K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 4 2022

bn cho mk xin cả đoạn nhé

22 tháng 4 2022

“Ngoài kia, tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch nghiêm trang lắm: trừ quan phụ mẫu ra, mọi người không ai dám to tiếng. So với cái cảnh trăm họ đang vất vả lấm láp, gội gió tắm mưa, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê, thời ở trong đình rất nhàn nhã, đường bệ, nguy nga: nào quan ngồi trên, nào nha ngồi dưới, người nhà, lính lệ khoanh tay sắp hàng nghi vệ tôn nghiêm, như thần như thánh. Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”; tiếng tên lính thưa:“Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm, bốc”; tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này: “Bát sách! Ăn”. Người kia: “Thất văn… Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái, khi cười, khi nói vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vì phúc tinh.”
đây bạn ;33

6 tháng 5 2019

phương thức biểu đạt chính là nghị luận

tác giả là Hồ Chí Minh

tên tác phẩm tinh thần yêu nước của nhân dân ta

7 tháng 5 2019

PTBĐC Là nghị luận

Tác giả HCM

Tác phẩm tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hok tốt! 

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

     "Không có sự thành công bền vững nào mà không được làm ra từ những thất bại nho nhỏ ban đầu. Chữ thất bại thường dễ khiến chúng ta hiểu lầm là không được gì cả hay không còn gì cả. Trong khi những gì ta đã tạo dựng vẫn còn đó dù có khi nó chưa hiển thị ra một cách cụ thể. Những kĩ năng tập luyện, nhưng kinh nghiệm và kiến thức tích lũy, cũng như những yếu tố thuận lợi bên ngoài mà ta đã cất công gom lại sẽ được sử dụng một cách xứng đáng trong những công trình kế tiếp cho nên, khi thành công ta phải hiểu rằng sự thành công đang đứng trên vai của baoo thất bại trong quá khứ."

a) Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào?

b) Đoạn văn viết theo cách nào? Vì sao?

c) Việc sử dụng lặp lại các từ: không, thất bại, thành công là mắc lỗi lặp từ hay sử dụng phép điệp từ?

d) Câu văn cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

a. Đoạn văn trên nói về "Thất bại là mẹ thành công", phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

b. Đoạn văn viết theo lối diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn.

c. Việc sử dụng lặp lại các từ là phép điệp từ, nhằm nhấn mạnh tác dụng và tầm quan trọng của những thất bại, thất bại mà rút ra kinh nghiệm thì sẽ đưa đến thành công.

d. Câu văn cuối sử dụng biện pháp nhân hóa: thành công đang đứng trên vai của bao thất bại trong quá khứ. Cách nói này đã diễn tả sinh động và đạt hiệu quả cao trong việc nhấn mạnh: những thất bại sẽ đưa tới thành công.

KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 7 Phần I  :  ĐỌC HIỂU:Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì...
Đọc tiếp

KIỂM TRA 15 PHÚT NGỮ VĂN 7

 Phần I  :  ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

Câu 2. (1 đ) Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 3:(2 đ) Trong đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

Phần 2. TẠO LẬP VĂN BẢN:

Câu 4.(6 đ) Qua văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , em hãy viết đoạn văn ngắn, nêu cảm nghĩ của mình về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

0
''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''(Ngữ Văn 7, tập 1)a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn...
Đọc tiếp

''Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô đẹp như thơ mộng...''
(Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Câu văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó (chú ý: viết dưới dạng một đoạn văn).
b. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
c. Chỉ ra các từ láy có trong câu văn trên.
d. Đoạn văn trên có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
e. Câu văn trên giúp em cảm nhận được điều gì?


Mong các bạn giúp tớ ạ, tớ đang cần rất gấp để chuẩn bị cho thi học kì, tớ thật sự cảm ơn và sẽ tick cho các bạn giúp mình càng sớm càng tốt. Tớ cảm ơn các cậu nhiều <33

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
3 tháng 1 2019

a. Câu văn trên trích từ Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng. Tác giả viết bài bút kí trên trong hoàn cảnh: cảm nhận được hương vị cũng như dư vị còn lại của ngày tết. Tết đến, xuân về, trong màn mưa xuân giăng mắc khắp chốn đã làm rộn lên trong lòng tác giả một cảm xúc, thôi thúc tác giả cầm bút.

b. Phương thức biểu đạt chính: vì là bút kí nên phương thức biểu đạt chính là biểu cảm (mặc dù tác phẩm được viết dưới hình thức tự sự)

c. Từ láy: riêu riêu, lành lạnh, xa xa

d. Đoạn văn trên có sử dụng phép điệp ngữ, liệt kê.

- Điệp ngữ: mùa xuân của tôi, mùa xuân, mùa xuân => tác giả muốn nhấn mạnh nét đặc trưng riêng của mùa xuân miền Bắc Bộ.

- Liệt kê: có... có... có... => tác giả đang chỉ ra những nét đặc trưng gây mê đắm lòng người của mùa xuân đất Bắc.

e. Qua câu văn trên em thêm yêu và trân trọng ngày tết trên quê hương, đó là vẻ đẹp, thể hiện văn hóa truyền thống và thể hiện đặc trưng riêng của từng vùng miền.

25 tháng 3 2018

uộc sống muôn hình vạn trạng không thể thiếu sự đóng góp của văn chương. Để đề cao vai trò và tác dụng tích cực của vản chương đối với đời sống tâm hồn con người Hoài Thanh  khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".

Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.

Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.

Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.

Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.

Một dẫn chứng khác đó là truyễn thuyết " Con Rồng Cháu Tiên ". Ai cũng biết mình là dòng giống Lạc Hồng nhưng truyện thuyết đó còn đem đến cho ta niềm tự hào không phải chỉ về Cha Rồng Mẹ Tiên mà còn tự hào về anh em chúng ta " Khi sinh ra đều đẹp đẽ hồng hào khỏe mạnh" và hơn thế nữa câu chuyện nhắc nhở chúng ta biết yêu thương đoàn kết giữa các dân tộc trong cùng đất nước bởi vì "Chúng ta là anh em ruột thịt".

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

23 tháng 12 2019

1. Đoạn thơ trích trong bài Tiếng gà trưa.  Tác giả: Xuân Quỳnh.

- Thời điểm sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

,- Thể thơ: 5 chữ.

- Nội dung chính: Tiếng gà trưa trở thành động lực chiến đấu của người chiến sĩ.

2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp từ, qua đó khẳng định quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

3. Đại từ: cháu - bà.

Quan hệ từ: cũng.