K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

Gian đầu nhà rông thờ thần làng.

13 tháng 5 2021

B.thần làng

15 tháng 4 2017

- Trình bày đúng, sạch đẹp đạt 2 điểm.

- Sai quá 5 lỗi không tính điểm.

28 tháng 2 2020

a) Ai làm gì?

b)Ai là gì?

c)Ai thế nào?

d)Ai thế nào?

28 tháng 2 2020

a) Ai làm gì
b)Ai là gì
c)Ai thế nào
d)Ai thế nào

15 tháng 12 2018

a, Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng bậc thang.

b, Những ngày lễ hội , đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thường tập trung bên nhà rông để múa hát.

c, Để tránh thú dữ , nhiều dân tộc miền núi thường làm nhà sàn để ở.

d, Truyện Hũ bạc của người cha là truyện cổ của dân tộc Chăm.

( nhà rông, nhà sàn, Chăm, bậc thang)

1 tháng 11 2019

Lời giải:  Như vậy trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình được ngủ ở nhà rông để bảo vệ buôn làng.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi: Người con của Tây Nguyên 1. Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế : - Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi. Anh Thế cười : - Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà. 2. Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, bạn đêm kể chuyện Đại hội cho cả...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

 Người con của Tây Nguyên 

1. Tháng ba, có giấy trên tỉnh kêu anh Núp đi dự Đại hội thi đua. Núp nói với anh Thế :

 - Nên để bok Pa đi. Bok kể được nhiều việc hơn tôi.

 Anh Thế cười :

 - Không, tỉnh kêu anh đi đấy. Đi để học mà. 

2. Núp đi Đại hội về giữa lúc Pháp càn quét lớn. Ban ngày anh chỉ huy đánh giặc, bạn đêm kể chuyện Đại hội cho cả làng nghe. Lũ làng ngồi vây quanh anh. Ông sao Rua mọc lên giữa lòng suối như một chùm hạt ngọc. Tay Núp cầm quai súng chặt hơn. Anh nói với lũ làng: Đất nước mình bây giờ mạnh hung rồi. Người Kinh, người Thượng, con gái, con trai, người già, người trẻ đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi lắm. Ở đại hội, Núp cũng lên kể chuyện làng Kông Hoa. Nghe xong, nhiều người chạy lên, đặt Núp trên vai, công kênh đi khắp nhà, mừng không biết bao nhiêu. Cán bộ nói:

 - Pháp đánh một trăm năm cũng không thắng nổi đồng chí Núp và làng Kông Hoa đâu !

 Lũ làng nghe tới đó vui quá, đứng hết dậy :

 - Đúng đấy ! Đúng đấy !  

3. Núp mở những thứ Đại hội tặng cho mọi người coi : một cái ảnh Bác Hồ vác cuốc đi làm rẫy, một bộ quần áo bằng lụa của Bok Hồ, một cây cờ có thêu chữ, một huân chương cho cả làng, một huân chương cho Núp.

   Lũ làng đi rửa tay thật sạch rồi cầm lên từng thứ, coi đi, coi lại, coi đến mãi nửa đêm. 

- Núp : Anh hùng Quân đôi Đinh Núp, người Ba-na, rất nổi tiếng trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 

- Bok : bác (từ xưng hô của một số dân tộc Tây Nguyên). 

- Càn quét : đưa quân đến bao vây, bắt bớ… 

- Lũ làng : dân làng (cách nói của đồng bào Tây Nguyên). 

- Sao Rua (Tua Rua) : tên một cụm sao nhỏ. 

- Mạnh hung : rất mạnh. - Người Thượng : người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

Câu chuyện Người con của Tây Nguyên kể về ai ?

A. Anh Thế

B. Anh Núp

C. Làng Kông Hoa

D. Anh Núp và làng Kông Hoa

1
24 tháng 11 2019

Câu chuyện nói về ạnh hùng Núp và làng Kông Hoa trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

29 tháng 9 2018

Đó là các loại gỗ : lim, gụ, sến, táu

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

1. Đời Hùng vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không. 

2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khỏe mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liên mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng. 

3. Sau đó, hai vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng, cả hai đều hóa lên trời. Sau khi về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc. 

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. 

- Chử Xá : tên một làng nay thuộc xã Văn Đức, huyện Gia Lâm, Hà Nội. 

- Du ngoạn : đi chơi, ngắm cảnh các nơi. 

- Bàng hoàng : sững sờ, không ngờ tới 

- Duyên trời : chuyện may mắn, hạnh phúc 

- Hóa lên trời : không chết mà trở thành thánh hoặc tiên trên trời. 

- Hiển linh : (thần thánh) hiện lên giúp người

Câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử xảy ra vào thời nào ?

A. Vua Hùng Vương thứ 6

B. Vua Hùng Vương thứ 17

C. Vua Hùng Vương thứ 18

1
3 tháng 11 2017

 

Lời giải:

Câu chuyện Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử diễn ra vào thời Vua Hùng Vương thứ 18

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : Bé Bi về quê    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi : 

Bé Bi về quê

    Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội. Về đến làng, ai nấy đều hồ hởi chào đón gia đình Bi. Chỉ cần nghe thấy tiếng xe máy quen thuộc, bà nội đã vội chạy ra cổng để đón con và cháu. Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau cùng ăn bữa cơm đầm ấm. Ông nội nói với bé Bi :

 - Cháu về thăm ông bà lần này cũng vừa đúng dịp làng ta tổ chức lễ hội thả diều. Ngày mai, ông cháu ta cùng đi thả diều nhé !

    Cu cậu hớn hở reo vang :

 - Ơ ! đi thả điều à ? Hoan hô ông nội.

    Ăn cơm xong, hai ông cháu bắt tay nhau đi làm diều. Cậu bé hỏi ông :

 - Ông ơi, đây là diều gì mà trông lạ thế hả ông ? Nó chẳng giống với con diều mà bố cháu mua cho cháu gì cả.

    Ông nghe vậy và đáp :

 - Đây là diều sáo, một loại diều truyền thống của quê ta đấy cháu ạ.

    Khi làm xong, chiếc diều cong cong như mảnh trăng lưỡi liểm trông thật đẹp trên mặt diều còn gắn một bộ sáo. Ông bảo khi thả diều sáo còn phát ra âm thanh rất du dương.

Bé Bi trong truyện thường về quê thăm ông bà vào thời gian nào ?

A. Lễ Tết

B. Ngày hội thả diều

C. Ngày cuối năm

D. Ngày cuối năm

1
9 tháng 6 2017

Bé Bi năm nay lên 5 tuổi. Vào dịp cuối tuần, gia đình cậu thường về quê thăm ông bà ở làng Bá Giang- một làng ở ngoại thành Hà Nội.

 

Vậy, bé Bi trong truyện thường về quê thăm ông bà vào ngày cuối tuần

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm