Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:
+ Hồn ở đâu bây giờ?
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
+ Có biết không?... phép tắc gì nữa à?
+ Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?
+ Con gái tôi vẽ đấy ư?
- Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi
a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả
b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ
c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê
d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống
e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.
- Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),
+ Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…
+ Không yêu cầu người đối thoại trả lời.
a, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định
b, Câu cảm thán mang nghĩa phủ định
c, Câu nghi vấn với ý nghĩa bác bỏ
d, Câu nghi vấn với ý nghĩa thể hiện cảm xúc (ngao ngán)
Đặt những câu có ý nghĩa tương đương:
- Không đẹp gì cả!
- Không có chuyện đó đâu!
- Bài thơ chẳng không hay.
- Cụ không biết chứ tôi có sung sướng đâu.
Em tham khảo nha:
Nguồn: Hoidap247
“Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi”
+ Không phải là câu phủ định, đó là câu trần thuật
+ Lí Công Uẩn viết như vậy với mục địch: bộc lộ cảm xúc của mình về việc dời đô. Chắc chắn phải dời đổi.
Trẫm rất đau xót về việc đó, chắc chắn dời đổi
Cách viết ở cách thứ 2 không đem lại giá trị biểu đạt cao như cách thứ nhất, không nhằm nhấn mạnh vào vấn đề như cách 1.
- Câu ghép:
Trời// xanh thẳm, biển// cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch.
Trời// rải mây trắng nhạt, biển// mơ màng dịu hơi sương.
Trời// âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề.
Trời// ầm ầm dông gió, biển// đục ngầu giận dữ
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép trên: quan hệ nhân quả. Sự thay đổi của trời dẫn tới sự thay đổi của nước.
+ Vế một là sự thay đổi màu sắc của trời dẫn đến kết quả biển thay đổi màu sắc.
b, Câu ghép:
Buổi sớm, mặt trời// lên ngang cột buồm, sương//tan, trời// mới quang.
Buổi chiều, nắng// vừa nhạt, sương// đã buông nhanh xuống biển.
- Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu: quan hệ đồng thời.
+ vế một nêu lên sự thay đổi của mặt trời, vế hai nêu sự thay đổi đối ứng của sương.
- Không thể tách các vế câu trên thành câu đơn, sẽ làm mất đi quan hệ ý nghĩa vốn luôn song hành (nguyên nhân- kết quả)
- Các câu cầu khiến sử dụng các từ câu khiến "hãy" câu a, từ " đi" câu b, từ "đừng" ở câu c.
- Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".
- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:
+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. → Nội dung câu nguyên vẹn, cụ thể hóa chủ thể hơn.
+ Hút trước đi → bớt chủ ngữ khiến nội dung cầu khiến mạnh hơn nhưng khiếm nhã hơn.
+ Thay chủ ngữ: Nay các anh chị đừng làm gì nữa… → Nội dung câu thay đổi, người nói không còn xuất hiện trong câu nữa.
- Nếu thay từ "không" bằng từ "chưa": Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
- Với từ phủ định "không" nghĩa của câu sẽ được hiểu: Dế Choắt không thể dậy được nữa, Choắt sắp chết. Đây là kiểu câu phủ định vĩnh viễn.
- Với từ phủ định " chưa" nghĩa của câu được hiểu: Dế Choắt có thể gượng dậy. Đây là kiểu phủ định không hoàn toàn.
a, Dùng cách nói phủ định của phủ định "không phải là không" để thể hiện sự khẳng định.
- Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song vẫn có ý nghĩa.
b, Dùng cách nói phủ định của phủ định " không ai không từng" để khẳng định món hồng hạc vàng và hồng ngọc đỏ là hai món ăn trong ngày Trung thu.
- Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn Tết Trung thu, ăn nó như ăn cả mùa thu vào lòng vào dạ.
c, Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định "ai chẳng" để khẳng định thời thơ ấu ở Hà Nội ai cũng thích thú thưởng thức món sấu.
- Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, ai cũng có lần nghến cổ nhìn lên tầng lá cao vút mà ngắm nghía một cách ao ước chùm sấu non xanh hay thích thú nhau nhấm nháp món sấu dầm bán trước cổng trường.