K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:

- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

Câu hỏi:

- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?

- Những câu này dùng để làm gì?

- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?

1
16 tháng 1 2019

- Những câu trong đoạn trích trên không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán là:

    + "Lịch sử ta đã có… một dân tộc anh hùng."

    + "Cai Tứ là một người đàn ông thấp…. má hóp lại."

  - Những câu này dùng để kể sự việc, miêu tả, nhận định.

  - Trong những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, câu cảm thán và trần thuật, kiểu câu trần thuật được sử dụng phổ biến và nhiều hơn cả vì mục đích của con người dùng để trao đổi thông tin.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 12 đến 15:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào?

A. Song hành

B. Quy nạp

C. Diễn dịch

D. Móc xích

1
30 tháng 4 2018

Chọn đáp án: C

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của...
Đọc tiếp

Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:

a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước bình ca.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

c) - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.

- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.

(Nguyễn Công Hoan, Người ngựa, ngựa người)

1
5 tháng 3 2017

a, Trật tự từ: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.

    - Đây là trật tự sắp xếp theo thời gian lịch sử trước sau nhằm nhấn mạnh truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm có bề dày, trải qua nhiều thời kì.

  b,

    - Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

    → Đảo trật tự từ: đảo bộ phận nhấn mạnh lên trước phần hô ngữ nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của Tổ quốc.

    - Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát.

    → Nhằm tạo sự kết nối, âm hưởng ngân vang ( từ "Lô" hợp âm với "ô" trong cùng một câu.

  c, - Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chẳng cần.

    → Trật tự từ này tạo ra sự liên kết giữa câu sau với câu phía trước.

Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra hơi:

- Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

(Lan Khai, Lầm than)

d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta!

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

(1) Gạch dưới những câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.

(2) Những câu đó dùng để làm gì?

(3) Những dấu hiệu nào về hình thức giúp ta nhận biết câu trần thuật? Vì sao câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp?

1
4 tháng 2 2020

1.

a. Lịch sử ta có những cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung...

b. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra hơi.

c. cả 2 câu.

d. Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta.

2. Những câu đó dùng để liệt kê, kể hoặc đưa ra nhận định, trình bày.

3. Dấu hiệu hình thức: dấu chấm kết thúc hoặc câu văn không có từ để hỏi, để bộc lộ cảm xúc.

Câu trần thuật được dùng phổ biến trong giao tiếp vì tình huống giao tiếp hàng ngày đa số nhằm mục đích kể lại, tường thuật, trình bày sự kiện, sự việc hoặc nói chuyện về những tình huống thường ngày.

a) lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng ,Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi ,Quang Trung,......chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vĩ các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc Anh Hùng B) thốt nhiên một người nhà quê mình ,Mình mẩy lấm láp quần áo ướt đầm,...
Đọc tiếp

a) lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng ,Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi ,Quang Trung,......chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vĩ các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc Anh Hùng

B) thốt nhiên một người nhà quê mình ,Mình mẩy lấm láp quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời :

- bẩm..... quan lớn..... đê vỡ mất rồi!

C) Cai Tứ là một người đàn ông thất và dài tuổi thọ bốn lăm, năm mươi. mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.

D) Ôi Tào khê ! nước Tàu khê làm đá mòn đấy! nhưng dòng nước Tàu Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

1) Gạch những dưới câu không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến ,câu cảm thán,

2) những câu đố dùng để làm gì ?

3) những dấu hiệu nào về hình thức giúp ta nhận biết câu trần thuật Vì sao Câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp?

2

1)-Câu không có đặc điểmhình thức của câu cầu khiến,câu cảm thán:
Câu d:Ôi,Tào Khê!

2)-Những câu này dùng để:
a-Trình bày suy nghĩ của người viết về lòng yêu nước của dân tộc ta.
b-Kể và thông báo.
c-Miêu tả hình thức của một người đàn ông.
d-Bộc lộ cảm xúc.

3)-Không có dấu hiệu,hình thức như các kiểu caai khác:
Vì đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.

14 tháng 2 2019

wao, bạn giỏi thật đấy descendants.:)

Phát hiện lỗi nêu luận cứ và sửa lại trong đoạn văn sau:(viết lại đoạn văn cho đúng)" Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Nguyễn Huệ đánh quân âm lược nhà Thanh, Lê Lợi phá tan quân Minh, ải chi lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh...
Đọc tiếp

Phát hiện lỗi nêu luận cứ và sửa lại trong đoạn văn sau:(viết lại đoạn văn cho đúng)
" Lịch sử dân tộc ta đã ghi lại biết bao trang sử hào hùng với tên tuổi sáng chói muôn đời. Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, Nguyễn Huệ đánh quân âm lược nhà Thanh, Lê Lợi phá tan quân Minh, ải chi lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi quân Mông Nguyên, giành lại nền độc lập dân tộc. Cửa biển Bạch Đằng lập chiến công lừng lẫy non sông. Những tên tuổi đó sống mãi cùng non sông đất nước"
Gợi ý lỗi sai:
- Sắp xếp các luận cứ không theo trình tự thời gian
- Dẫn chứng về các vị anh hùng dân tộc chưa liên kết với các địa danh ghi lại chiến công của các vị anh hùng đó
- Nhầm lẫn giặc xâm lược với các thời kì lịch sử và anh hùng dân tộc

1
26 tháng 12 2019

...Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán ở cửa biển Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân nhà Trần đánh đuổi quân Mông Nguyên, giành độc lập dân tộc. Lê Lợi phá tan quân Minh, ải Chi Lăng mãi mãi là nơi chôn quân xâm lược. Rồi Nguyễn Huệ đánh tan quân xâm lược nhà Thanh....

Tham khảo:

*Quy nạp*

 Từ xưa đến nay, nhiều cuộc nổi dậy chống lại lũ giặc ngoại xâm đã diễn ra rất tiêu biểu ở nước ta. Đầu tiên là trận đánh chống và thắng lợi hoàn toàn của Hai Bà Trưng với nghĩa quân Lam Sơn đầy nham hiểm. Tiếp theo là trận đánh của Ngô Quyền với trí thông minh dùng cọc cắm dưới sông nhờ sức nước thủy triều và đoàn kết đã tạo nên công lớn. Và hàng trăm cuộc đấu tranh khác như: Lê Lợi, Quang Trung ... cũng được tiếp tục. Qua đó đã khẳng định rằng: '' Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ''.

*Diễn dịch*

  Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đất nước ta vốn là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, bởi vậy luôn bị kẻ thù nhòm ngó rắp tâm xâm lược. Nhưng chưa khi nào dân ta cam chịu cảnh nô lệ lầm than, chưa khi nào bó tay nhìn giặc tràn sang xâm lấn. Từ những năm 40, Hai Bà Trưng với nỗi hận nợ nước thù nhà đã phất cờ nổi dậy đánh tuổi tên Thái thú Tô Định nhà Hán. Trong lời hịch xuất quân của Hai Bà có những lời thật hùng tráng:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”.

      Sau Hai Bà Trưng còn có Bà Triệu, Phùng Hưng, Mai Thúc Loan,... liên tục nổi dậy chông ách đô hộ của phong kiến Trung Quốc. Và đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử, Ngô Quyền đã khẳng định quyền tự chủ của đất nước, đưa giang san vào kỉ nguyên mới. Sau Ngô Quyền, tinh thần yêu nước của cha ông tiếp tục thể hiện đậm nét trong nhiểu chiến thắng lớn. Đó là ba lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông của vua tôi nhà Trần. Đó là đại chiến mùa xuân 1789 đánh quân xâm lược nhà Thanh của Nguyễn Huệ... Và gần thời đại chúng ta nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, là đại thắng mùa xuân 1975 đầy hào sảng...

23 tháng 9 2021

Tham khảo:

DIỄN DỊCH:

Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nhìn về quá khứ chúng ta có quyền tự hào về các vị anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Tiếp đến là hai cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, cha ông ta đã đánh đổi cuộc đời xương máu để chúng ta có cuộc sống tự do như ngày nay. Kẻ thù ngoại xâm tuy mỗi thời một khác nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử chính là sự đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn của cả quốc gia, dân tộc.

QUY NẠP:

Từ xưa cho đến nay, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì tinh thần yêu nước của dân ta lại được thể hiện mạnh mẽ. Chẳng hạn như cuộc khởi nghĩ Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Quang Trung… Rồi đến chiến thắng Điện Biên Phủ vẻ vang, chiến thắng mùa xuân năm 1975 dưới sự lãnh đạo của Bác Hồ đã đánh tan bọn giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi đất nước. Điều đó chứng tỏ lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng của tinh thần yêu nước của dân ta.