Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kinh đô nhà Đinh đóng tại Hoa Lư (Ninh Bình), thuộc về Trường Châu thời Bắc thuộc lần 3. Dựa vào các khối đá vôi cao dựng đứng ôm lấy vùng đất cao không bị ngập do thủy triều và nước lũ, lại có sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Sào Khê chảy xuyên qua kinh thành thuận lợi giao thông. Đinh Tiên Hoàng đã cho đắp những đoạn tường thành nhân tạo nối liền các dãy núi thiên nhiên để tạo thành một đô thành vững chắc bảo vệ cung vua bên trong.[36]
Thác Cam Ly ở Đà Lạt,Lâm Đồng
Vì nhà Trần nó rất quan tâm đến việc đắp đê phòng lũ lụt , đã lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Năm 1248, nhân dân cả nước được lệnh mở rộng việc đắp đê suốt từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển. Hằng năm, khi có lũ lụt, tất cả mọi người không phân biệt trai gái,giàu nghèo đều phải tham gia bảo vệ đê. Do vậy,các cuốn sử đã ghi rằng,nhà Trần là " triều đại đắp đê "
Năm 1428, lên ngôi vua, Lê Lợi từ điện Tranh ở Bồ Đề vào thành Đông Quan, đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, lấy Đông Kinh làm thủ đô, xưng là Thuận Thiên Thừa Vận Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương, hiệu là Lam sơn động chủ, sử gọi là Thái Tổ Cao Hoàng đế, dựng lên hoàng triều Lê (sử Việt Nam hiện đại gọi là nhà Hậu Lê).
Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, chưa được 1 năm trao ngôi cho con và làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm đại quyền. Hồ Quý Ly đã đề ra những cải cách về hành chính, kinh tế, quân sự và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa.
Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, chưa được 1 năm trao ngôi cho con và làm Thái thượng hoàng nhưng vẫn nắm đại quyền. Hồ Quý Ly đã đề ra những cải cách về hành chính, kinh tế, quân sự và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa.
vào thời nhà hồ , nước ta có tên là j Đại Ngu
từ năm 1802 -1858 nhà nguyễn trải qua các đời vua nào Gia Long , Minh Mạng , Tự Long
kể tên 2 tác giả tiêu biểu nhất nhà hậu lê Nguyễn Trãi , Lê thánh tông
bản đồ hồng đức và bộ luật hồng đức ra đời vào thời vua nào
Bộ luật Hồng Đức là bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức (1470 – 1497), nên gọi là Bộ luật Hồng Đức và còn có tên gọi khác là Quốc triều hình luật.
Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm Ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương"
nhà hậu lê
đuổi minh về nước
-Lê Lợi là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo quân sự, người đã thành lập một đội quân người Việt và lãnh đạo đội quân này chiến đấu chống lại sự chiếm đóng của quân đội nhà Minh từ năm 1418 đến lúc đánh đuổi hoàn toàn quân Minh ra khỏi Đại Việt vào năm 1428 sau đó xây dựng và tái thiết lại đất nước. Ông cũng thành công với các chiến dịch quân sự đánh dẹp các tù trưởng ở biên giới phía Bắc Đại Việt và quân đội Ai Lao. Ông được coi là vị vua huyền thoại của Đại Việt với tài năng quân sự, khả năng cai trị và lòng nhân ái đối với nhân dân.
-Sau khi nhà Hồ kết thúc thì nhà Trần được thành lập
- Lê Lợi là một hào trưởng có uy tín ở vùng Lam Sơn (Thanh Hóa). Trước cảnh nước mất nhà tan, ông đã chiêu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn là căn cứ cuộc khởi nghĩa.
Lê Lợi- Đầu năm 1416 bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa được thành lập gồm 19 người do Lê Lợi đứng đầu làm lễ thề ở Lũng Nhai nguyện cùng sống chết có nhau, quyết đánh giặc cứu nước.
- Ngày 7/2/1418, Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương. Lam Sơn nằm tả ngạn sông Chu, nối liền giữa đồng bằng và miền núi, có địa thế hiểm trở.
- Giữa năm 1418 quân Minh vây quét Chí Linh, quyết bắt Lê Lợi. Lê Lai đã cải trang thành lê Lợi chỉ huy toán quân cảm tử và bị giết chết - sự kiện "Lê Lai liều mình cứu chúa”.
- Cuối năm 1421 quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét Lam Sơn, Lê Lợi rút lên núi Chí Linh, rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh chấp thuận để dụ hòa Lê Lợi và làm mất ý chí chiến đấu của nghĩa quân. Còn nghĩa quân tạm hòa để có thời gian củng cố lực lượng và tránh cuộc bao vây của địch sau đó lại trở về Lam Sơn.
- Cuối năm 1424, quân Minh mua chuộc Lê Lợi thất bại nên chuẩn bị tấn công Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
Thời gian | Sự kiện |
1418 | Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 1. |
1421 | Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần thứ 2. |
1423 | Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh. |
1424 | Quân Minh mua chuộc Lê Lợi không thành, chuẩn bị tấn công nghĩa quân Lam Sơn. Nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh lần 3. |
Nước Việt Nam ta tự hào với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Vịnh Hạ Long kỳ vĩ, chùa Thiên Mụ cổ kính hay Hội An thơ mộng. Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ của biết bao di tích lịch sử, cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Nhưng gần gũi, thân thương với em nhất chính là Hồ Gươm – viên ngọc xanh long lanh giữa lòng thành phố.
Hồ Gươm là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, Hồ Gươm trong tranh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta không khỏi ngỡ ngàng. Bầu trời xanh biếc, làn nước xanh lam, hàng cây xanh rì. Sắc xanh trường cửu quanh năm bao phủ đất trời. Tất cả tạo nên một bức tranh thật đẹp, thật sinh động và hài hòa. Đường phố xung quanh tấp nập người qua lại. Khác hẳn với sự đông đúc cũng như huyên náo của đất Hà Nội thì Hồ Gươm lại mang một vẻ đẹp yên bình. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, những cây lộc vừng xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ. Thiên nhiên tô điểm thêm cho vẻ đẹp của Hồ Gươm. Bốn mùa lúc nào nước Hồ Gươm cũng trong xanh. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Mặt trời vàng rực, soi bóng xuống mặt hồ. Ánh nắng tinh nghịch, vui vẻ nhảy nhót trên mặt hồ. Cả mặt hồ như được dát vàng. Giữa hồ, trên thảm cỏ xanh rờn, Tháp Rùa nổi lên uy nghiêm cổ kính. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ. Tháp có ba tầng, nhỏ nhắn rêu phong nằm giữa mênh mông sóng nước. Mái tháp cong, uốn cong như cánh chim đang bay lượn trên nền trời xanh. Nhiều lần người ta bắt gặp những cụ rùa Hồ Gươm lên đó nằm nghỉ ngơi. Trên đường vào đền Ngọc Sơn, ta nhận ngay ra Tháp Bút và Đài Nghiên. Tháp Bút đứng sừng sững trên một mô đất lớn. Trên tháp đề ba chữ Hán lớn màu đỏ: “Tả thanh thiên” có nghĩa là “Viết lên trời xanh” mang hình ảnh nghiên mực và ngòi bút lông tượng trưng cho tinh thần hiếu học của mảnh đất nghìn năm văn hiến. Qua Tháp Bút, Đài Nghiên, ta đi vào đền bằng cầu Thê Húc. Cầu khá rộng đủ cho nhiều người đi lại một lúc. Cầu được làm bằng bê tông và sơn màu đỏ tươi. Cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đền được xây trên đảo Ngọc. Hòn đảo nhỏ um tùm cây cối xanh tươi. Cổng vào trong đền được xây bằng đá rất vững chắc, sơn màu ghi. Trước cửa đền là đình Trấn Ba – chắn sóng. Đền Ngọc Sơn là nơi thờ cụ Rùa và Đức Thánh Trần (tức vua Trần Hưng Đạo) người đã có công ba lần đánh thắng quân Nguyên – Mông, đem lại chiến thắng vẻ vang cho dân tộc. Hàng ngày, có hàng dài người xếp hàng để vào đền thắp hương.
Em rất yêu quý Hồ Gươm. Hồ Gươm không những là danh lam thắng cảnh của quốc gia mà còn là di tích lịch sử quan trọng, là niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và của toàn dân tộc nói chung. Chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của Thủ đô. Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam.
thanh hóa?
Hồ Quý Ly đã có những sự thay đổi về hành chính, kinh tế, quân sự và đã chuyển kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa. Ly cung nhà Hồ, nằm ở Làng Kim Phát, xã Hà Đông, huyện Hà Trung (Thanh Hóa). Nơi đây từng gắn với tên tuổi của Hồ Quý Ly - một nhân vật lịch sử nối tiếng dưới triều đại nhà Hồ ở nước ta thế kỷ 14.