K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn là: A

17 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Trần Đình Hượu ( 1928-1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ Anh. Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy tại khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam trung cận đại

Tác phẩm tiêu biểu : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại ( 1995), Đến hiện đại từ truyền thống ( 1995)...Ông được phong giáo sư năm 1981 và nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn năm 2000

2. Tác phẩm

Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống mục 5, phần II vàtoafn bộ phần III. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. 

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thông Việt nam dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là : tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp  cộng đồng, tập quán), sinh hoạt ( ăn, ở, mặc). Những mặt  tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được đan xen vào nhau làm cho bài văn có sự uyển chuyển, hài hòa. Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kỳ hiện đại.

2. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt nam : " Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, lì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa sinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, sáo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải." Những nét bản sắc này hình thành từ thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt Nam cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện

3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hóa Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được  ảnh hưởng sâu sắc đến các văn hóa khác. Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này : "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.

4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam : Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó : sự từ bi. hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho....Người Việt nhờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hóa người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan. 

5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển  của người Việt trong việc thu nhận và háp thu nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hóa Việt Nam

6. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta 'Trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. 

Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người Việt ngay lập tức biển đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình.

27 tháng 1 2019

Những khám phá riêng của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm

- Nội dung:

    + Nguyễn Đình Thi khắc họa hình tượng đất nước: đặt trong mối quan hệ với quá khứ, tương lai

    + Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước: đất nước của nhân dân

Nghệ thuật:

    + Đất nước (Nguyễn Đình Thi) hiện đại, có cảm hứng sử thi với giọng trầm hùng, sau lắng, hình ảnh đẹp…

    + Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm): đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư

23 tháng 6 2019

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về hai bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Hình tượng đất nước trong hai bài thơ

2. Thân bài:

- Làm rõ đối tượng thứ nhất: Hình tượng đất nước trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

- Làm rõ đối tượng thứ hai: Hình tượng đất nước trong Bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật

Những đặc điểm giống nhau về hình tượng đất nước của 2 bài thơ:

   Nguyễn Đình Thi khởi đầu bài thơ bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp mùa thu. Đây là một quyết định khéo léo bởi vì trước kia mùa thu bao giờ cũng là thu thảm thu sầu còn từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 trở đi thì mùa thu vui – mùa thu cách mạng, mùa thu khai sinh ra đất nước.

   Khởi đầu bằng những cảm xúc trước vẻ đẹp mùa thu giúp cho Nguyễn Đình Thi có được những suy tư về đất nước một cách tự nhiên và thoải mái hơn.

   Nguyễn Khoa Điềm khắc họa hình tượng đất nước mình bằng cách đặt hình tượng này trong mối liên hệ với thời gian và không gian cụ thể còn về sau là thời gian không gian trừu tượng.

   Đất nước được nhìn qua chiều dài của thời gian và mặt khác đất nước được xác định bởi những không gian có thể là những không gian nhỏ, không gian cụ thể và cũng có thể là những không gian mênh mông không gian trừu tượng trong lòng người.

   Hình tượng đất nước sẽ rất hoàn thiện khi nó được đặt trong 2 mối liên hệ này.

   Về phương diện nghệ thuật: hình tượng đất nước trong 2 bài thơ của Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm có khá nhiều nét tương đồng.

   Vì đây là hình tượng đất nước được khắc họa trong thơ ca mà hình tượng thơ lại là hình tượng cảm xúc, cho nên cả 2 tác giả đều viết về đất nước bằng niềm tự hào sâu sắc, bằng những nhận thức thấm thía về lịch sử về truyền thống dân tộc.

   Nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước của mình với 2 đặc điểm rất lớn, vừa trái ngược nhau lại vừa rất hài hòa với nhau.

   Đấy là một đất nước vất vả đau thương với những cảnh đồng quê chảy máu dây thép gai đâm nát trời chiều, với cái cảnh "bát cơm chan đầy .... còn giằng khỏi miệng ta". Tuy nhiên đất nước chúng ta còn là một đất nước anh hùng quật khởi và một cái đất nước quật cường đã khiến cho kẻ thù bất lực.

Xing xích chúng bay .... ....Lòng dân ta yêu nước thương nhà

   Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm còn miêu tả những hình ảnh dân tộc bằng cách nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Từ điểm nhìn hiện tại, Nguyễn Đình Thi lắng nghe những tiếng rì rầm trong lòng đất của quá khứ vọng về.

   Đấy là tiếng nói hình ảnh của đất nước chưa bao giờ khuất. Đồng thời cảm hứng thơ còn đưa Nguyễn Đình Thi hướng tới tương lai. Ông như nhìn trước một nước Việt Nam từ trong máu lửa rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

   Còn ở trong bài thơ đất nước của mình, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại bộc lộ niềm tin sâu sắc của ông về những hình ảnh văn hóa lâu đời.

   Để viết nên bài thơ đất nước của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng với một mật độ rất cao các chất liệu văn hóa dân gian. Dựa trên rất nhiều câu ca dao tục ngữ, để viết nên những câu thơ của mình.

   Ông còn đưa vào bài thơ rất nhiều truyền thuyết, những sinh hoạt phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Khoa Điềm còn ý thức một cách rất sâu sắc về những đóng góp lớn lao của nhân dân cho đất nước.

   Đó là những đóng góp từ nhỏ nhặt cho đến lớn lao, những đóng góp được ghi lại trong sử sách và cả những đóng góp âm thầm lặng lẽ không ai biết. Đó còn là những đóng góp kiên nhẫn, bền bỉ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Những điểm khác nhau của hình tượng đất nước ở 2 tác phẩm

   Đây là 2 bài thơ được ra đời ở 2 thời điểm rất khác nhau và chính điều đó đã khiến cho hình tượng đất nước ở 2 bài thơ này có nhiều chỗ khác biệt.

   Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước với 2 đặc điểm và đặt hình tượng đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.

   Trong khi ấy Nguyễn Khoa Điềm lại viết bài thơ này theo một định hướng tư tưởng nhằm chứng minh: "đất nước này là đất nước của người dân", mà tư tưởng cơ bản này đã chi phối toàn bộ bài thơ và nó qui định bút pháp, nó buộc Nguyễn Khoa Điềm phải chọn cái giải pháp đi từ cụ thể đến khái quát.

   Điều này là rất dễ giải thích bởi vì bản thân tư tưởng đất nước của người dân vốn đã là trừu tượng. Để cho sáng tỏ nó chỉ có một cách là đi từ rất nhiều những hình ảnh cụ thể, những đóng góp của người dân cho đất nước, những chất liệu văn hóa dân gian… để rồi từ rất nhiều hình ảnh cụ thể ấy tư tưởng đất nước của người dân mới được làm sáng tỏ.

   Lí giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học ...

- Do sự khác biệt về phong cách: Thơ Nguyễn Đình Thi thường giàu nhạc tính có chất hội họa và điều đặc sắc nhất là có cả những suy tư sâu sắc của một tư duy triết học.

   Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về cuộc đấu tranh cách mạng. Ông hay đề cao phẩm chất của những bà mẹ anh hùng, những chiến sĩ giải phóng kiên cường… Đặc biệt ông có những cảm nhận rất phong phú và sâu sắc về đất nước trong những năm chống Mĩ.

- Về phương diện bố cục: Chúng ta rất dễ dàng nhận thấy ở 2 bài thơ đất nước đều chia làm 2 phần nhưng sự liên kết 2 phần ở mỗi bài lại rất khác nhau.

   Bài đất nước của Nguyễn Đình Thi được bắt đầu bằng những xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa thu, mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng và mùa thu Việt Bắc trong hiện tại. Để rồi sau đó mới chuyển sang quá khứ 2 thời điểm để diễn tả những suy tư cả tác giả đối với đất nước.

   Trong khi ấy thì bố cục 2 phần của bài thơ đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại theo một cách hoàn toàn khác. Phần 1 dành cho việc khắc họa hình tượng đất nước trong mối liên hệ với thời gian. Để rồi toàn bộ phần 2 nhằm chứng minh cho tư tưởng với đất nước của người dân.

3. Kết bài:

- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.

- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

21 tháng 11 2021

Bạn tham khảo:

Sự khác biệt trong cảm nhận và biểu hiện: Mỗi người đều có những khám phá riêng về Đất nước của mình.

+, Với "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi, cảm nhân về đất nước của ông mở rộng từ quá khứ tới tương lai về một đất nước kiên cường, bất khuất, vươn dậy trở thành "những anh hùng áo vải", đem đến một tương lai huy hoàng. Bài thơ của Nguyễn Đình Thi mang màu sắc hiện đại, trẻ trung, pha chút u buồn, trầm lắng, nhưng không thiếu đi nét dân tộc, truyền thống. Tính dân tộc trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh của mùa thu xử sở với gió heo may, với "hương cốm mới", với cảm giác "chớm lạnh" giữa "những phố dài" của Hà Nội thủ đô. Mạch nguồn của truyền thống kết nối với hiện tại để làm nên một đất nước anh hùng. Truyền thống đó được lớp lớp người con Việt Nam kế cận, không chỉ là về văn hóa, phong tục mà còn về truyền thống anh dũng, quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương mình

+, Nguyễn Khoa Điềm lại vẽ lên hình tượng một đất nước với đầy màu sắc văn hóa dân gian. Không như Nguyễn Đình Thi dùng mùa thu để nói về hình tượng đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã dùng chất liệu dân gian, của ca dao và thần thoại để tạo nên hình tượng đất nước, đồng thời thể hiện tư tưởng "đất nước của nhân dân". Đây là một tư duy tư tưởng vừa mới mẻ lại vừa hết sức quen thuộc. Bởi dân gian cũng chính là nhân dân, nhân dân là phần cơ bản nhất, rõ ràng nhất để nhận ra đất nước. Nhưng nó cũng vô cùng mởi mẻ bởi chất liệu dân gian dựng lên hình tượng đất nước gợi ra một đất nước bình dị, gần gũi, hiền hòa, đầy chất thơ, luôn sống mãi cùng con người và dân tộc.

8 tháng 8 2018

Đáp án B

27 tháng 9 2018

Đáp án cần chọn là: C

7 tháng 4 2018

Nguyễn Đình Thi là một nhà văn hóa, một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận, phê bình văn học, biên khảo triết học

Đáp án cần chọn là: D