lâu dài, để phúc lại cho con cháu thì Đại Hành không biết lo xa bằng Lí Thái Tổ. Thế thì Lí Thái Tổ hơn.

Từ đó suy ra: Thao tác so sánh bao gồm mấy loại chính ?

c) Có người hoài nghi tác dụng của so sánh, vì “mọi so sánh đều khập khiễng”. Anh (chị) có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ?

Theo anh (chị), để có thể so sánh đúng cách thì ta cần phải chú ý những điều gì ? Hãy chọn những câu trả lời đúng trong số các câu sau :

- Những đối tượng (sự vật, hiện tượng) được so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt (một phương diện) nào đó

- Những đối tượng được so sánh phải hoàn toàn tương đồng hoặc tương phản với nhau.

- Sự so sánh phải dựa trên những tiêu chí cụ thể, rõ ràng và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nhận thức bản chất của vấn đề (sự vật, hiện tượng).

- Những kết luận rút ra từ sự so sánh phải chân thực, mới mẻ, bổ ích, giúp cho việc nhận thức sự vật (hiện tượng, vấn đề) được sáng tỏ và sâu sắc hơn.

1
9 tháng 12 2017

Thao tác so sánh. So sánh tinh thần yêu nước của nhân dân ta với đồng bào ta ngày nay

- Câu văn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước nhằm nhấn mạnh sự giống nhau.

b, Đoạn văn của sử gia Lê Văn Hưu sử dụng thao tác so sánh nhằm nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa Lý Thái Tổ và Lê Đại hành trong hai việc: “dẹp gian bên trong… để phúc lại cho con cháu”

- Từ (a) và (b) suy ra hao tác so sánh gồm hai loại chính, so sánh nhằm nhận ra sự giống nhau, sự khác nhau

c, Không đồng ý với ý kiến trên. Vì So sánh là một trong những thao tác quan trọng, cần thiết trong lập luận, đời sống, góp phần hỗ trợ tích cực vào quá trình nhận thức của con người

→ Lựa chọn khẳng định 1, 3, 4

1. Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.2. Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt tròn trong những cái lỗ vuông… những người có cách nhìn khác biệt – họ không ưa luật lệ… Bạn có thể ám chỉ họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ họ, nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi...
Đọc tiếp

1. Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.2. Đây là những kẻ điên rồ, lạc lõng, phản kháng, đầy rắc rối, những cái chốt tròn trong những cái lỗ vuông… những người có cách nhìn khác biệt – họ không ưa luật lệ… Bạn có thể ám chỉ họ, không tán đồng với họ, vinh danh họ hoặc lăng mạ họ, nhưng điều duy nhất bạn không thể làm là lờ họ đi bởi vì họ thay đổi nhiều điều… họ thúc đẩy nhân loại tiến lên phía trước và trong khi một số người có thể thấy họ là điên rồ, chúng tôi thấy những thiên tài, bởi chỉ những người đủ điên rồ để nghĩ mình có thể thay đổi thế giới mới là những người thay đổi thế giới. 3. Bạn không thể kết nối các điểm trong đời bạn khi nhìn về phía trước; bạn chỉ có thể kết nối chúng khi nhìn lại phía sau. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng các điểm đó rồi sẽ kết nối trong tương lai. Bạn phải tin vào cái gì đó – lòng can đảm, vận mệnh, cuộc đời, nghiệp chướng, bất cứ điều gì. Cách tiếp cận này chưa bao giờ khiến tôi thất vọng, nó đã tạo nên tất cả sự khác biệt trong cuộc đời tôi. 4. Khi tôi 17 tuổi, tôi đã đọc được một câu trích dẫn: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của bạn, một ngày nào đó, bạn sẽ đúng”. Câu nói ấy đã thực sự tạo được ấn tượng với tôi và kể từ đó, 33 năm qua, tôi đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi mình: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, thì tôi có muốn làm những điều mình sẽ làm hôm nay không?”. Và bất cứ khi nào câu trả lời là: “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi cần phải thay đổi. 5. Thời gian của bạn không nhiều, vì vậy đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng nghe những lời giáo điều – đó là sống với kết quả từ những suy nghĩ của người khác. Đừng để âm thanh của những quan điểm khác lấn át đi giọng nói bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy giữ lấy sự can đảm để đi theo trái tim và trực giác. Chúng biết bạn thực sự muốn trở thành con người như thế nào. Mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.6. Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy, tốt hơn là hãy làm thật tốt, thật xứng đáng. 7. Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác. 8. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái “bẫy” suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim. 9. Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm. 10. Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 11. Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp. 12. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.6. Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy, tốt hơn là hãy làm thật tốt, thật xứng đáng. 7. Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác. 8. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái “bẫy” suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim. 9. Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm. 10. Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 11. Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp. 12. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.6. Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều và mỗi thứ chúng ta làm đều phải thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm và rồi bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời mình. Vì vậy, tốt hơn là hãy làm thật tốt, thật xứng đáng. 7. Sáng tạo chỉ là việc kết nối các vấn đề. Khi bạn hỏi những người giàu tính sáng tạo về cách họ làm điều gì đó, họ cảm thấy có chút tội lỗi bởi họ thực sự không làm gì, họ chỉ thấy một số việc. Mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng hơn theo thời gian. Đó là bởi vì họ có thể kết nối những kinh nghiệm mình có và tổng hợp thành những thứ mới. Và lý do khiến họ có thể làm điều đó là họ có nhiều kinh nghiệm hơn hoặc họ đã suy nghĩ nhiều về kinh nghiệm của mình hơn người khác. 8. Nhớ rằng tôi sẽ chết, đó là công cụ quan trọng nhất tôi từng có để giúp mình thực hiện những lựa chọn lớn trong cuộc đời. Bởi vì hầu hết tất cả mọi thứ – tất cả những hy vọng phù phiếm, lòng kiêu hãnh, nỗi sợ mất mặt hay thất bại – tất cả những thứ này sẽ mờ nhạt đi khi ta đối diện với cái chết, chỉ để lại điều gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết, đó là cách tốt nhất tôi biết để tránh cái “bẫy” suy nghĩ rằng bạn vẫn còn thứ để mất. Bạn thực chất chẳng có gì. Không có lí do để không đi theo trái tim. 9. Tôi tự hào vì những gì chúng tôi không làm cũng như tôi tự hào vì những gì chúng tôi đã làm. 10. Không ai muốn chết. Thậm chí cả những người muốn tới thiên đường cũng không muốn phải chết để lên được đó. Và cái chết là điểm đến của tất cả chúng ta, không ai có thể trốn thoát. Và nên như vậy, bởi Cái chết có lẽ là phát minh tốt nhất của Sự sống. Nó là tác nhân thay đổi của cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ là bạn, nhưng một ngày không xa hôm nay, bạn dần dần sẽ trở nên già và bị xóa đi. Tôi xin lỗi nếu điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng đó hoàn toàn là sự thật. 11. Tôi nghĩ nếu bạn làm điều gì đó và thu được kết quả tốt đẹp, bạn nên đi tiếp để làm những điều tuyệt vời khác, đừng dừng chân lại quá lâu. Hãy tìm xem nên làm gì tiếp. 12. Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ.13. Tôi là người lạc quan bởi tôi tin rằng con người cao quý và đáng kính trọng và một số người thực sự thông minh. Tôi có cách nhìn rất lạc quan về cá nhân. Là một cá nhân, con người vốn đã tốt đẹp. Tôi có cách nhìn hơi bi quan về các nhóm người. Và tôi vẫn cực kỳ quan ngại khi tôi thấy những gì đang xảy ra ở đất nước chúng ta – nơi mà theo một vài khía cạnh nào đó là một nơi may mắn nhất trên thế giới. Chúng ta dường như không quan tâm nhiều tới việc biến đất nước của chúng ta thành một nơi tốt đẹp hơn cho trẻ nhỏ. 14. Đôi lúc bạn phạm sai lầm khi đang đổi mới. Tốt nhất là hãy nhanh chóng chấp nhận nó và tiếp tục cải thiện các đổi mới khác của mình. 15. Đổi mới là điều tạo ra sự khác biệt giữa người lãnh đạo và kẻ phục tùng. 16. Anh không thể chỉ hỏi khách hàng xem họ muốn gì và rồi cố đem nó cho họ. Tới lúc anh hoàn thiện nó, họ đã muốn thứ mới mẻ khác rồi. 17. Đơn giản có thể khó khăn hơn là phức tạp: Bạn phải nỗ lực thật nhiều trong việc giữ suy nghĩ gọn gàng để đạt được tới sự đơn giản. Nhưng cuối cùng nỗ lực đó đáng giá bởi một khi bạn tới được đó, bạn có thể di chuyển được cả những ngọn núi.18. Tôi không quan tâm tới việc trở thành người giàu có nhất trong nghĩa địa… Nói rằng chúng ta đã làm điều gì đó tuyệt vời trước khi đi ngủ vào mỗi buổi tối… đó mới là điều quan trọng đối với tôi. 19. Vấn đề không phải là tiền bạc. Vấn đề nằm ở bài học làm người, cách bạn làm nhà lãnh đạo và những gì mà bạn thu nhận được. 20. Những điều tuyệt vời trong kinh doanh không bao giờ được thực hiện bởi một người, chúng đến từ cả một tập thể. 21. Bạn hãy là một thước đo chất lượng. Một số người không thích nghi được trong môi trường đòi hỏi sự xuất sắc. 22. Chúng ta đang phát minh ra tương lai. Hãy nghĩ về việc lướt trên đầu con sóng. Cảm giác phấn khởi biết mấy. Bây giờ hãy nghĩ về việc bơi ở cuối làn sóng đó. Nó sẽ không ở đâu gần như nhiều niềm vui. Hãy xuống đây và tạo ra một vết lõm trong vũ trụ. 23. Tôi không thực sự quan tâm đến việc đúng sai, tôi chỉ quan tâm đến thành công. Rất nhiều người sẽ nói với bạn rằng quan điểm của tôi rất cố chấp và họ đã đưa ra bằng chứng chống lại nó. Và năm phút sau tôi đã thay đổi quyết định. Tôi không ngại mắc sai, và tôi thừa nhận rằng tôi đã sai rất nhiều. Nhưng điều này không thực sự quan trọng với tôi. Điều quan trọng với tôi là chúng tôi đã làm điều đúng đắn 24. Nếu bạn chỉ ngồi và quan sát, bạn sẽ thấy tâm trí mình bồn chồn như thế nào. Nếu bạn cố gắng làm dịu nó, nó chỉ làm cho nó tồi tệ hơn, nhưng theo thời gian nó bình tĩnh lại và khi nó xảy ra, sẽ có chỗ để nghe những điều tinh tế hơn – đó là khi trực giác của bạn bắt đầu nở rộ và bạn bắt đầu nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn và được trong hiện tại nhiều hơn Tâm trí của bạn chậm lại, và bạn thấy một sự mở rộng to lớn trong khoảnh khắc. Bạn thấy rất nhiều hơn bạn có thể thấy trước đây. Đó là một kỷ luật; bạn phải thực hành nó. 25. Tôi không biết mình muốn làm gì với cuộc sống của mình và không biết làm thế nào để kiến thức đại học giúp tôi tìm ra mong muốn đó. Ở đây tôi đã tiêu hết số tiền mà bố mẹ tôi đã tiết kiệm cả đời. Vì vậy, tôi quyết định bỏ học và tin rằng tất cả sẽ ổn thôi. Điều đó khá đáng sợ vào thời điểm đó, nhưng nhìn lại nó là một trong những quyết định tốt nhất mà tôi từng đưa ra.

nêu cảm nghĩ vì sao nó nói thế

6
3 tháng 12 2019

ÔI DÀI QUÁ ĐI MẤT THÔI

3 tháng 12 2019

hi hi hi 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“ Suốt bao nhiêu năm, cha đã làm người đưa thư trong cái thị trấn này. Cha đã đạp xe dọc theo theo những đại lộ hay những phố nhỏ chật hẹp, gõ cửa và đem đến tin tức của một họ hàng, đem những lời chào nồng nhiệt từ một nơi xa xôi nào đó […]. . Chiếc phong bì nào cũng đều chưa đựng những tin tức được mong chờ từ lâu. Con muốn cha biết được rằng con vô cùng kính yêu cha cũng như khâm phục biết bao nhiêu cái công việc cha đã làm cho hàng vạn con người […] . Khi con nghĩ về hàng ngàn cây số cha đã đạp xe qua, đem theo một túi nặng đầy thư, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, dù trời nắng hay mưa, lòng con tràn ngập niềm tự hào khi tưởng tượng ra niềm vui mà cha đem lại cho những ai đợi chờ tin tức từ những người yêu dấu. Cha đã gắn kết những trái tim lại với nhau như một nhịp cầu vồng.”

( Trích Cha thân yêu nhất của con, theo Những bức thư đoạt giải UPU, Ngữ văn 10 , tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012 tr28 )

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản ?

1
27 tháng 10 2018

Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm