K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2017

Ca dao, dân ca: Các thể loại trữ tình dân gian kết hợp với lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ: những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được áp dụng vào cuộc sống.

Thơ trữ tình: sự kết hợp giữa lời và nhạc mang tính biểu cảm nói lên tư tưởng, giá trị hiện thực của thời đó

- Thơ thất ngôn tứ tuyệt: gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, trong đó có 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau

Thể thơ dân tộc: bắt nguồn từ ca dao, dân ca, với kết cấu theo từng cặp (câu 6/ câu 8). Vần bằng, lưng, liền, nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; luật bằng trắc: 2B- 2T- 6B- 8B

Thơ song thất lục bát: kết hợp giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát, một khổ 4 câu ( 2 câu 6/ câu 8)

- Phép tương phản nghệ thuật: Sự đối lập giữa các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, để tô đậm và nhấn mạnh đối tượng

3 tháng 10 2016

Thơ tứ tuyệt đã có từ lâu, trước khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú. Đầu tiên, thơ tứ tuyệt có nghĩa khác với nghĩa hiện tại: “tứ” là bốn và “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu. Bài thơ chỉ có 4 câu mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa của tác giả muốn trình bày nên người ta mới gọi 4 câu thơ đó là tứ tuyệt. 
Tuy nhiên, sau khi có thơ thất ngôn và ngũ ngôn bát cú (luật thi) vào đời nhà Đường, thì thơ tứ tuyệt lại phải được làm theo quy tắc về niêm, vần, luật, đối của lối thơ thất ngôn hay ngũ ngôn bát cú. Vì vậy, sau nầy người ta giải thích chữ “tuyệt” là ngắt hay dứt. Nghĩa là thơ tứ tuyệt là do người ta làm theo cách ngắt lấy 4 câu trong bài bát cú để làm ra bài tứ tuyệt. Do đó niêm, vần, luật, đối của bài tứ tuyệt phải tùy theo cách ngắt từ bài bát cú mà thành. 
Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. 
Mỗi thể đều có một Bảng Luật coi như "công thức" căn bản mà người làm thơ phải tuân theo. 

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

nhận xét ạ

3
17 tháng 12 2016

Hay quá!!!eoeo

17 tháng 1 2017

hay bạn ạ.nếu mk cho điểm thì bạn đc tầm 8,75-)9đ

23 tháng 10 2016

A các từ trái nghĩa là:

Tĩnh dạ tứ: ngẩng/cúi

Hồi hương ngẫu thư: trẻ/già

Chúc bạn học tốt !banhqua


 

23 tháng 10 2016

b Tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa nhằm tạo các hình tượng tương phản ,gây ấn tượng mạnh, làm cho lời thơ thêm sinh động

c VD : xấu - đẹp

2 tháng 11 2016

Giá trị nghệ thuật :
+ Sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt
+ Sử dụng thành công các biện pháp tu từ như so sánh , điệp ngữ
+ Ngôn ngữ bình dị , giàu sắc thái biểu cảm , gợi hình
* Gía trị tư tưởng :phong cảnh thiên nhiên hữu tình, thơ mộng gọi cho người thi sĩ cách mạng một thái độ ngỡ như say đắm và thổn thức trước cảnh vật . Nhưng không , người chiến sĩ cách mạng ấy luôn thao thức thức ,lo lắng trước "nỗi nước nhà "
Qua đó thể hiện lòng yêu nước , luôn lo lắng , bất an trước cảnh ngộ của đất nước

1 tháng 11 2016

ko hỉu

2.Bài thơ đc lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn ko có gì tiếp bạn để rồi kết lại 1 câu "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện đc tình bạn đậm đà, thắm thiếtEm có tán thành ý kiến trên ko? Nếu ko, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ = cách trả lời các câu hỏi sau :a/ Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi...
Đọc tiếp
2.Bài thơ đc lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn ko có gì tiếp bạn để rồi kết lại 1 câu "Bác đến chơi đây, ta với ta!" nhưng thể hiện đc tình bạn đậm đà, thắm thiết
Em có tán thành ý kiến trên ko? Nếu ko, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ = cách trả lời các câu hỏi sau :
a/ Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?
b/ Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?
c/ Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ?
d/ Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.
 
 
1
3 tháng 10 2016

2. em tán thành .
a) Phải thết đãi bạn nhiều món ngon vì lâu rùi ko gặp bạn thân của mình .
b) CHo thấy tác giả :
- chợ xa trẻ ko ở nhà --> Cảnh nhà neo đơn 
- Ao sâu nước cả khôn chài cá 
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà 
--> Tuổi già sức yếu 
Cải chửa ra cây , cà mới nụ 
Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa [..!]
-->Cây chỉ chợp lớn . Tíêc thay , đó lại ko giúp tác giả bày tỏ tấm lòng của mình
--> Tác giả đang muốn làm phai nhạt đi những thứ mang giá trị về vật chất .
c) Quan niệm về tình bạn :
''bác đến chơi đây , ta với ta '' 
--> Câu thơ thể hiện tình bạn thắm thiết bất chấp mọi điều kiện về vật chất .
d) Tình cảm cao quý , chân thực đậm đà . Giao tiếp không màu mè của xã hội

26 tháng 8 2016
 a. Thuộc kiểu văn bản biểu cảm
b)- Nội dung chính của đoạn thơ: Giữa đại dương vẫn nhớ về rừng.
 + Giữa mênh mông biểm lớn, cây buồm vẫn nhớ về rừng - như một nỗi nhớ về cội nguồn, sự thuỷ chung của con người.
 + Sự cảm nhận tinh tế, một trí tưởng tượng phong phú với biện pháp nhân hoá phù hợp.
1 tháng 1 2018

Và 1 năm sau mình lại có câu hỏi nàyoaoa

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa...
Đọc tiếp

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"

Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Từ đa nghĩa " trắng, tròn" và cụm từ "thân em" đã làm nổi bật vẻ đẹp và tâm hồn ng phụ nữ. Tưởng ng phụ nữ có vẻ đẹp về thể chất lẫn tâm hồn thì se xdk hạnh phúc. Nhưng ko hề! Số phận, cuộc đời của họ rất bất hạnh. Cuộc đời thì lận đận, bấp bênh, chìm nổi: Bảy nổi ba chìm với nước non. Số phận của họ bị phụ thuộc , ko tự quyết định được cuộc đời của mình: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Từ trái nghĩa, thành ngữ đã nhấn mạnh cuộc đời, số phận bất hạnh, lận đạn của họ. Cặp quan hệ từ" mặc dầu...mà...." biệu thị sự đối lập dù ng phụ nữ bị phụ thuộc , bất hạnh nhưng họ vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung. Trong bài thơ, t/g viết về ng phụ nữ có nHiều vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp thì t/g ngợi ca , trân trọng, đồng thời còn bày tỏ cảm thông cuộc đời bất hạnh của họ và còn lên án xã hội cũ bất công. Vì thế người phụ nữ trong thơ vừa có bản lĩnh vừa có cá tính.
 
 
 
 
2
23 tháng 10 2016

từ chỗ trong bài thơ tác giả viết về.........có nhiều vẻ đẹp. bạn thay từ chỗ đó nhé, tớ thấy k hợp lí

26 tháng 10 2017

Bài đầy đủ các yếu tố chính cần phải viết. Hay quá!!!hahahihi

7 tháng 12 2016

Các biện pháp nghệ thuât: so sánh, điệp từ " lồng ", điệp từ chuyển tiếp " chwua ngủ ".

7 tháng 12 2016

Nghệ thuật :

- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Sử dụng điệp ngữ " lồng " ; điệp ngữ " chưa ngủ "

- Sử dụng biện pháp tu từ so sánh : tiếng suối - tiếng hát