K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2016

Thứ nhất là khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, Đảng ta đã xác định tình hình thế giới sẽ có những chuyển biến mau lẹ. Thể hiện rõ là ở hội nghị trung ương VI ( 1939) và được đẩy mạnh hơn qua hội nghị trung ương VII ( 1940 ), Đảng ta xác định, không còn con đường nào khác là đánh đổ thực dân Pháp, dành độc lập và khẳng định việc thời cơ cách mạng sẽ xuất hiện.

Cũng trong năm 40, phát-xít Ðức tiến công nước Pháp, Pa-ri đã thất thủ rơi vào tay quân Ðức, còn ở Việt Nam, Nhật nổ súng đánh chiếm Lạng Sơn, Nhật - Pháp tranh giành lẫn nhau quyền lợi Đông Dương. Trước tình hình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định, thắng lợi cuối cùng sẽ thuộc về phe dân chủ và nhận định thời cơ giải phóng dân tộc đang đến rất gần, tình thế cách mạng SẮP xuất hiện.

Năm 1945, trước những diễn biến mau lẹ và phức tạp của tình hình thế giới lẫn trong nước mà ta đã triệu tập Hội nghị trung ương 8 ở Bắc Pó - Cao Bằng, thành lập Mặt trận Viẹt Minh, giương cao ngọn cờ dân tộc. Mọi công tác chuẩn bị của ta về căn cử địa, lực lượng vũ trang, hậu phương,.. đều được Đảng ta đẩy mạnh và quan tâm hết sức có thể

Cuối năm 
1945, sau thất bại của phát xít Đức (9-5-1945), Quân Nhật bị rơi vào thế đơn độc. Trong hai ngày 6/8 và 9/8, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật, gây thiệt hại vô cùng lớn. Giữa lúc đó, 8/8/1945, Liên Xô cũng tuyên chiến với Nhật, tấn công 70 vạn quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.

Việc Nhật đầu hàng đồng minh đã tạo cho ta một thời cơ "ngàn năm có một", bởi vì quân Nhật ở Đông Dương ( lúc này Pháp đã bị thất thế do sự kiểm soát của Nhật ) đã rệu rã, hoang mang, nao núng như "rắn mất đầu".

 

Khi kẻ thù yếu đi, trong lúc ta đã mạnh lên ( mọi sự chuẩn bị đã hoàn thành) và thời gian không cho phép ta kéo dài việc giành chính quyền ( quân Đồng Minh sẽ kéo vào nước ta ngay với lí do giải giáp quân Nhật, nguy cơ ta lại bị phụ thuộc vào các nước đế quốc như Anh, Mỹ...), Đảng ta đã phát lệnh tổng khởi nghĩa tháng Tám.

 

Nói tóm lại là căn cứ vào tình hình cụ thể của giai đoạn cuối cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, với những điều kiện thuận lợi cho ta và bất lợi cho địch, ta đã có thời cơ để đứng lên giành lấy chính quyền về tay mình. Việc chọn lựa đúng thời cơ này là một quyết định vô cùng sáng suốt, thể hiện rõ năng lực lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước nhà

16 tháng 5 2017

câu 1:

-Sự kiện lịch sử kết thúc giai đoạn 1000 năm nước ta bị chính quyền phong kiến phương Bắc đô hộ là ''Chiến thắng Bạch Đằng'' năm 938.

Diễn biến:- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
Kết quả: Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

câu 2:
-Sự kiện, kết quả năm 248:Khởi nghĩa Bà Triệu,cuộc khởi nghĩa thất bại.
-Sự kiện, kết quả năm 542:Khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
-Sự kiện, kết quả năm 603:10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân ,Lý Phật Tử bị bắt về Trung Quốc.(Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc)
-Sự kiện, kết quả năm 722: Nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp,cuộc khởi nghĩa thất bại.
-Sự kiện, kết quả năm 938:chiến thắng Bạch Đằng,cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
câu 3:
Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa)
16 tháng 5 2017

Bà Triệu tên là Triệu Thị Trinh, em ruột của Triệu Quốc Đạt, một thủ lĩnh có thế lực ở Quân An, quận Cửu Chân (huyện Triệu Sơn - Thanh Hóa). Năm 19 tuổi, bà cùng anh tập hợp nghĩa sĩ lên đỉnh núi Nưa, mài gươm, luyện võ phất cờ khởi nghĩa. Nhân dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân đã nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu, đánh thắng quân Ngô nhiều trận. Nhà Ngô lo sợ phải đưa thêm 8000 quân sang nước ta đàn áp phong trào khởi nghĩa.

4 tháng 9 2016

Sau năm 1945, nền kinh tế nc Mĩ phát triển:

-Sản lượng nông nghiệp năm 1948: 56,5%

-Năm 1949, sản lượng nông nghiệp bằng hai lần sản lượng của Anh,Pháp,Đức, Italia,Nhật cộng lại

-Mĩ nắm hơn 50% số tàu biển và 3/4 dự trữ vàng của thế giới

*Nguyên nhân:

-UUngs dụng hiệu quả những khoa học kĩ thuật ms

-Khoa học kĩ thuật tạo ra khối lượng hàng hóa đồ xộ, giúp kinh tế nc Mĩ phát triển nhanh

 

31 tháng 5 2019

-Công nghiệp:SLCN chiếm hơn \(\frac{1}{2}\) SLCN thế giới.(56,1% năm 1948)

-Nông nghiệp:SLNN =2 lần sản lượng Anh+Pháp+Tây Đức+Italia+Nhật.

-Tài chính nắm trong tay \(\frac{3}{4}\) dự trữ vàng thế giới.

ng/nhân:

-Dựa vào những thành tựu cách mạng khoa học kĩ thuật Mĩ điều chỉnh cơ cấu sản xuất.nângcao năng suất lao động... -Nhờ trình độ quản lí trong sản xuất và tập trung tư bản rất cao. -Nhờ quân sự hoá nền kinh tế sản xuất vũ khí thu lợi nhuận. -Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú,công nhân dồi dào ,đất nước không hề có ch/tranh...
1. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X là thời Bắc thuộc?2. Lập bảng thống kê ít nhất 5 cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc theo mẫu sau:STT  Tên người lãnh đạo  Thời gian tồn tại  Chống lại chính quyền đô hộ1...  3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 từ) về một nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc.  (Tả Bà Triệu càng tốt ạ)4. Trình...
Đọc tiếp

1. Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỷ X là thời Bắc thuộc?

2. Lập bảng thống kê ít nhất 5 cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc theo mẫu sau:

STT  Tên người lãnh đạo  Thời gian tồn tại  Chống lại chính quyền đô hộ

1

...

  

3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 từ) về một nhân vật lịch sử thời Bắc thuộc.  (Tả Bà Triệu càng tốt ạ)

4. Trình bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

5. Trinh bày nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng.

6. Họ Khúc và họ Dương đã xây dựng và bảo vệ quyền tự chủ như thế nào?

7. Trình bày diễn biến. kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

8. Trình bày tình hình kinh tế và văn hoá của Chăm-pa từ thế kỷ II đến thể kỷ X.

9. Hãy kể một số tên gọi khác của thành phố Đà Nẵng mà em biết.

   Bạn nào trả lời đúng và nhanh nhất mình sẽ tick cho nha. Mai mình thi rồi...

 
 
4
5 tháng 5 2016

Nhiều đề thế này ai mà làm cho nổi 

5 tháng 5 2016

Bạn có thể làm từng câu một mà :") Mình đâu ép làm luôn một lần?

 

4 tháng 9 2016

- "Cừu Đô-li" ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính (3-1997) là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây lo ngại về mặt xã hội và đạo đức như công nghệ sao chép con người.
- "Bản đồ gen người" (6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003), giải mã 99% gen người, giúp trong tương lai có thể nghiên cứu, chữa trị nhiều căn bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, nhiễm chàm ở trẻ em và tăng tuổi thọ cho người già.

19 tháng 9 2016

nay sang khoa hoc ma noi nhe

 

11 tháng 9 2016

- "Cừu Đô-li" ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính (3-1997) là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây lo ngại về mặt xã hội và đạo đức như công nghệ sao chép con người.
- "Bản đồ gen người" (6-2000, hoàn chỉnh tháng 3-2003), giải mã 99% gen người, giúp trong tương lai có thể nghiên cứu, chữa trị nhiều căn bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, nhiễm chàm ở trẻ em và tăng tuổi thọ cho người già.

 

20 tháng 10 2018

I. NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

a. Hoàn cảnh

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước thắng trận phân chia lại thế giới, hình thành hệ thống Véc xai – Oa xinh tơn (Versailles - Washington).

- Hậu quả chiến tranh làm các cường quốc tư bản châu Âu gặp khó khăn,nước Pháp bị thiệt hại nặng .

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, Nga Xô viết được thành lập, Quốc tế cộng sản ra đời.

- Tình hình trên tác động mạnh đến Việt Nam.

b. Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp

Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933.)

* Kinh tế: Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam, từ 1924 – 1929, số vốn đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng.

+ Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)

+ Công nghiệp: mở mang các ngành dệt, muối, xay xát..., đặc biệt là khai thác mỏ (than…)

+ Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

+ Giao thông vận tải: phát triển, đô thị mở rộng.

+ Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành giấy bạc và cho vay lãi.

+ Tăng thu thuế: ngân sách Đông Dương thu năm 1930 tăng gấp 3 lần so với 1912.

Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội của Viêt Nam từ năm 1919- 1930.

2. Chính sách chính trị, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp

a. Chính trị: Pháp tăng cường chính sách cai trị và khai thác thuộc địa. Bộ máy đàn áp, cảnh sát, mật thám, nhà tù hoạt động ráo riết. Ngoài ra còn cải cách chính trị - hành chính: đưa thêm người Việt vào làm các công sở , lập Viện dân biểu….

b. Văn hoá giáo dục:

- Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được mở rộng. Cơ sở xuất bản, in ấn ngày càng nhiều, ưu tiên xuất bản các sách báo cổ vũ chủ trương “Pháp - Việt đề huề”.

- Các trào lưu tư tưởng, khoa học-kỹ thuật, văn hoá, nghệ thuật phương Tây vào Việt Nam, tạo ra sự chuyển mới về nội dung, phương pháp tư duy sáng tác. Các yếu tố văn hoá truyền thống, văn hoá mới tiến bộ và ngoại lai nô dịch cùng tồn tại, đan xen, đấu tranh với nhau.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam .

a. Những chuyển biến mới về kinh tế:

- Kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương phát triển mới, đầu tư các nhân tố kỹ thuật và nhân lực sản xuất, song rất hạn chế.

- Kinh tế Việt Nam vẫn mất cân đối, sự chuyển biến chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, phổ biến vẫn lạc hậu.

- Đông Dương là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

b. Sự chuyển biến mới về giai cấp xã hội ở Việt Nam

- Giai cấp địa chủ phong kiến : tiếp tục phân hóa, một bộ phận trung, tiểu địa chủ có tham gia phong trào dân tộc chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân: bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, phá sản không lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân Việt Nam với đế quốc phong kiến tay sai gay gắt. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh về số lượng, có tinh thần dân tộc chống Pháp và tay sai. Bộ phận học sinh, sinh viên, trí thức nhạy cảm với thời cuộc, tha thiết canh tân đất nước, hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.

- Tư sản Việt Nam:ra đời sau thế chiến I , bị tư sản Pháp chèn ép , số lượng ít , thế lực kinh tế yếu bị phân hóa thành hai bộ phận:

+ Tư sản mại bản :quyền lợi gắn chặt với đế quốc nên cấu kết chặt chẽ với chúng.

+ Tư sản dân tộc :kinh doanh độc lập ,có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

- Giai cấp công nhân: Ngày càng phát triển, đến 1929 có trên 22 vạn người, bị tư sản áp bức bóc lột gắn bó với nông dân có truyền thông yêu nước, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, trở thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến.

* Tóm lại: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam tiếp tục diễn ra sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra gay gắt, phong phú về nội dung và hình thức.

- Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN sau CTTGI.

- Dưới tác động của chính sánh khai thác thuộc địa của Pháp , các giai cấp ở VN có sự chuyển biến ra sao?

II. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1925

1. Hoạt động của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam ở nước ngoài

* Phan Bội Châu

- Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do.

- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu.

- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.

* Phan Chu Trinh:

- 1911 Phan Chu Trinh ra khỏi nhà tù Côn Đảo , sang Pháp tiếp tục hoạt động .

- 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định.

- 6/1925 PCT về nước , tiếp tục tuyên truyền ,đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được thanh niên và nhân dân hưởng ứng.

* Tâm tâm xã

- Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng Mậu , Nguyễn Công Viễn…… lập tổ chức Tâm tâm xã 1923.

- 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền đông Dương(Mec lanh) ở Sa Diện (Quảng Châu- Trung Quốc). Việc không thành, PHT anh dũng hy sinh, tiếng bom nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta”như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”

* Hoạt động của Việt Kiều ở Pháp

- Nhiều Việt kiều tại Pháp tham gia hoạt động yêu nước ,chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước.

- Năm 1925, lập”Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.

Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài từ 1919-1925?

2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản và công nhân Việt Nam:

*Hoạt động của tư sản Việt Nam:

- Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt dùng hàng Việt. Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.

- Tư sản lớn ở Nam Kỳ như Bùi Quang Chiêu , Nguyễn Phan Long…thành lập Đảng Lập hiến (1923), đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi họ sẵn sàng thoả hiệp với chúng.

- Ngoài Bắc có nhóm Nam Phong của Phạm Quỳnh cổ vũ thuyết “quân chủ lập hiến”, nhómTrung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh đề cao “trực trị”.

* Hoạt động của tiểu tư sản trí thức: hoạt động sôi nổi như đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ.

- Tổ chức chính trị : như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên(đại biểu:Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn An Ninh…)

- Báo tiến bộ ra đời như Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Hữu Thanh, Tiếng Dân…

- Nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).

- Cao trào yêu nước dân chủ công khai : như đòi Pháp thả tự do cho Phan Bội Châu (1925); lễ truy điệu Phan Chu Trinh 1926.

* Các cuộc đấu tranh của công nhân:

- Ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát, ở Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

- Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Mi- sơ lê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925).

- Cuộc bãi công của thợ máy Ba son đòi tăng lương 20% , phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân.

3. Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ai Quốc

* Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước, nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, nên ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911).

- Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp 1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.

- 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ , quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.

- Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

- 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua , gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

* Các sự kiện trên đã đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ai Quốc đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.

- Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

- 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)

- 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.

* Ý nghĩa:

- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản .

- Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt nam .

- Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam .

* Con đường cứu nước của nguyễn Ái Quốc có gì khác so với trước?

- Hướng đi: Các vị tiền bối tìm đường sang phương Đông , Nguyễn Ái Quốc quyết định đi sang phương Tây.

- Cách đi: những vị tiền bối tìm cách gặp gỡ với tầng lớp lãnh đạo bên trên. Ngược lại NAQ thâm nhập vào các tầng lớp, giai cấp thấp nhất trong xã hội . Từ đó , Người có ý thức giác ngộ , đoàn kết đấu tranh,gặp được chủ nghĩa Mác –Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.

* Công lao của Nguyễn Ái Quốc

- Người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam.

- Nhờ đó tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cách mạng tháng Tám thành công; tiến hành chống Pháp – Mỹ thắng lợi

TL
13 tháng 8 2020

1. Hoàn cảnh:

- Năm 1920, công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật).

- Các cuộc đấu tranh của công nhân, thủy thủ Pháp và Trung Quốc ở Hương Cảng, Áo Môn, Thượng Hải đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào công nhân Việt Nam.

2. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu

- Năm 1922, công nhân viên chức các sở công thương Bắc Kì đấu tranh đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương.

- Năm 1924, diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,…

- Tháng 8 - 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba Son ở cảng Sài Gòn nhằm ngăn cản Pháp chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, thủy thủ Trung Quốc.

=> Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích rõ ràng.

Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nayCâu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.C. Phát...
Đọc tiếp
Câu 12: Hệ thống chữ La-tinh bao gồm 26 chữ cái là nền tảng cho hơn 
A. 100 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               B. 200 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.
C. 300 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay.               D. 400 ngôn ngữ và chữ viết hiện nay
Câu 13: Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp, La Mã cổ đại còn được sử dụng đến ngày nay?
A. Chữ Phạn. B. Vạn Lí Trường Thành.
C. Phát minh ra La bàn. D. Chữ số La Mã, định luật Pi-ta-go.
Câu 14: Vào khoảng thế kỉ VII TCN, nhà nước nào đã ra đời trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?
A. Văn Lang.    B. Âu Lạc.     C. Chăm-pa.    D. Phù Nam.
Câu 15: Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là
A. Quan lang.       B. Lạc tướng, Lạc hầu.      C. Lạc hầu.        D. Bồ chính.
Câu 16: Trong xã hội Văn Lang, những ngày thường nam giới
A. Đóng khố, mình trần, đi chân đất.
B. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá.
C. Đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất.
D. Đóng khố, mình trần, đi giày lá.
Câu 17: Sau khi lên ngôi, vua Hùng chia cả nước làm
A. 15 bộ.      B. 15 tỉnh.      C. 15 đạo.        D. 15 chiềng, chạ.
Câu 18: Quân đội thời Văn Lang được tổ chức như thế nào?
A. Chia thành cấm quân và quân địa phương.
B. Chia thành quân triều đình và quân ở các lộ.
C. Chia thành cấm binh và hương binh.
D. Chưa có quân đội.
Câu 19: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang?
A. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo.
B. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
C. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp.
D. Nhu cầu chống ngoại xâm,  Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp.
Câu 20: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang?
A. Gói bánh chưng.      B. Nhuộm răng đen.      C. Xăm mình.     D. Đi chân đất.
Câu  21. I-ta-li-a là nơi khởi sinh nền văn minh nào?
A. La Mã.
B. Hy Lạp.
C. Ai Cập.
D. Lưỡng Hà.
Câu 22. Các nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại đều là nền
D. cộng hòa quý tộc.
A. chuyên chính của giai cấp chủ nô.
B. quân chủ chuyên chế.
C. quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Câu 23. Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã?
A. Ốc-ta-viu-xơ.
B. Pê-ri-clét.
C. Hê-rô-đốt.
D. Pi-ta-go.
Câu 24. Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại?
A. Ta-lét.
B. Pi-ta-go.
C. Ác-si-mét.
D. Ô-gu-xtu-xơ.
Câu 25. Đâu không phải đặc điểm của các thành bang ở Hy Lạp cổ đại?
A. Đường biến giới lãnh thổ riêng.
B. Chính quyền, quân đội riêng.
C. Hệ thống kinh tế đo lường, tiền tệ riêng.
D. Một thần bảo hộ chung cho các nhà nước.
Câu 26. Tổ chức chính trị nào có vai trò bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc ở A-ten?
A. Đại hội nhân dân.
B. Viện Nguyên lão.
C. Quốc hội.
D. Nghị viện.
Câu 27. Đại hội nhân dân ở A-ten có vai trò gì?
A. Bầu, cử ra các cơ quan, quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền và vương quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu  28. Lãnh thổ của đế quốc La Mã vào khoảng thế kỉ II
A. được mở rộng nhất.
B. thu hẹp dần.
C. không thay đổi so với lúc mới thành lập.
D. được mở rộng về phía Tây.
Câu 29. Ốc-ta-viu-xơ có vai trò như thế nào trong nhà nước La Mã cổ đại?
A. Nắm trong tay mọi quyền hành, như một hoàng đế.
B. Đại diện cho vương quyền trong nhà nước.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp và lập pháp.
Câu 30. Đại hội nhân dân ở La Mã cổ đại có vai trò gì?
A. Quyết định mọi công việc.
B. Đại diện cho thần quyền.
C. Chỉ tồn tại về hình thức.
D. Thực hiện các quyền hành pháp.
Câu 31. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 32. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang?
A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương.
B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ.
C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai.
D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học.
Câu 33. Theo em, sự ra đời của nhà nước Văn Lang đã đặt nền tảng cho sự hình thành truyền thống gì của người Việt?
A. Đoàn kết.
B. Trọng nghĩa khí.
C. Chống ngoại xâm.
D. Trọng văn.
Câu 34 Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, trong quá trình giao lưu thương mại, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ mặt hàng nào?
A. Sản vật tự nhiên: gỗ quý, hương liệu, ngà voi...
B. Tài nguyên thiên nhiên: vàng, bạc, kim cương...
C. Sản phẩm thủ công: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ...
D. Các đồ dùng sinh hoạt: bình, vò, thạp, mâm...
Câu 35. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Đông Nam Á chủ yếu buôn bán với
A. Ấn Độ, Trung Quốc.
B. Nhật Bản, Triều Tiên.
C. Ai Cập, Lưỡng Hà.
D. Hy Lạp, La Mã.
Câu 36. Trong quá trình giao lưu văn hóa từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, tôn giáo nào đã được truyền bá vào Đông Nam Á?
A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
B. Hin-đu giáo và Thiên Chúa giáo.
C. Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
D. Hồi giáo và Phật giáo.
0
15 tháng 3 2021

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng của chị em Trưng Trắc - Trưng Nhị.

 
15 tháng 3 2021

Hai Bà Trưng