Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:
+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
+) Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].
- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:
+) Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.
+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
Ví dụ: Cước chú số 1 “ché đuê” có nghĩa là tên một loại ché (ché: vò ủ rượu bằng gốm).
- Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản:
+) Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
Dẫn chứng: (Lược dẫn: Hơ Nhị, vợ Đăm Săn bị Mtao Mxây bắt cóc. Đăm Săn cùng dân làng đi đánh Mtao Mxây để cứu vợ mình và chàng đã giành chiến thắng oanh liệt. Phần văn bản dưới đây kể về sự kiện này).
+) Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
+) Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Đăm Săn giết Mtao Mxây. Sau trận đánh, tôi tớ và dân làng của Mtao Mxây mang của cải, tài sản về theo Đăm Săn rất đông).
* Văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la
- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược:
+) Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.
+) Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.
+) Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
Ví dụ: cước chú số 2 (Xi-ếc-xê: nữ chúa xinh đẹp, tóc quăn, cai quản một quốc đảo nơi thủy thủ đoàn lạc vào, vì mê đắm Ô-đi-xê nên tìm cách giam giữ, chung sống với chàng, nhưng cũng chỉ dẫn và giúp đỡ chàng trong hành trình trở về quê hương.
- Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược:
Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
Dẫn chứng: (Lược một đoạn: Về đến đảo Ai-ai-ê (Aiaie), chôn cất En-pê-no (Elpenor) và lại lên đường vượt biển cả tìm về quê nhà, Ô-đi-xê được Xi-ếc-xê (Circe) báo trước chàng còn phải gặp những nỗi gian nan khác nữa đồng thời căn dặn chàng cách vượt thoát hiểm nguy).
* Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê:
Văn bản này không có phần bị tỉnh lược.
Qua hai văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây" và "Gặp Ka-ríp và Xi-la", người anh hùng Đăm Săn và Ô-đi-xê đã gây ấn tượng với người đọc bởi phẩm chất tốt đẹp. Đứng trước thử thách, nguy hiểm, cả hai nhân vật luôn sẵn sàng đối mặt mà không lùi bước. Khi gặp khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây, Đăm Săn không tỏ ra nản chí mà từ bỏ. Chàng đã tìm mọi cách giải quyết và nhờ lời mách bảo của ông Trời mà hạ gục được Mtao Mxây "Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch [...] cuối cùng, hắn ngã lăn quay ra đất". Bên cạnh người anh hùng Đăm Săn, ta còn bắt gặp Ô-đi-xê trong sử thi Hy Lạp cũng mang trong mình phẩm chất cao đẹp ấy. Khi ở giữa đại dương mênh mông gặp hai quái vật Ka-ríp và Xi-la, chàng đã động viên và chỉ huy các bạn đồng hành tìm cách để vượt qua chúng "Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách... Nhưng nhờ có lòng dũng cảm, với lời khuyên và mưu trí của ta, nên chúng ta cũng đã thoát nạn,..." Thông qua đây, ta có thể thấy được bản lĩnh lớn lao cùng thái độ ngưỡng mộ của nhân dân với vẻ đẹp và sức mạnh của hai người anh hùng.
Đoạn văn tham khảo
Hình ảnh người anh hùng trong sử thi luôn mang vẻ đẹp cả ở ngoại hình lẫn phẩm chất. Bên cạnh tài năng phi thường, sức khỏe vượt trội và ngoại hình nổi bật, các vị anh hùng sử thi còn được ngưỡng vọng nhờ ý chí, khát khao chinh phục tất cả, quyết diệt trừ cái ác, không ngại khó khăn. Qua hai nhân vật Đăm Săn và Ô-đi-xê thì vẻ đẹp này càng được bộc lộ rõ. Đăm Săn thể hiện khí khái uy nghi, áp đảo, ý chí vượt trội khi khiêu chiến với Mtao Mxây: ‘’ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!’’, " Xuống, giêng! Xuống, giêng!....hun cái nhà của ngươi cho mà xem". Sự mạnh mẽ của anh còn thấy được qua việc anh vô cùng khinh bỉ hành động đâm lén người khác: “Sao ta lại đâm ngươi ...con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!’’. Và khi chiến đấu với Mtao Mxây, tuy bị gặp khó khăn vì giáp của đối thủ, nhưng nhờ sự chỉ dẫn của thần linh cùng ý chí sắt đá, Đăm Săn đã hạ gục được kẻ thù và cứu được vợ mình. Còn với Ô-đi-xê, chàng hiện lên là một lãnh đạo vô cùng xứng đáng và kiên cường. Chàng coi trọng thủy thủ của thuyền, gọi họ là ‘’Các bạn ơi’’. Khi mà gặp gian nan thử thách, chàng đã hướng dẫn mọi người một cách tỉ mỉ như việc đút sáp vào tai để thoát khỏi tiếng hát của các nàng Xi-ren . Ô-đi-xê còn cố gắng xốc lại tinh thần của thủy thủ khi họ cảm thấy sợ hãi trước Xi-la và Ka-ríp, ý chí của chàng luôn vững chãi như thế.
Những khó khăn người đọc sẽ gặp phải nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này:
- Không có sự liên kết tổng thể toàn văn bản.
- Khiến người đọc khó hiểu, mông lung và dễ gây cảm giác hụt hẫng.
- Người đọc sẽ không có cái nhìn toàn diện về thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Ví dụ: Trong văn bản Gặp Ka-ríp và Xi-la:
Nếu văn bản chỉ ghi cụm từ “Lược một đoạn” để ám chỉ rằng phần trước đó đã bị lược bỏ mà không nói tóm tắt nội dung phần ấy thì khi độc giả đọc dòng đầu của đoạn văn “Nàng nói vậy, và liền khi đó Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện”, họ sẽ không biết “nàng” ở đây là ai.
- Khó khăn trong việc nắm bắt tính liên tục, mạch vận động hay tính tổng thể của văn bản.
- Khó khăn khi nắm bắt thông tin chi tiết ở phần bị lược đó.
a, Xác định đối tượng, mục đích thuyết minh của từng văn bản:
b, Ý chính văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Văn:
- Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội
- Diễn biến lễ hội:
+ Thi nấu cơm: thủ tục bắt đầu, lấy lửa trên ngọn chuối, nấu cơm
+ Chấm thi: Các tiêu chuẩn chấm thi, cách chấm đảm bảo chính xác, công bằng
Ý chính trong văn bản bưởi Phúc Trạch
- Hình dáng
- Hương vị
- Danh tiếng
c, Cách sắp xếp ý của hai văn bản:
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân:
- Kết cấu theo trình tự thời gian, xen kể với tả
Văn bản Bưởi Phúc Trạch tổ chức kết cấu theo trình tự thời gian, xen lẫn kể và tả
- Quan hệ trình tự logic và quan hệ nhân quả
d, Kết cấu của văn bản thuyết minh
+ Kết cấu theo trình tự thời gian
+ Kết cấu theo trình tự không gian
+ Kết cấu theo trình tự logic
+ Kết cấu theo trình tự hỗn hợp
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
THAM KHẢO
tham khảo
___
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Đề a
I. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).
II. Thân bài
1. Nội dung
Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.
2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa
- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.
- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.
b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu
- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.
- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.
- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.
c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời
- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.
- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.
- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.
III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ
Đề b
I. Mở bài
- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.
- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).
II. Thân bài
a. Tóm tắt truyện
b. Nội dung
- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.
c. Nghệ thuật
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
III. Kết bài
- Kết luận lại vấn đề.
Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây
Gặp Ka-ríp và Xi-la
Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê
Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược
- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược dẫn, lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...].
- Kết hợp giữa cách dùng cụm từ để chỉ báo về sự tỉnh lược (lược một đoạn) và dùng một đoạn văn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
Không có phần bị tỉnh lược
Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu:
- Kí hiệu [...]: nhằm đánh dấu phần đoạn văn trước đã bị lược bỏ.
- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
- Kí hiệu “lược một đoạn”: nhằm tóm tắt nội dung trước đó để mọi người dễ hiểu và có sự liên kết với đoạn sau.
- Các kí hiệu đánh số 1,2, 3, ... nhằm đánh dấu thông tin chú thích, ý nghĩa, định nghĩa của một số từ ngữ quan trọng cần giải thích cho độc giả hiểu.
Những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản
- Phần đầu tiên của văn bản (trang 38, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
- Kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong dấu ngoặc vuông [...] (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
- Lược một đoạn văn trước đó (trang 40, SGK Ngữ Văn 10, tập một).
- Phần đầu tiên của văn bản (trang 44, SGK Ngữ Văn 10, tập một).