Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Khả năng kỳ diệu nhất của con người đó là có được quyền tự do chọn lựa, chọn lựa một thái độ, chọn lựa một cách sống, một cách nhìn
Câu 2:
Những người suy sụp tinh thần hay chấp nhận sự thất bại rồi đưa ra những lý do như là: do không có tiền, không có thời gian, do kém may mắn, do quá mệt mỏi hay tâm trạng chán nản… để biện minh cho việc bỏ qua những cơ hội thuận lợi trong cuộc sống.
Câu 3:
Ý kiến của tác giả là "Bản chất của sự việc xảy đến không quan trọng bằng cách chúng ta đối phó với nó" có nghĩa là đứng trước bất cứ một biến cố, khó khăn hay sự việc nào, con người có quyền được lựa chọn cách đối mặt, cách giải quyết và đương đầu với nó để mà thành công. Những sự việc, biến cố đến bất cứ lúc nào nhưng việc mà chúng ta sẵn sàng dám đối mặt thay vì lấy lí do để mà buông xuôi, thất bại chính là chìa khóa để chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn ấy và sống 1 cuộc sống thực sự.
Câu 4:
Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm "Cuộc sống là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do may rủi". Vì khi đứng trước một biến cố nào đó, con người có thể lựa chọn cách mà mình đối mặt chứ nó không hề phụ thuộc vào việc mya rủi ra sao. Nếu như ta thực sự cố gắng để mà vượt qua thì chắc chắn sẽ vượt qua được còn khi ta chấp nhận thất bại thì ta sẽ phải nhận thất bại. Đó là do cách chúng ta chọn cách để mà đối mặt chứ ko phải do may rủi.
B.PHẦN LÀM VĂN :
Trong cuộc sống, cách mà mọi người chọn để nghĩ, chọn để làm để đối mặt với mọi vấn đề là yếu tố quyết định thành công. Thật vậy, cuộc sống là khoảng 10% những gì mà xảy đến với con người, còn 90% còn lại là thái độ sống mà chúng ta chọn để mà đối diện với những biến cố đó. Đầu tiên, khi đứng trước một vấn đề khó khăn, người lạc quan và có niềm tin vào bản thân sẽ nhìn thấy cơ hội trong chính những khó khăn đó. Họ sẽ trao cho bản thân quyền được thử, được nghĩ và được làm để mà đương đầu với những khó khăn đó. Họ có tinh thần thép và ý chí, nỗ lực kiên cường vượt qua được mọi gian truân khó khăn. Cuối cùng, khi họ thành công, thành quả mà họ nhận được sẽ tương xứng với những công sức bỏ ra. Họ sẽ nhận thấy rằng quyết định dấn thân tiếp tục vào công việc đó của mình là đúng. Trái ngược lại, những người bi quan và thiếu niềm tin vào bản thân sẽ chỉ nhìn thấy toàn là những ngang trái và trắc trở từ những khó khăn của cuộc sống. Những khó khăn ấy làm cho họ không dám làm gì hết. Họ sẽ chẳng bao giờ thành công; vậy là một cơ hội trong đời lại bị bỏ qua. Trên thực tế, để thành công thì phải thấy được cơ hội từ những khó khăn và nhớ rằng lấy lí do thì bao giờ cũng dễ hơn làm. Tóm lại, con người hoàn toàn có quyền được lựa chọn cách nghĩ, cách làm để mà đương đầu với những khó khăn.
Học tốt!
Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, điệp cấu trúc, câu cảm thán. Tác dụng nhấn mạnh thái độ căm ghét cao độ của tác giả đối với tầng lớp quan lại lúc bấy giờ.
Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.
Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.
Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt
Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ
Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.
a, Nội dung của đoạn văn trên:
- Câu chuyện về hai hạt lúa:
+ Hạt lúa thứ nhất: trông chờ, ỷ lại, sợ vất vả khó khăn nên cuối cùng chết dần chết mòn.
+ Hạt lúa thứ hai: không ngại khó khăn gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh khắc nghiệt để mang lại cho đời những hạt mầm tươi mới.
b, Bài học cho bản thân: Trong cuộc sống cần phải biết siêng năng, chăm chỉ vượt qua những khó khăn gian khổ để gặt hái những thành quả tốt đẹp trong tương lai.
Câu 1. Tình cảm, cảm xúc chủ đạo, bao trùm đoạn trích là
-B. Hoài niệm.
Câu 2. Phần in đậm trong văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt:
-C. Biểu cảm, nghị luận.
Câu 3. Cấu trúc của văn bản nghị luận gồm các thành tố:
-D. Luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4. Câu “Nó là mùi củ kiệu ngâm tro qua đêm được Má gọt vỏ sạch sẽ phơi dưới nắng trước hiên nhà.” là
-A. Bằng chứng.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 5. Khi nhớ về “một loạt mùi hương của năm cũ”, tác giả đã nhắc đến những mùi hương nào?
-Tác giả nhắc đến mùi hương của nắng gió, củ kiệu ngâm, mứt gừng, thịt thưng và một số mùi khác liên quan đến không khí Tết.
Câu 6. Nêu nội dung chính của văn bản.
-Văn bản mô tả những mùi hương đặc trưng của Tết và nhấn mạnh sự thay đổi của thời gian đối với những trải nghiệm và cảm xúc trong những dịp Tết.
Câu 7. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu “Cái nắng vàng như màu mật ong sóng sánh quyện với cái gió nhè nhẹ, se se thêm chút lành lạnh... báo hiệu tháng Chạp vừa đến.”
-Biện pháp tu từ trong câu này tạo ra hình ảnh sống động, mô tả chân thực về mùa xuân bắt đầu, và làm tăng sự hấp dẫn của mô tả.
Câu 8. Trong quá trình chép lại văn bản, có bạn đã chép sai một câu như sau: “Mùi hương của Tết, một mùi hương đặc biệt bởi tùy thuộc cảm nhận của mỗi người”. Hãy xác định lỗi sai và sửa lại cho đúng.
-Câu chép lại không có lỗi sai.(Hoặc do em không tìm thấy :>> )
Câu 9: Từ nội dung văn bản, tôi cảm nhận thông điệp chính là sự quan trọng của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị, những kỷ niệm của quá khứ. Mỗi mùi hương của Tết đều là một kí ức đặc biệt, và qua thời gian, chúng trở thành những dấu vết của cuộc sống và tình cảm. Việc ôm lấy những mùi hương này không chỉ là để nhớ về quá khứ mà còn là để tận hưởng sự ấm áp và ý nghĩa của những khoảnh khắc trải qua.
Câu 10: Đối với tôi, lời nhắn nhủ "Hãy ở lại với Tết nhiều nhất và lâu nhất" chắc chắn có ý nghĩa lớn. Tết không chỉ là thời điểm để sum họp, kết nối với gia đình và người thân, mà còn là cơ hội để ta dừng lại, nhìn lại quãng đường đã đi và đặt ra những nguyện vọng cho tương lai. Việc ở lại lâu nhất có thể giúp tăng cường gắn kết gia đình, làm mới tinh thần, và tận hưởng đầy đủ hương vị tình thân trong không khí Tết.