K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2016

Không copy chỉ tham khảo :
Các từ " hoa hồng , áo dài , cà chua , cá váng " chỉ tên một loại sự vật chứ không phải chỉ loại hoa màu hông mà dùng từ này để gọi 1 loại hoa ; áo dài không phải là áo nó dài mà là tên 1 loại áo truyền thống ở VN ; cà chua không phải chỉ loại cà chua mà là chỉ tên một loại cà ; cá vàng không phải chỉ cá màu vàng vv.

16 tháng 8 2016

Mình không biết có đúng hay không, bạn tham khảo thôi nha !

a) Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng vì hoa hồng là tên của một loài hoa và nó có nhiều màu.

b) Nói như vậy là đúng vì áo dài là một loại trang phục chứ không phải là kích thước.

c) Nói như vậy là được vì cà chua là một loại cà (có những loại cà chua ngọt).

d) Không phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng. Và cá vàng là một loài cá cảnh nuôi trong nhà.

 

26 tháng 8 2016

a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

- Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng. - Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào…

- Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ.

b. Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

- Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng.

- Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông.

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao?

Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua.

- Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được.

d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

- Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng.

- Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng.

26 tháng 8 2016

a. Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không?

- Không phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng.

 

- Hoa hồng ở đây dùng để gọi tên một loài hoa, như: hoa lan, hoa cúc, hoa hồng, hoa đào…

- Hoa hồng có rất nhiều loại: hoa hồng bạch, hoa hồng vàng, hoa hồng đỏ.

b. Em Em nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!”. Nói như thế có đúng không? Tại sao?

- Em Nam nói “Cái áo dài của chị em ngắn quá!” là hoàn toàn đúng.

- Bởi lẽ áo dài ở đây là một từ ghép phân loại chỉ một loại áo có tà rất dài tới quá đầu gối, khác với tà áo sơ mi thường ngắn ngang mông.

c. Có phải mọi loại cà chua đều chua không? Nói “Quả cà chua này ngọt quá!” có được không? Tại sao? Cà chua là một danh từ chỉ một loại quả giống quả: cà pháp, cà bát, cà tím, chứ không phải là quả cà có vị chua.

- Nói: “Quả cà chua này ngọt quá!” hoàn toàn được. d. Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? Cá vàng là loại cá như thế nào?

- Không phải mọi loại cá có màu vàng đều gọi là cá vàng.

- Cá vàng là một loại cá cảnh thường được nuôi trong chậu, hoặc bể. Chúng có mắt lồi, thân tròn, ngắn, đuôi rất to đẹp và dài và có nhiều màu sắc khác nhau: đỏ, đen, bạc nhưng phổ biến là màu vàng.

 

22 tháng 4 2019

a, Không thể gọi mọi thứ là hoa hồng vì hoa hồng là tên một loại hoa để phân biệt với các loại hoa khác, đây không phải từ gọi lên dựa theo màu sắc

b, Nam nói đúng vì áo dài là tên một loại áo, không phải chỉ cái áo may bị dài quá

c, Cà chua là tên gọi một loại quả dù nó ngọt, chua, chát. Vì thế có thể nói “quả cà chua này ngọt quá”

d, Không phải mọi loại cá màu vàng đều gọi là cá vàng. Cá vàng tên gọi một loại cá làm cảnh.

6 tháng 9 2021

cảm ơn nhiều yeu

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)
a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ?

d) Trong tiếng Việt, các lối chơi chữ thường gặp là : dùng từ ngữ động âm ; dùng lối nói trại âm (gần âm) ; dùng cách điệp âm ; dùng lối nói lái ; dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa... Theo em, mỗi ví dụ trên thuộc lối chơi chữ nào?

3
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

25 tháng 11 2016
d) Các kiểu chơi chữ:
- Dựa vào hiện tượng gần âm;
- Mượn cách nói điệp âm;
- Nói lái;
- Dựa vào hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
c) Lên Google í
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:Bà già đi chợ Cầu Đông,Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?Thầy bói xem quẻ nói rằng:Lợi thì có lợi nhưng răng không còn(Ca dao)Sánh với Na-va “ranh tướng” PhápTiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.( Tú Mỡ)Mênh mông muôn mẫu một màu mưaMỏi mắt miên man mãi mịt mờ( Tú Mỡ)Con cá đối bỏ trong cối đá,Con mèo cái nằm trên mái...
Đọc tiếp

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi ở dưới đây:

Bà già đi chợ Cầu Đông,

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng:

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn

(Ca dao)

Sánh với Na-va “ranh tướng” Pháp
Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
( Tú Mỡ)
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
( Tú Mỡ)
Con cá đối bỏ trong cối đá,
Con mèo cái nằm trên mái kèo,
Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.
Mời cô mời bác ăn cùng,
Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

a) Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc điểm ?

b) Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì ?

c) Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ, theo em, thế nào là chơi chữ ?

5
27 tháng 11 2016

a + b + d)

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

27 tháng 11 2016

a)

VD1: +) Từ lợi thứ nhất nghĩa là lợi ích, lợi lộc
+) Từ lợi tứ hai có nghĩa là răng lợi.

Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

VD2: Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói gần âm : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma.

Ý mỉa mai, chế giễu.
VD3: Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần.

→​ Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.
VD4: Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái :

+) Cá đối nói lái thành cối đá

+) Mèo cái nói lái thành mái kèo sự trái khoáy.

→ Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.
VD5: Lối chơi chữ của đọa thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+) Sầu riêng - danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+) Sầu riêng - tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.
c)

→ Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,... làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị.

d)

VD1: Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa,...

VD2: Dùng lối nói trại âm.

VD3: Dùng cách điệp âm.

VD4: Dùng lối nói lái.

VD5: Dùng từ ngữ đồng âm

→ Hết rối đó bạn nha!banhqua




 

10 tháng 12 2016

- Bà già đi chợ Cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?

Thầy bói xem quẻ nói rằng :

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn .

(Ca dao)

+ Từ lợi thứ nhất (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, lợi lộc.

+ Từ lợi thứ hai + ba (lợi thì có lợi) có nghĩa là : phần thịt bao quanh chân răng => răng lợi.

+ Việc sử dụng từ lợi ở câu cuối của bài ca dao dựa vào hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ ngữ.

+ Việc sử dụng từ lợi như trên có tác dụng tạo ra sự hài hước dí dỏm.

- Sánh với Na Va ’’ranh tướng’’ Pháp

Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của hai câu thơ trên là sử dụng lối nói trạn âm (gần âm) : ranh tướng gần với danh tướng nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Danh tướng và vị tướng giỏi được lưu danh ; còn ranh tướng là kẻ ranh ma – ý mỉa mai – chế giễu.

- Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

(Tú Mỡ)

Lối chơi chữ của câu thơ trên là dùng cách điệp âm, hai câu thơ điệp âm m tới 14 lần

=> Diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

- Con ’’cá đối’’ bỏ trong ’’cối đá’’,

Con ’’mèo cái’’ nằm trên ’’mái kèo’’,

Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

(Ca dao)

Lối chơi chữ của câu ca dao trên là dùng lối nói lái : + Cá đối nói lái thành cối đá

+ Mèo cái nói lái thành mái kèo Nhằm diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận.

- Ngọt thơm sau lớp vỏ gai,

Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng.

Mời cô mời bác ăn cùng,

Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà.
(Phạm Hổ)

Lối chơi chữ của đoạn thơ trên là dùng từ ngữ đồng âm :

+ Sầu riêng – danh từ - chỉ một loại trái cây ở Nam Bộ

+ Sầu riêng – tính từ - chỉ sự phiền muộn riêng từ của con người.

c) Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 
 
 
7 tháng 12 2016
hoc24.vn/hoi-dap/question/131862.html
Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

nhận xét ạ

3
17 tháng 12 2016

Hay quá!!!eoeo

17 tháng 1 2017

hay bạn ạ.nếu mk cho điểm thì bạn đc tầm 8,75-)9đ

26 tháng 8 2016
-Giải thích được nội dung của hai câu tục ngữ, sử dụng lý lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ nội dung từng câu tục ngữ:
             "Không thầy đố mày làm nên":  đánh giá cao vai trò giáo dục của người thầy trong việc học.
             "Học thầy không tày học bạn": đánh giá cao vai trò của việc học hỏi từ bạn.
             -So sánh, đối chiếu ưu điểm, hạn chế của mỗi cách học để từ đó rút ra quan điểm của bản thân
26 tháng 8 2016

Giải thích câu:

Không thầy đố mày làm nên

 Ý nói vai trò của người thầy , người cô trong môi trường giáo dục trẻ thành người. Vị trí của người thầy còn hơn hơn vị trí của người cha.Thầy là người truyền đạt những kiến thức mà ta đang thiếu dạy chúng ta cách ứng sử trong mọi tình huống.Kiến thức ngày nay vô cùng vô tận. Thầy là người đi trước, đúc kết kinh nghiệm có được mà truyền dạy cho chúng ta. Nếu ta không được thầy dạy thì gặp khó khăn vất vả và có khi thất bại.

Giải thích câu học thầy không tày học bạn:

Nói về ý thức cũng như là học hỏi về bạn bè, chúng ta cũng không ngừng học tập từ bạn bè cùng trang lứa. Học như thế chẳng những chúng ta được nâng cao hơn về kiến thức mà chúng ta còn luôn luôn tự nhắc nhở mình về ý thức học tập, về sự phấn đấu và thi đua. Như vậy sẽ làm tăng cái ý thức tự học và tự lập của chúng ta. Nếu bài bạn giảng ta không hiểu thì có thể hỏi thầy. Đó mới học hỏi để mở mang kiến thức

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 8 2016
 a. Thuộc kiểu văn bản biểu cảm
b)- Nội dung chính của đoạn thơ: Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng.
 + Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người.
 + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.
1 tháng 1 2018

Và 1 năm sau mình lại có câu hỏi nàyoaoa

28 tháng 3 2016
 +  Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.

+ Biện pháp tu từ:

Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.

So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích: 
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.

+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.

+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.

- Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
28 tháng 3 2016
- Xác định được các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn: (0,5điểm)
     +  Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ:
Nhân hóa: mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung.
So sánh: mặt đất như muốn thở dài.
- Phân tích:
+ Mưa được cảm nhận như là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mưa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mưa được cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng được cảm nhận như cây đang rắc nhớ nhung.

Þ Một loạt từ láy nói về tâm trạng, cảm xúc con người kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mưa xuân: làn mưa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên đất trời của mùa xuân. Mưa xuân được cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.