a. Sau khi dọc văn bản trên, em hiểu nội...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2016

Sao bạn 0 đăng ở trang cá nhân của bạn ? 

4 tháng 4 2016

BTCEGT là gì vậy?

22 tháng 12 2019

BẠN CÓ THỂ LÊN VIỆT JACK SOẠN BÀI

BẠN THAM KHẢO NHA

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

a, Tóm tắt đoạn trích: Truyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ luôn tự cho mình là người “sắp đứng đầu thiên hạ”. Với bản tính đó, Dế Mèn trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc đã dẫn tới cái chết thương tâm cho Dế Choắt- anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

- Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn, xưng “tôi”

- Bài văn có thể được chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu- sắp đứng đầu thiên hạ): Giới thiệu ngoại hình và tính cách của Dế Mèn

+ Phần 2: (phần còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a,Chi tiết miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của và hoạt động của Dế Mèn:

- Ngoại hình:

+ Đôi càng mẫm bóng

+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt

+ Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi

+ Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng

+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp

+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng

- Hành động:

+ Thử sự lợi hại của những chiếc vuốt

+ Trịnh trọng, khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu

+ Đi đứng oai vệ

+ Cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm

=> Ngoại hình cường tráng của chàng dế thanh niên mới lớn. Tác giả miêu tả ngoại hình đan xen với ngoại hình làm nổi bật tính cách: kiêu căng, hống hách

b,

+ Tính từ miêu tả hình dáng: Cường tráng, bóng mẫm, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, bóng mỡ, đen nhánh, ngoàm ngoạp…

+ Tính từ miêu tả tính cách: Bướng, hãnh diện, trịnh trọng, khoan thai, oai vệ, tợn, ghê gớm…

- Có thể thay thế bằng những từ: rất to, ngắn ngủn, mập bóng, ngắn cũn cỡn, đen thui, ngang tàng…

=> Ngôn ngữ của tác giả miêu tả chính xác đặc tính của loài dế, trong khi vẫn làm nổi bật được tính cách con người.

c, Dế Mèn là nhân vật ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình nhưng lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân.

Câu 3 ( trang 11 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường.

+ Gọi bạn là Dế Choắt

+ Ví von so sánh với gã nghiện thuốc phiện

+ Xưng hô ta- chú mày

+ Điệu bộ khinh khỉnh, giọng điệu ngang ngạnh, bề trên

+ Dế Mèn dửng dưng, thờ ơ không chịu giúp đỡ Dế Choắt

=> Dế Mèn cư xử lỗ mãng, trịch thượng, thái độ thờ ơ, dửng dưng

Câu 4 ( trang 11 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt

+ Huênh hoang: “ Sợ gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa”

+ Trêu xong chị Cốc thì chui tọt vào hang tự đắc rằng mình đã ăn toàn

+ Nghe thấy tiếng chị Cốc mổ Dế Choắt thì sợ hãi nằm im thin thít.

+ Khi chị Cốc đi rồi, Mèn mới “mon men bò lên” hối lỗi

=> Dế Mèn từ hung hăng, hống hách trở nên hèn nhát, run sợ.

- Dế Mèn rút ra bài học về thái độ, tính cách: Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

- Bài học đường đời đầu tiên được thể hiện qua câu nói của Dế Choắt: “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ Văn 6 tập 2)

- Hình ảnh những con vật được miêu tả giống hệt chúng trong thực tế.

+ Cặp hình ảnh, nhân vật đối lập: Dế Mèn cường tráng, khỏe mạnh >< Dế Choắt ốm yếu, bệnh tật.

- Tác giả sử dụng thủ pháp nhân cách hóa biến nhân vật trở nên sinh động, giống con người khi có hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ triết lí như con người

- Các tác phẩm viết về loài vật được nhân cách hóa như: Cái Tết của mèo con (Nguyễn Đình Thi), Dũng sĩ bọ ngựa (Tô Hoài), Cô bé quàng khăn đỏ, Gấu, Sư tử và Cáo…

22 tháng 12 2019

cảm ơn bạn

11 tháng 2 2019

1. Nội dung chính của Bài học đường đời đầu tiên kể về sự việc: Dế Mèn lớn lên trở thành chàng dế cường tráng nhưng cũng kiêu căng xốc nổi. Chính vì thế mà bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Điều đó khiến Dế Mèn không khỏi hối hận và ghi nhớ mãi, trở thành bài học đường đời đầu tiên.

2. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc:

- Tác giả sử dụng ngôi số 1, để nhân vật Dế Mèn tự giới thiệu về mình. Ngôi kể này khiến câu chuyện bộc lộ được những suy nghĩ của chính mình, mang tính chủ quan, chân thực, sinh động.

- Chi tiết Dế Choắt ốm yếu xin Dế Mèn đào ngách thông sang tổ nhà Dế Mèn nhưng bị từ chối: "Xì, đào ngách sang nhà ta, dễ nghe nhỉ!... Đào tổ nông thì cho chết". Hay chi tiết đọc câu thơ trêu chị Cốc: "Cái cò, cái vạc, cái nông/ Ba cái đều béo vặt lông cái nào..." thể hiện rõ tính cách xốc nổi, nghịch ngợm và coi thường người khác của Dế Mèn.

- Chi tiết Dế Choắt bị chị Cốc mổ oan, khi hấp hối còn để lại lời khuyên cho Dế Mèn. Đó cũng là bài học mà Tô Hoài gửi gắm, không chỉ dành cho bạn đọc nhỏ tuổi mà còn là bạn đọc muôn thế hệ.

=> Những chi tiết nghệ thuật này đã tạo nên nét đặc sắc cho loại truyện đồng thoại về loài vật. Mỗi một nhân vật đều được nhân hóa, đều thể hiện một hạng người, một loại người trong xã hội.

Câu 1; Trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí ai là người kể chuyện, kể theo ngôi thứ mấy, tại sao tác giả lại lựa chọn ngôi kể ấy. Câu 2; Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao, tại sao Dế Mèn lại đối xử với Choắt như thế. Câu 3; Qua văn bản Bài học dường đời đầu tiên thì trước khi chết Dế Choắt đã khuyên nhủ Dế Mèn diều gì, từ đó rút ra bài học gì cho bản...
Đọc tiếp

Câu 1; Trong đoạn trích Dế Mèn phiêu lưu kí ai là người kể chuyện, kể theo ngôi thứ mấy, tại sao tác giả lại lựa chọn ngôi kể ấy.

Câu 2; Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao, tại sao Dế Mèn lại đối xử với Choắt như thế.

Câu 3; Qua văn bản Bài học dường đời đầu tiên thì trước khi chết Dế Choắt đã khuyên nhủ Dế Mèn diều gì, từ đó rút ra bài học gì cho bản thân.

Câu 4; Học xong văn bản Bức tranh của em gái tôi, em hiểu gì về nhân vật ngươi anh trong truyện. Từ đó rút ra được bài học gì cho bản thân.

Câu 5; Qua văn bản Đêm nay Bác không ngủ giúp em hiểu thêm điều gì về Bác.

Câu 6; Hình ảnh dượng Hương Thư lúc vượt thác được tác giả miêu tả như thế nào.

Câu 7; Em hãy chỉ ra đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong hai câu thơ sau

Người cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm.

1
21 tháng 2 2019

Câu 1:

Theo ngôi thứ ba thì người kể người kể có thể tự do, linh hoạt, những gì diễn ra với nhân vật

Câu 2:

Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt rất khó chịu, vừa thể hiện sự trịch thượng kẻ cả, vừa thể hiện sự ích kỉ, khinh thường.

Sự trịch thượng kẻ cả:

  • Xưng hô với Dế Choắt là chú mày và tao mặc dù cả hai cùng bằng tuổi, đó là thái độ của kẻ cả, bề trên.
  • Trong con mắt của Dế Mèn, chân dung của Dế Choắt cũng được miêu tả một cách thê thảm, xấu xí: gầy gò, dài lêu khêu, như gã nghiện thuốc phiện…Đó là cái nhìn thể hiện sự cao ngạo của Dế Mèn đối với bạn mình.

Ích kỉ khinh thường:

  • Sang chơi nhà Dế Choắt thì hết sức chê bai nhà Dế Choắt: luộm thuộm, bề bộn, tuềnh toàng…
  • Dế Choắt xin đào giúp một ngách sang nhà Dế Mèn thì Dế Mèn khinh khỉnh, ích kỉ không cho và nói những lời phỉ báng

Câu 4:

Lúc trước, anh trai của Kiều Phương là một người anh lúc nào cũng xem thường em gái mình. Khi thấy em mình có tài năng hội hoạ,người anh ghen ghét với tài năng của em.Người anh cảm thấy như bị lãng quên vì mình không có chút năng khiếu gì. Trước lúc em đi thi vẽ,người anh tỏ ra vẻ bực tức và thường xuyên hắt hủi em gái. Khi đứng trước bức tranh vẽ về mình được treo lồng kính, người anh cảm thấy ngỡ ngàng, rồi đén sự hãnh diện và cuối cùng là sự xấu hổ. Người anh cảm thấy vô cùng ân hận vì lúc trước đã không đối xử tốt với em gái của mình. Người anh không ngờ trong mắt em gái mình, mình là một người anh hoàn hảo đến vậy.Bây giờ người anh cảm thấy yêu em gái mình hơn.

Câu 5:

Qua thơ văn,bút ký,hồi ký của rất nhiều người,không chỉ riêng bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ,ai cũng đã biết về tấm lòng quảng đại,yêu thương vô bờ của Bác đối với nhân loại,đối với đồng bào,và nhất là với những chiến sĩ trong quân đội giải phóng của mình . Tình cảm đó như của 1 người Cha đối với con,như 1 người Ông với cháu và hơn hết là của 1 vị tư lệnh đối với những người lính của mình trước giờ xung trận . Người Cha,người ông,vị tư lệnh thương yêu binh sĩ hết lòng đó có ngủ ngon được không khi ngày mai con,cháu hoặc những người lính của mình có thể sẽ không trở về? câu trả lời là không! Bác sẽ không ngủ ngon chừng nào quê hương chưa được tự do,đất nước vẫn còn bóng giặc

Câu 6:

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa

Câu 7:

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương. Đặc biệt là sử dụng biện pháp hoán dụ "Người cha" để nói về Bác.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

2 tháng 3 2019

dàààài ! quá 😥

29 tháng 11 2019

1. Quá trình dạy con của bà mẹ

a) Dạy con bằng cách chọn nơi ở

- Nhà gần nghĩa địa: Mạnh Tử bắt chước về nhà đào, chôn, lăn, khóc

→ Bà mẹ dọn nhà ra gần chợ

- Nhà gần chợ: Mạnh Tử về nhà bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo

→ Bà mẹ dọn nhà đến trường học

- Nhà gần trường học: Mạnh Tử học tập lễ phép

→ Bà mẹ vui lòng, nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”

⇒ Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ,

⇒ Vai trò của người mẹ trong quá trình phát triển của mỗi đứa con

b) Dạy con bằng cách cư xử hằng ngày

- Nói đùa với con “Người ta giết lợn để cho con ăn đấy” sau đó bà hối hận và quyết định mua thịt lợn về cho con ăn

→ Dạy con không được nói dối, phải luôn thành thật

- Khi Mạnh Tử bỏ học đi chơi: người mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung

→ Dạy con nghiêm khắc, muốn con trở nên tốt hơn

2. Kết quả quá trình dạy con của bà mẹ

Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, sau thành một bậc đại hiền

16 tháng 8 2018

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì II

10 tháng 2 2019

Nhận xét về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả:

- Tác giả đã chuyển vai để Dế Mèn tự kể chuyện, trong đó có tự miêu tả hình dáng và tính cách thông qua lối viết đồng thoại, sử dụng biện pháp nhân hóa (Dế Mèn biết nói năng, suy nghĩ, hành động như một nhân vật…)

- Việc miêu tả hình dáng Dế Mèn: tác giả đã miêu tả khá kĩ ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn; vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn còn được thể hiện ở sức mạnh, điệu bộ, động tác…

- Việc miêu tả ngoại hình, điệu bộ, động tác làm bộ lộ rõ tính cách của Dế Mèn: đó là một chàng Dế mới lớn, hung hăng, xốc nổi, kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người…

b) Bài học Dế Mèn hối hận và rút ra cho mình qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt:

- Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình…

- Nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột về sau có hối cũng không thể tìm lại được.

- Ở đời mà có thói hung hăng , bậy bạ , có óc mà không biết suy nghĩ , sớm muộn cũng mang họa vào mình.

3 tháng 1 2022

1.B

2.B

3.D

4.B

3 tháng 1 2022

b

b

d

b

 

5 tháng 12 2021

TK

- Qua lời ru của mẹ, con thấu hiểu được những sự vất vả, hy sinh của mẹ để con có cuộc đời bình yên và hạnh phúc qua đó thể hiện lòng biết ơn công lao nuôi dưỡng của con với mẹ.

5 tháng 12 2021

Mình cảm ơn 🙂

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  -...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình