Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"
b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:
- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.
- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.
- Mưa ù xuống.
- Mấy giọt lách tách.
- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.
- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.
- Mưa rào rào.
- Mưa đồm độp.
- Mưa xối nước.
- Mưa đã ngớt.
- Mưa tạnh.
c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:
* Trong trận mưa
- Lá: vẫy tai run rẫy.
- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.
- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.
- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.
- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.
* Sau trận mưa
- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.
- Chim: hót râm ran.
d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.
a) Đoạn văn trên miêu tả cảnh "Cơn dông mùa hạ". Cảnh vật đó được tác giả miêu tả qua những sự vật, hiên tượng là: Trời tối sầm lại,Sấm chớp ,mưa đổ như xối, gió thổi mạnh, không gian nhuộm màu xanh, cây cối, một tia chớp lóe lên,tiếng sét.
b)Các từ đó là: Tối sầm lại, một màu xanh đậm, một tấm màng nhện to lớn, tiếng thúng rỗng. Tìm thêm các từ là:Mây đen kéo đến, trời nổi gió, ......
Bài này thì em có thể tham khảo thêm trên mạng. Chúc em được điểm cao nhé!
Bài này lấy từ google, bạn tham khảo nhé.
Mấy ngày nay trời nóng như đổ lửa, cây cối thì héo khô, mọi người thì đều chờ có một cơn mưa, thật ngột ngạt và khó chịu. Vào buổi chiều ngày hôm qua, cơn mưa mà mọi người chờ đã đến.
Mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến, che lấp cả một vòm trời xanh thẫm. Lúc đầu gió chỉ nổi lên xoáy thành một cơn lốc nhỏ cuốn lá vàng bay đi. Khoảng năm phút sau, gió như điên cuồng thổi đến làm cây cối nghiêng ngả, người đi bộ cũng khó đi lại vì sức gió. Một tia chớp vàng giáng xuống xé toạt những đám mây xám xịt. Và vài hạt mưa to và nặng rơi xuống tạo ra tiếng lách tách, lách tách trên mái tôn. Mọi người rảo chân bước vội. Xe cộ trên đường cũng phóng nhanh hơn.
Rồi một lúc sau, hạt mưa cũng nhỏ dần và mưa lớn hơn. Mưa lớn như thế nào thì gió lớn như thế nấy. Mưa như trút nước. Cứ tưởng như là sắp có bão vậy. Nước mưa lao vào những bụi cây. Lá bàng, lá cau vẫy tay như chào đón cơn mưa. Mưa tạch tạch trên lan can, đập vào lòng lá bàng lộp độp, lộp độp. Hai bên đường cũng đông người trú mưa hơn lúc chuẩn bị mưa. Có người đội đầu trần chạy về nhà. Con đường vắng hẳn. Chỉ có một đám trẻ khoảng năm sáu đứa cởi trần chạy ra ngoài mưa để tắm và một vài chiếc xe ô tô, xe tải bật đèn lao vào màn nước trắng xóa. Nước chen nhau tuôn ồ ồ vào các rãnh cống. Những chú chim sẻ cũng tìm chỗ để trú. Chuột, gián đã bám vào chân tường.
Mưa đến rồi cũng đi. Mây đen cũng nhường chỗ cho bầu trời ló rạng. Cầu vồng hiện ra với bảy sắc lung linh. Tiếng nói chuyện, đi lại nhộn nhịp từ những chỗ trú mưa, mọi người lại tiếp tục công việc của mình. Nhất là các bác thợ sửa xe, khi mưa xong, bác lại xách hộp đồ nghề lỉnh kỉnh của mình ra để sửa cái bu-gi cho mấy chiếc xe bị chết máy khi trận mưa kết thúc. Mấy chú chim sẻ bay ra từ hốc cây nào đó, đậu trên mái nhà, dang cánh ra để phơi khô bộ lông óng ánh của chú, và thỉnh thoảng chú kêu rích rích nghe rất vui tai.
Mưa xong làm cho không khí oi bức trở thành không khí mát mẻ, trong lành. Những hạt mưa cuốn trôi bụi bặm trên lá cây đi. Mưa xong, những giọt mưa còn đọng lại trên tán lá. Khi có ánh sáng chiếu vào, nó lấp lánh như kim cương. Đối với chúng ta thì nó chỉ có như thế. Nhưng đối với các bác nông dân, thì nó cần biết bao nhiêu!
Mở bài:
a. Trời đang quang, mây trôi nhẹ nhàng
Thân bài:
b. Mây ùn lên, lan kín bầu trời
c. Gió thay đổi
d. Tiếng mưa rơi từ xa
e. Mưa rơi trên mái nhà, trên sân
g. Nước chảy do mưa
h. Cây cối dưới mưa
i. Một số con vật dưới mưa
k. Mưa ngớt hạt rồi tạnh hẳn
l. Cây cối hớn hở
m. Người trong nhà chạy ra sân
Kết bài:
n. Giá trị của cơn mưa sau những ngày oi bức.
Mở bài : Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.
Thân bài : (Tả các bộ phận của cảnh vật)
- Nền trời.
- Mây.
- Gió.
- Sấm, chớp.
- Từng hạt mưa (hình dạng)
- Không khí biến chuyển ra sao ?
- Cây cối.
- Các hoạt động của người, vật.
- Dòng nước mưa chảy.
* Nếu tả mưa lâu :
+ Sau cơn mưa quang cảnh ra sao ?
+ Hoạt động của người, vật?
+ Nền trời
Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ.
Bài làm tham khảo
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ dội.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.
*Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
a. Mở bài:
- Giới thiệu bao quát về sự chuyển động của bầu trời (mây, sấm chớp, gió…) khi chuyển mưa, thời gian có thể sáng, trưa, chiều, tối…
b. Thân bài:
- Tiếng mưa rơi (âm thanh).
- Giọt mưa tới tấp, ào ào, nổi trên mặt sân, cây cối ngả nghiêng tắm mưa. Những con gà chui xuống gốc cây tránh mưa, mấy chú cóc nhảy ra đớp mồi. Vài bác nông dân đội nón, mặc áo mưa đến nơi nước đọng, khơi thông nước mưa chảy xiết, bọn trẻ tắm mưa, nô đùa huyên náo cả một vùng.
- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn, trời quang quẻ, mát mẻ, vườn cây rung rinh trong gió nhẹ, mấy chú gà vỗ cánh tỉa lông rồi đi tìm mồi. (Dùng câu văn có hình ảnh).
c. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ về cơn mưa đầu mùa, mưa với đời sống con người.
Bài làm tham khảo
1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:
- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.
2. Thân bài:
*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.
- Mưa xối xả, dữ dội.
- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.
*Sau cơn mưa:
- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
- Lá vàng rơi đầy sân.
- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.
3. Kết bài:
- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
đó bài đó
a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.
- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).
- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.
b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.
- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
a)
Mây
- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.
Gió
- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.
- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.
b)
Tiếng mưa
- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách
- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.
Hạt mưa
- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.
- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.
c)
Trong mưa
- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.
+ Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.
+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.
Sau cơn mưa
- Trời rạng dần.
+ Chim chào mào hót râm ran.
+ Phía đông một mảng trời trong vắt.
+ Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
d)
- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.
- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.
- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.
- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.
ơ, gì đó