K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

mưa to gió lớn: thiên tai mưa nhiều gió mạnh lũ lụt

nhanh như chớp: tốc độ như sấm sét

nuôi ong tay áo:nuôi 1 người phản bội

mik ko biết làm câu b nha

20 tháng 10 2021

Câu 1:

_ Bài ca dao trên thuộc chủ đề: những câu hát về tình cảm gia đình.

_ Thể thơ: lục bát.

Câu 2:

_ "Cù lao chín chữ": cụ thể hóa công cha và nghĩa mẹ.

Câu 3:

_ BPTT: so sánh

_ Chỉ rõ: công cha - núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước biển Đông.

_ Tác dụng: lời ru con của người mẹ, nói với con về công lao của cha mẹ đối với con cái -> công cha và nghĩa mẹ là vô cùng lớn lao và vĩ đại không gì đếm được.

 Sorry bạn, câu 4 mik từng làm trên máy tính nhưng bị mất file nên ko trả lời bạn được ! Xin lỗi bạn nhiều !!!

Để câu 4 mình giúp bạn nha.

  Công cha như núi ngất trời  Ngĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao, biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.     Trong mỗi chúng ta, ai cũng được sống trong tình yêu thương của cha mẹ. Cha mẹ là ng đã sinh ra ta, nuôi nấng ta lớn lên từng ngày. Vì vậy, công lao sinh thành của cha mẹ là là vô cùng to lớn, ko gì có thể sánh bằng. Bài ca dao trên như một lời nhắc nhơ về công lao của cha mẹ và bổn phận làm con của chúng ta. Cái hay trong các nói trên là so sánh công lao của cha mẹ cao như núi ngất trời, rộng như nc ở ngoài biển Đông. Công cha nghĩa mẹ vốn là những khái niệm trìu tượng đc so sánh với cái cụ thể. "Núi cao" "biển rộng" giúp ta cảm nhận sâu sắc và cụ thể hơn công lao của cha mẹ. Ngoài ra, tg dân gian còn dùng h/ả "núi" và "biển" để diễn tả công cha nghĩa mẹ là cách nói ví von, cách nói đối xứng quen thuộc trong ca dao khiến cho công cha nghĩa mẹ trở nên gần gũi cụ thể hơn đối với sự tiếp nhận của con cái. "Núi" và "biển" biểu tượng cho sự to lớn cao rộng vĩnh hằng của thiên nhiên. Chỉ có những h/ả to lớn vĩnh hằng ây mới có thể diễn tả đc công lao của cha mẹ đói với con cái. Cách dùng thành ngữ "cù lao chín chữ" kín đáo nói về sự hi sinh gian nan vất vả để nuôi con khôn lớn của cha mẹ đối với con cái, càng nhấn mạnh hơn công lao sinh thành ấy. Bốn tiếng cuối cùng như 1 lời nhắc nhở thái độ hành động và bổn phận làm con của con cái đối với cha mẹ. Bài ca dao ngắn gọn nhưng đã để lại nhiều ấn tượng, suy nghĩ trong lòng người đọc, đó là đạo lý tốt đẹp trong lòng nhân dân, dân tộc Việt Nam. 

      Nếu bạn thấy vô lý thì cứ hỏi mình nhé.

15 tháng 9 2023

a. Rút gọn: “vẫn không rời tổ ong” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm và vị trí của tổ ong (lúc nhúc trên cây tràm thấp kìa)

b. Rút gọn: “im lặng” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về mức độ của trạng thái im lặng (quá)

c. Rút gọn: “lại lợp, bện bằng rơm” => sau khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong (đủ kiều, hình thù khác nhau)

15 tháng 9 2023

hóa ra bẹn mới học lớp 7 hoi seo -)

24 tháng 7 2021

Biện pháp tu từ: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Tác dụng: Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm hơn. Khúc nhạc hiện trước mắt người đọc, đồng thời khứu giác ngửi thấy mùi thơm

24 tháng 7 2021

ý tớ là bạn chỉ ra phép ẩn dụ đó là cụm từ j và ý nghĩa cụm từ đó chứ ko phải là tác dụng

 

câu 1 trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  có thể thay thế 1 vài từ trong cụm từ này không ? hãy thay thế và nhận xét chúng . câu 2 hãy thêm hoặc bớt 1 số từ ngữ khác vào trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  .câu 3 có thể thay đổi vị trí của các cụm từ lên thác xuống ghềnh  không ? Nhận xét .câu 4 . Nhẫn xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh  . câu 5 cụm từ lên thác xuống...
Đọc tiếp

câu 1 trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  có thể thay thế 1 vài từ trong cụm từ này không ? hãy thay thế và nhận xét chúng . 

câu 2 hãy thêm hoặc bớt 1 số từ ngữ khác vào trong cụm từ lên thác xuống ghềnh  .

câu 3 có thể thay đổi vị trí của các cụm từ lên thác xuống ghềnh  không ? Nhận xét .

câu 4 . Nhẫn xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh  . 

câu 5 cụm từ lên thác xuống ghềnh  có nghĩa là gì ? tại sao lại biết được nó như thế ?

câu 6 cụm từ lên thác xuống ghềnh  có những nghĩa nào ? sử dung biền pháp nghệ thuật gì ? với lớp nghĩ thứ 2 cho bạn biết được điều gì ?

câu 7 thành ngữ là gì ?

cau 8 cụm từ thành ngữ nhanh như chớp  sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? có nghĩ như thế nào ? vậy nghĩa của thành ngữ đó có thể hiểu theo những cách nào ?

 

0
11 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách ly hương khi một mình đứng trên đỉnh đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

2. Em tham khảo các ý này nhé:

Tâm trạng của người lữ khách tha hương trong buổi chiều tà ẩn dấu một nỗi buồn man mác

Mượn cảnh nói tình: thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.

Gia gia: vừa nói đến tiếng chim nhưng “gia” còn có nghĩa là là. Nỗi nhớ nhà của người con xa quê. Khi mặt trời lặn xuống cũng là lúc gia đình đoàn tụ,còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nỗi nhớ nhà như càng trào dâng tha thiết.

Con quốc quốc: Tiếng chim nhưng “quốc” cũng có nghĩa  là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ: Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” đó thật sâu sắc, thấm thía. Đây là sự đối diện với chính mình, do đó nỗi cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan nơi đất khách càng được thế hiện chân thật và sâu sắc.

5 tháng 2 2018

a, Do sức ép công luận Pháp, Đông Dương, Va- ren hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu

b, Thực chất đó là lời dối trá nhằm trấn an công luận, nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu

- Van- ren hứa một cách “nửa chính thức”: hứa ỡm ờ, hứa không nhất thiết phải thực hiện

- Tác giả đặt câu hỏi: “giả thử… và ra làm sao” là sự nhận rõ bản chất, bộ mặt thật của tên quan thực dân lừa lọc

   + Vì: Trong quá trình cai trị bọn thực dân vơ vét, bóc lột tàn tệ, chúng lấy người dân làm bia đỡ đạn

   + Chúng hứa rất nhiều nhưng không thực hiện.

CỔNG TRƯỜNG MỞ RAcâu 1 :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :"mẹ sẽ .....mở ra"( sgk ngữa văn 7 tập 1)a/em có suy nghĩ j trước hành động người mẹ " buông tay con "b/người mẹ muốn nói vs con điều j ở câu "đi đi con .......mở ra"CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊcâu 2 a/vì sao tác giả lại đặt tên truyện là cuộc chia tay của những con búp bê         b/ chi tiết tương phản giữa cảnh vật vs...
Đọc tiếp

CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

câu 1 :đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :"mẹ sẽ .....mở ra"( sgk ngữa văn 7 tập 1)

a/em có suy nghĩ j trước hành động người mẹ " buông tay con "

b/người mẹ muốn nói vs con điều j ở câu "đi đi con .......mở ra"

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

câu 2 a/vì sao tác giả lại đặt tên truyện là cuộc chia tay của những con búp bê

         b/ chi tiết tương phản giữa cảnh vật vs tâm trạng nhaan vật Thành có ý nghĩ như thế nào

câu 3 đọc bài ca dao trả lời câu hỏi 

"công cha như ....... ( sgk ngữ văn 7 tập 1 )

a/ phương thức biểu đạt 

b/ nêu nội dung chính 

c/sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào nêu tác dụng

câu 4 những bài ca dao thường bắt đầu vs cụm từ  "thân em"nêu ý nghĩa của việc sử dụng cụm từ này

Hãy so sánh cụm từ "thân em" trong 2 bài ca dao

thân em như trẽn lúa đòng đòng ......

thân em như trái bần trôi......

 

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
29 tháng 3 2019

Câu 1. CỔNG TRƯỜNG MỞ RA

a. Mẹ muốn con tự lập và tự bước đi trên con đường của mình. Điều này thực tế mà cũng thể hiện tâm lí của mẹ: Mẹ muốn che chở bao bọc con nhưng cũng muốn con tự bước đi bằng đôi chân của mình.

b. Mẹ tưởng tượng rằng khi đưa con bước qua cánh cổng trường sẽ nói với con: "đi đi con..." => mẹ muốn con bước từ không gian nhỏ hẹp, yên ấm là gia đình tới không gian rộng lớn hấp dẫn và giàu tri thức là nhà trường. Trường học sẽ là nơi mở ra cánh cửa kì diệu: của tri thức, tình bạn, tình thầy trò và sự trải nghiệm. Đó là những điều mà mẹ muốn con tiếp nhận với sự nỗ lực, can đảm và hứng thú nhất. Đó là những điều mẹ muốn nói với con.

Câu 2. CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ

a. Tác giả đặt tên là Cuộc chia tay của những con búp bê mặc dù tác phẩm kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy bởi vì:

- Nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, bé bỏng và đáng yêu của những đứa trẻ (như Thành và Thủy)

- Làm tăng tính khái quát và bi kịch cho câu chuyện. Đó không chỉ là cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy mà còn nói đến cuộc chia tay của những đứa trẻ có cha mẹ li hôn.

=> Từ đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: trẻ em ngây thơ, non nớt và cần được che chở. Đừng vì những mâu thuẫn của người lớn làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ em.

b. Chi tiết tương phản giữa cảnh vật với tâm trạng của Thành cho thấy sự chảy trôi của dòng đời. Hai anh em bất hạnh đến vậy nhưng dòng đời vẫn trôi, không có gì thay đổi.

Câu 3.

a. PTBĐ: Biểu cảm (trữ tình)

b. Nội dung: Công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Qua đó câu ca dao như lời nhắc nhở mỗi đứa con phải biết ơn và kính yêu cha mẹ.

c. Câu ca dao sử dụng phép so sánh. So sánh cái trừu tượng không thể đong đếm với những hình tượng cụ thể, lớn lao: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước trong nguồn. => Nhấn mạnh công lao to lớn như trời biển của cha mẹ. Sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái là không thể đong đếm.

Câu 4. 

a. Các câu ca dao thường bắt đầu với cụm từ "thân em" để bày tỏ sự bất hạnh, thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội xưa. Bởi những luật lệ hà khắc, những hủ tục khiến họ bị hạn chế nhiều quyền lợi và phải chịu nhiều bất công ngang trái. Việc sử dụng cụm từ này trong nhiều bài ca dao, một mặt tố cáo xã hội bất công, một mặt thể hiện sự thấu hiểu đồng cảm với số phận của người phụ nữ và cũng để thể hiện sự trân trọng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

b. So sánh:

- Giống: Cả hai cụm từ "thân em" đều được gắn với một đối tượng cụ thể. Việc mở đầu bằng cụm từ này vừa thể hiện sự thấu hiểu cảm thông vừa thể hiện thái độ lên án phê phán tố cáo xã hội còn nhiều bất công ngang trái.

- Khác: 

+ Hình ảnh "trẽn lúa đòng đòng" vừa thể hiện vẻ đẹp của người phụ nữ. Trẽn lúa lên đòng ý chỉ người con gái ở độ đuổi trẻ trung, duyên dáng nhất. Nhưng lại mỏng manh và "phất phơ" giữa dòng đời chảy trôi.

+ Hình ảnh "trái bần trôi" thể hiện sự bèo bọt, trôi nổi của người phụ nữ. Họ long đong, lận đận, sống mà không có quyền được quyết định cuộc đời mình, họ bị xô đẩy, bị vùi dập giữa dòng đời bạc ác.

=> Cả hai hình ảnh "thân em" đều bổ sung vào chùm ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em những hình ảnh, cung bậc khác nhau của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Những biện pháp tu từ đã học

- Biện pháp so sánh

- biện pháp ẩn dụ

- Biện pháp hoán dụ

- Biện pháp nhân hóa

- Biện pháp điệp ngữ

- Biện pháp nói giảm - nói tránh

- Biện pháp nói quá

- Biện pháp liệt kê

- Biện pháp chơi chữ

Những phương thức biểu đạt mà em biết: tự sự; miêu tả; biểu cảm; thuyết minh; nghị luận; hành chính - công vụ. 

Các loại từ : danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ, số từ, lượng từ, trạng từ 

Các loại cụm từ: cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ 

Các loại câu: Câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu kể

12 tháng 8 2023

xuất sắc