K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2017

Thứ tự: cũng mất, tuần hoàn, mãi, đất trời

Tìm các yếu tố miêu tả và thuyết minh trong bài văn sau: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. " Những làn điệu dân ca đã trở thành một bài hát ru quen thuộc đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ thuở còn thơ ấu. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu từ đó đến nay chưa bao giờ thay đổi. Do truyền thống của nền văn minh lúa nước nước ta, hình ảnh con trâu đã...
Đọc tiếp

Tìm các yếu tố miêu tả và thuyết minh trong bài văn sau: “Trâu ơi, ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. " Những làn điệu dân ca đã trở thành một bài hát ru quen thuộc đi vào tiềm thức của mỗi chúng ta từ thuở còn thơ ấu. Hình ảnh gắn bó giữa người và trâu từ đó đến nay chưa bao giờ thay đổi. Do truyền thống của nền văn minh lúa nước nước ta, hình ảnh con trâu đã sớm trở thành biểu tượng của người nông dân Việt Nam. Trâu có hai loại: đực và cái, là loài nhai lại. Đặc điểm dễ nhận biết của trâu là không có răng hàm trên. Thân trâu rất dày, cơ bắp nhưng ngắn. có thai. Da của nó đen và rất dai nhưng lại được phủ một lớp lông mềm mại nên có cảm giác rất mịn màng. Trâu có chiếc mũi to, miệng rộng và cặp sừng hình lưỡi liềm. Trọng lượng trung bình của trâu cái là 350-400 kg và trọng lượng trung bình của trâu đực là 400-450 kg. Bước chân trâu chậm rãi nhưng đầy quyết tâm. Đuôi luôn vẫy như để cảnh báo những con ruồi không mời mà đến. Do phải làm việc đồng áng liên tục nên người trồng trọt có thói quen ợ hơi, nhai nhai. Khi có thời gian ăn cỏ, chúng nhai nhẹ để dự trữ càng nhiều thức ăn càng tốt khi cần làm việc liên tục. Đây là lý do tại sao con trâu có thể làm việc cả ngày không ngừng nghỉ. Với vẻ ngoài như vậy, trâu là loài động vật rất khỏe mạnh và chăm chỉ. Đất trồng trọt có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước từ lâu đã gắn liền với đời sống lao động của người dân Việt Nam. Dù công việc đồng áng nặng nhọc và sương giá rất khó khăn trong một hai ngày, nhưng người nông dân luôn có “người bạn cần cù” – chú trâu luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cùng nhau làm việc vất vả. Dù trời nắng hay mưa, dù khó khăn đến mấy, chỉ cần có người cần, trâu sẵn sàng cùng người dân cày ruộng, mang lại sự thịnh vượng, bình an cho cả gia đình. Vì thế người nông dân chúng tôi thường nói: “Trâu là khởi đầu của sự nghiệp”. Đàn trâu chẳng cần gì ngoài vài cọng cỏ ngoài đồng và một chỗ để qua đêm. Những ngày còn bận rộn với công việc đồng áng, những lúc rảnh rỗi, đàn trâu sẽ làm bạn với tiếng sáo của cậu bé chăn cừu và những cánh diều thơ mộng trên vùng trời rộng đầy nắng và gió nhẹ. Những chú bé vắt vẻo trên lưng trâu đùa nghịch mà tạo nên những kỉ niệm tuổi thơ với cuộc sống làng quê khó quên đến tận những năm tháng về sau. Là loài vật làm việc nên trâu còn là nguồn cung cấp thức ăn cho con người. Thịt trâu có hàm lượng protein khá cao và ít chất béo. Sữa trâu rất hiệu quả trong việc cung cấp protein và chất béo. Da trâu được sử dụng để làm mặt trống và giày. Sừng trâu được sử dụng để làm lược, sừng và các tác phẩm nghệ thuật khác. Trâu nước còn gắn liền với các lễ hội nổi tiếng như Lễ hội đấu bò ở Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, huấn luyện kỹ càng trong thời gian dài để chuẩn bị cho ngày hội. Mỗi con thú đều vạm vỡ, có cặp sừng cong nhọn, làn da sáng bóng, đôi mắt trắng như tuyết và tròng mắt màu đỏ, trông hung dữ và uy nghiêm chỉ chờ bước vào đấu trường. Giữa tiếng trống thúc giục và tiếng reo hò cổ vũ của mọi người, hai con trâu lao thẳng vào nhau một cách hung hãn, va chạm và đánh nhau. Tôi tin mọi người vẫn còn nhớ rõ hình ảnh “Trâu vàng” ở Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22. Trâu không chỉ là loài vật nuôi quen thuộc với nông dân Việt Nam mà còn trở thành hình ảnh được bạn bè quốc tế quan tâm. Con trâu đã trở thành biểu tượng của sự trung thực, sức mạnh và tinh thần thượng võ. Dựa trên hình tượng con trâu vàng, các sản phẩm vô cùng ngộ nghĩnh và độc đáo đã ra đời gồm trâu tập võ, trâu chạy marathon, trâu đội mũ... Trong đời sống văn hóa, tinh thần, trâu còn là con vật linh thiêng dùng để cúng thần linh trong lễ hội lúa mới và hội đồng ruộng. Tất cả đều chứng tỏ rằng từ xưa đến nay, con trâu vẫn gắn bó mật thiết với đời sống dân tộc từ đời sống sinh hoạt đến lao động, văn hóa, phong tục và các mặt khác và đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa dân tộc, một phần của bản sắc dân tộc. Con trâu mang giá trị to lớn trong mọi mặt của đời sống con người và đã trở thành một “vai trò” không thể thiếu đối với con người, nó xứng đáng có trách nhiệm của con người để bảo vệ, yêu thương và trân trọng nó. Dù trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều loại máy móc đã xuất hiện thay thế vai trò của con trâu trong lao động, sản xuất nhưng hình ảnh, ý nghĩa về con trâu vẫn luôn là một phần không thể thiếu trong nếp sống tinh thần của mỗi người nông dân Việt Nam. GIÚP MÌNH VỚI Ạ, MÌNH CẦN GẤP.

0
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?Hà Nội có Hồ GươmNước xanh như pha mựcEm thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn...
Đọc tiếp

Đoạn văn thuyết minh dưới có sử dụng yếu tố miêu tả. Đúng hay sai?

Hà Nội có Hồ Gươm

Nước xanh như pha mực

Em thường nhớ đến câu thơ quen thuộc đó mỗi khi đến Hồ Gươm chơi. Hồ Gươm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mặt hồ trong xanh như tấm thảm khổng lồ. Nổi lên giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn là Tháp Rùa cổ kính, uy nghiêm. Xa xa, chiếc cầu Thê Húc màu son cong như con tôm dẫn khách du lịch vào thăm đền Ngọc Sơn. Mái đền cổ kính rêu phong nằm cạnh gốc đa già. Trong đền có một cụ rùa rất to được trưng bày trong một tủ kính lớn. Nhìn cụ rùa này em lại nhớ đến sự tích Hồ Gươm. Vua Lê Lợi trả lại kiếm cho thần Kim Quy trên hồ Tả Vọng tức hồ Hoàn Kiếm. Khi hè về, tiếng ve râm ran hòa lẫn với tiếng chim tạo nên bản hòa tấu kéo dài mãi không thôi. Ven đường, những hàng liễu nghiêng mình soi bóng xuống hồ như mái tóc dài của các cô thiếu nữ xõa xuống làm duyên. Vào những ngày lễ hội, mặt hồ lung linh rực rỡ bởi muôn ngàn ánh đèn màu, những bông hoa sữa tỏa mùi hương dìu dịu đậu nhẹ nhàng xuống vai áo người qua đường. Mai đây dù có đi đâu xa em cũng không quên Hồ Gươm - một thắng cảnh đẹp - đã gắn bó với em suốt thời thơ ấu.

A. Không

B. Có

1
7 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A

6 tháng 5 2016

 Phân tích khổ thơ trích trong mùa xuân nho nhỏ

Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:

                                                       Ta làm con chim hót

                                                       Ta làm một cành hoa

                                                       Ta nhập vào hòa ca

                                                       Một nổi trầm xao xuyến.

                                                       Một mùa xuân nho nhỏ

                                                       Lặng lẽ dâng cho đời

                                                       Dù là tuổi hai mươi

                                                       Dù là khi tóc bạc.

Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.

 

Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:

      Ta làm con chim hót

                                  Ta làm một cành hoa                            

    Ta nhập vào hòa ca

          Một nốt trầm xao xuyến.

Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.

Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:

      Ta nhập vào hòa ca

            Mội nốt trầm xao xuyến

Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.

Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:

        Một mùa xuân nho nhỏ

     Lặng lẽ dâng cho đời

   Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ

Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời

Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:

    Dù là tuổi hai mươi

Dù là khỉ tóc bạc

Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.

Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏiNgày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.Câu 3: Cho hai câu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...

Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào ? Của ai ? Giới thiệu đôi nét về tác giả.

Câu 2: Đại ý của đoạn thơ trên là gì? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.

Câu 3: Cho hai câu thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh mặt trời nào là ẩn dụ ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh đó trong việc thể hiện lòng tình cảm gì của tác giả.

Câu 4: Tác giả đã dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi niềm cũng như cảm xúc của người dân thông qua hai câu thơ cuối của đoạn thơ trên.

0
27 tháng 3 2019

Chọn đáp án: A.

2 tháng 1 2019

ùi,mk thấy hay đóa !!cố gắng phát huy

nhưng tưởng mai thi?

ai ngờ...ngồi chơi hả?

của bạn mik đó

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.