Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 bài ca dao trên được làm theo thể thơ lục bát
- Căn cứ : câu trên 6 tiếng , câu dưới 8 tiếng
cảnh thiên nhiên kinh thành được miêu tả qua những hình ảnh , âm thanh :
+ hình ảnh : gió , cành trúc , mặt gương tây hồ , khói tỏa ngàn sương
+ âm thanh ; tiếng chuông , canh gà , nhịp chày
- cảm nhận về cảnh đẹp : yên bình , thơ mộng ,.....
ài ca dao Gió đưa cành trúc la đà là một bức tranh tuyệt đẹp về cảnh mùa thu vào buổi sáng sớm nơi kinh thành Thăng Long. Mỗi câu thơ là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Ca dao dân ca xưa và kể cả không ít những nhà thơ đã tả nhiều về vẻ đẹp thanh bình kinh thành Thăng Long. Cảnh mùa thu thật đẹp, gió nhẹ nhẹ đủ làm gợn sóng mặt hồ Tây, bên bờ hồ liễu rủ biêng biếc.Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.
Bài ca dao để lại trong ta ấn tượng tuyệt vời về Thăng Long. Nó giúp ta yêu hơn tự hào hơn, về kinh đô ngàn năm văn hiến. Bài ca dao mang vẻ đẹp cổ điển hoa lệ như một bài cổ thi trác tuyệt.
Tham khảo:
Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành .Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương tuy mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Mặt hồ ẩn trong khói sương mịt mù chợt hiện ra như một tấm gương long lanh dưới ánh nắng mai. Trước cảnh đêm chuyển dần về sáng, người ngắm cảnh tựa hồ cảm nhận được bước đi êm ả của thời gian. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình.
Em tham khảo:
Bài hát ca dao là một bức tranh tuyệt đẹp về khung cảnh buổi sớm mùa thu của kinh thành Thăng Long. Mỗi bài thơ là một cảnh đẹp, sử dụng ngòi bút độc đáo của tác giả dân gian để ca ngợi vẻ đẹp của quê hương.Quê hương nơi sinh ra mà ai cũng không muốn rời xa xiến người đọc cảm nhận được hết cảm xúc trong bài.Nó giúp chúng ta thêm yêu và tự hào hơn về thủ đô của nền văn hiến thiên niên kỷ. Bài ca dao này mang một vẻ đẹp cổ điển tráng lệ, hệt như một bài vọng cổ tuyệt vời.
Bài ca dao là một bức tranh đầy chất thơ và nét nhạc cảnh Tây Hồ về sắc thu vào buổi sớm nơi kinh thành Thăng Long. Hiện lên một bức tranh thủy mặc Phương Đông, mang sắc thái êm đềm mà lại cổ điển. Bằng vài nét chấm phá, tác giả dân gian đã vẽ lên những hình ảnh sinh động, giàu sức gợi: cành trúc la đà, khói tỏa ngàn sương, mặt gương Tây Hồ. Cảnh đẹp thật gợi cảm, gợi tình trong khí thu mát mẻ trong lành. Trong câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót. Tiếng gà tàn canh Thọ Xương vọng tới, ngay khi đó tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te như tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu, khi ánh sáng đêm thu bao phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng mơ màng thơ mộng hơn. Mà trên mặt Hồ Tây, sương không mịt mù thành rừng khói mà chỉ nhẹ nhàng lan tỏa, tô đậm cảm giác tĩnh lặng, thanh bình của cảnh vật Hồ Tây. Một loạt âm thanh nhịp nhàng vang vọng từ tiếng chuông chùa, tiếng gà gáy đến tiếng chày giã giấy cũng báo hiệu cho một ngày mới. Bài thơ miêu tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, và qua đó, tác giả dân gian đã thể hiện niềm tự hào, yêu mến dành cho quê hương, đất nước mình.
bài này cơ
Họ và tên: ............................................... ÔN TẬP CUỐI TUẦN 19
Lớp: 3… MÔN TIẾNG VIỆT
Bài 1: Đọc bài văn sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
Tháng Giêng mưa bụi Ao làng hội xuân Anh Trê, anh Chuối Gõ trống tùng tùng Đuôi Cờ váy đỏ Lụa đào thắt lưng Uốn dẻo điệu múa Xinh ơi là xinh Cô Trôi thoa phấn Môi hồng trái tim Buông câu quan họ Lúng liếng cái nhìn.
Cậu Rô giương vây
Thịt rèo cột trơn
Leo gần đỉnh cột
Rơi xuống cái tùm. Khoan thai ông Chép Vuốt đôi râu khoằn “Hỏi làng có mở Thi vượt vũ môn” Đỗ Thanh
Câu 1: Nội dung bài thơ kể:
a. Cuộc vui chơi của loài cá b. Ngày hội xuân tại ao làng c. Cảnh vật mùa xuân
Câu 2 :Biện pháp nhân hoá trong bài thơ giúp người đọc cảm nhận điều gì?
a. Các con vật cũng có đời sống như con người.
b. Cây cối cũng có đời sống như con người.
c. Hoạt động của con vật, cây cối thật sinh động và đáng yêu.
Câu 3: Câu “Cô Trôi thoa phấn.”thuộc mẫu câu:
a. Ai - là gì? b. Ai - thế nào? c. Ai - làm gì?
Câu 4 :Từ: Lúng liếng trong cụm từ “Lúng liếng cái nhìn.” là từ chỉ :
a. đặc điểm b. hoạt động c. sự vật
Câu 5: Bộ phận gạch chân trong câu “Khoan thai ông Chép
Vuốt đôi râu khoằm.”
trả lời cho câu hỏi:
a. Làm gì? b. Như thế nào? c. Vì sao?
Bài 2. Gạch chân bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào?” trong câu văn sau:
a. Người Tày, người Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.
b. Tháng năm, bầu trời như chiếc chảo khổng lồ bị nung nóng úp chụp vào xóm làng.
c. Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Bài 3: Điền dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi vào ô trống thích hợp
Sáng nay ông dẫn Nam đến cạnh ruộng lúa nước Nam hỏi ông:
- Sao ruộng lúa mì không có nước mà ruộng lúa lại ngập nước hả ông
- Ruộng lúa này ngâm nước suốt ngày đêm sao cây lúa không bị thối rữa
Bài 4: Gạch một gạch dưới các sự vật được so sánh với nhau; Khoanh tròn vào từ so sánh.
a. Mắt của ngôi nhà Là những ô cửa Hai cánh khép mở Như hai hàng mi. b. Sáng sáng đầu ngọn cỏ Từng giọt sương treo mình Nhìn như một thứ quả Trong suốt và long lanh.
Bài 5: Tìm những sự vật nhân hoá và những từ ngữ dùng để nhân hoá trong các câu thơ dưới đây và điền vào ô trống phù hợp
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước nắng đầy trong thau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng.
Tên sự vật Từ gọi sự vật Từ ngữ tả sự vật như tả người.
Bài 6: Ngắt đoạn văn dưới đây thành 4 câu và chép lại cho đúng chính tả:
Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ gió bắc hun hút thổi núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Đọc đoạn văn sau:
Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài, tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.
Chị Nhà Trò đã bé nhỏ lại gầy yếu quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khỏe cũng chẳng bay được xa. Tôi đến gần, chị Nhà Trò vẫn khóc. Nức nở mãi, chị mới kể:
– Năm trước, khi gặp trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa cũng chẳng đủ. Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng. Mấy bận bọn nhện đã đánh em. Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.
Tôi xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:
– Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.
Rồi tôi dắt Nhà Trò đi.
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên kể lại sự việc gì?
Câu 2 (1.0 điểm). Tìm những chi tiết trong đoạn văn trên cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? Hình ảnh chị nhà trò có nét tương đồng với nhân vật nào em từng biết trong truyện?
Câu 3 (1.5 điểm). Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? Em có đồng tình với hành động của bọn nhện không? Hãy viết đoạn 5 – 7 câu lý giải cho quan điểm của mình.
Câu 4 (1.0 điểm). Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? Dế Mèn trong đoạn văn này đã có sự thay đổi như thế nào so với Dế Mèn trong đoạn văn em được học?
Câu 5 (1.0 điểm). Biện pháp tu từ chủ đạo trong đoạn văn trên là gì? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)
Viết bài văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng."
(Trích: Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)