K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

-Đọc 2 câu thơ sau:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

-Hai câu thơ trên được trich trong bài nào?

A.Hịch tướng sĩ B.Bình Ngô đại cáo

-Của tác giả nào?

A.Nguyễn Trãi B.Trần Quốc Tuấn

7 tháng 12 2017

B.Bình ngô đại cáo

A.Nguyễn Trãi

7 tháng 5 2017

Lời giải:

Câu nói trên nhân hóa thể hiện hành động tàn bạo của kẻ thù. Những hành động này đã khơi sâu mối thù dân tộc, củng cố quyết tâm chiến đấu chống quân Minh xâm lược của nhân dân ta, là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ khởi nghĩa Lam Sơn. 

Đáp án cần chọn là: A

9 tháng 1 2022

C. Chính sánh cai trị của nhà Minh

9 tháng 3 2022

C

9 tháng 3 2022

A

6 tháng 5 2020

Chủ quyền quốc gia độc lập, vậy nếu bất cứ kẻ nào xâm phạm đều mang trong mình trọng tội. Bè lũ gặc Minh và bọn bán nước cầu vinh lúc bấy giờ thì:

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi

Cớ gì mà vị quân sư chính trực của Lê Lợi lại khẳng định một cách tận cùng về tội ác của bọn chúng như vậy? Cả một đoạn văn có lẽ thấm đẫm nước mắt, căm hờn sục sôi mà bao lâu nay bị dồn nén được Nguyễn Trãi viết ra một cách tường tận. Từ âm mưu xâm lược thâm độc Nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ thừa cơ gây họa, lợi dụng tình hình rối ren của đất nước do nhà Hồ gây ra, chúng mang theo luận điệu xảo trá phù Trần diệt Hồ, nhằm bịp bợm nhân dân. Đến những hành vi xâm lược, bóc lột tàn bạo, dã man không thể diễn tả nổi. Dưới góc nhìn của Nguyễn Trãi, qua lăng kính của tư tưởng nhân nghĩa, yên dân thì tội ác không thể chấp nhận được của bọn chúng là dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế. Vì vậy bút pháp phóng đại, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giọng điệu đanh thép đã chắp bút để ông vạch trần bộ mặt man rợ, trắng trợn của bè lũ cướp nước. Thật đau xót, tê dại khi nhớ lại:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Cái đáng sợ của bọn giặc Minh là ngay cả đến dân đen, con đỏ cũng chẳng tha. Hai động từ nướng, vùi đã lột tả trần trụi đến rợn người về sự tàn sát của chúng. Nhưng đâu chỉ có vậy, chúng còn Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt, ép dân xuống biển dòng lưng mò ngọc, vào núi đãi cát tìm vàng. Biết bao người dân vô tội phải thiệt mạng vì cá mập thuồng luồng, vì bệnh tật nơi rừng sâu nước độc. Thảm cảnh Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng chỉ là một trong số vô vàn những đau khổ chúng để lại cho dân lành. Về kinh tế, chúng cũng cũng đẩy đất nước rơi vào cảnh kiệt quệ. Năng thuế khóa để bóc lột, vơ vét tài nguyên, khoáng sản, tàn phá cả nghề trồng lúa, nghề dệt vải… Đến cả giống côn trùng cây cả cũng không tha. Các từ ngữ chốn chốn, nơi nơi chỉ không gian rộng và Gây binh kết oán trải hai mươi năm chỉ thời gian dài khiến Bại nhân nghĩa nát cả đất trời. Tội ác của bọn chúng đúng là trời không dung, đất không tha, cả thần và nhân không chịu nổi. Bản cáo trạng như thấm đẫm cả máu, nước mắt của nhân dân mà Nguyễn Trãi đã tổng kết lại. Từng chữ, từng câu chất chứa nỗi uất nghẹn, căm hờn. Những chứng cớ về tội ác ấy là bản cáo trạng đanh thép nhất, là thực tiễn lịch sử xác đáng nhất để chứng tỏ phải diệt trừ lẽ lũ ngang tàng, bạo ngược, dối trá – giặc Minh là một việc làm đầy chính nghĩa của nhân dân ta, mà đội quân Lam Sơn là người gánh vác sứ mệnh.

8 tháng 5 2023

"Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.

Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý báu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đối xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.

Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:

Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.

Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:

Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.

Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.

Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.

24 tháng 12 2021

chọn D

24 tháng 12 2021

Chọn D

câu 1 “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”. Đó là câu nói của ai? Trong tác phẩm nào? câu 2 Trần Hưng Đạo – trong “Hịch Tướng sĩ”Lê Văn Hưu – Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”Nguyễn Trãi – trong “Bình Ngô Đại Cáo”. Nguyễn Trãi – trong “Phú núi Chí Linh”Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì quan trọng? câu 3 Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm...
Đọc tiếp

câu 1 “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”. Đó là câu nói của ai? Trong tác phẩm nào?

 

câu 2 Trần Hưng Đạo – trong “Hịch Tướng sĩ”

Lê Văn Hưu – Trong “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nguyễn Trãi – trong “Bình Ngô Đại Cáo”

. Nguyễn Trãi – trong “Phú núi Chí Linh”

Năm 1400 đã diễn ra sự kiện lịch sử quan trọng gì quan trọng?

 

câu 3 Trần Dụ Tông chết, Dương Nhật Lễ lên nắm quyền.

Nhà Hồ kháng chiến chống quân Minh.

Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi, lập nên nhà Hồ

Hồ Quý Ly thực hiện thanh trừng quý tộc Trần.

Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?

 

câu 4 Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước

Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta có chuyển biến như thế nào?

 

câu 5 Nhà Đinh lên thay, tiếp tục quá trình xây dựng đất nước

Rơi vào tình trạng hỗn loạn "loạn 12 sứ quân"

Quân Nam Hán đem quân xâm lược trở lại

Ngô Xương Văn nhường ngôi cho Dương Tam Kha

câu 6 Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát thát triển ?

Vương triều Gúp-ta.

Vương triều Hồi giáo Đê-li.

Vương triều Mô-gôn

Vương triều Hác-sa.

2
17 tháng 1 2022

câu 1 : Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo

câu 2; HQL phế truất vua Trần , lên ngôi , lập nên nhà Hồ

câu 3:Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước

câu 4 Rơi vào tình trạng hỗn loạn "loạn 12 sứ quân"

câu 5Vương triều Gúp-ta.

17 tháng 1 2022

ỗ câu 2 là câu 1 nha mn