K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2016

 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

·  Vùng đất liền

- Địa hình : Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng , chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long với những vùng gò đồi lượn sóng , địa hình thoải (độ dốc không quá 15o) do đó rất thuận lợi cho việc xây dựng những khu công nghiệp , đô thị và giao thông vân tải

- Khí hậu : cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như ít thay đổi trong năm ,đặc biệt là sự phân hoá theo mùa phù hợp với hoạt động của gió mùa, nguồn thuỷ sinh tốt.

Nhìn chung đây lànơi có khí hậu tương đối điều hoà, ít thiên tai nhưng về mùa khô cũng hay bị thiếu nước

- Tài nguyên :

+ Đất : đất badan và đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất rất thích hợp với các loài cây công nghiệp và cây ăn quả

+ Rừng : tập trung chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước nhưng diện tích không nhiều. Việc bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng vì : bảo vệ môi trường sinh thái, không bị mất nước ở các hồ chứa, giữ mực nước ngầm bảm bảo nước tưới cho các vùng chuyêm canh cây công nghiệp .

· Vùng biền : rộng ấm thềm lục địa nông, tài nguyên biển phong phú, nguồn dầu khí ở thềm lục địa , thuỷ sản dồi dào, giao thông và du lịch biển phát triển .

* Khó khăn :

- Trên đất liền ít khoáng sản

- Mất rừng đầu nguồn, tỉ lệ che phủ rừng thấp

- Ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng đặc biệt là môi trường nước thuộc phần hạ lưu sông Đồng Nai

Do đó việc bảo vệ môi trường cả trên đất liền và trên biển là nhiệm vụ quan trọng của vùng .

25 tháng 2 2020

* Thuận lợi: Giàu tài nguyên để phát triển nông nghiệp:
– Đồng bằng rộng lớn, diện tích khoảng 4 triệu ha và khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ.
– Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm.
– Sông Mê Công đem lại nguồn lợi lớn về phù sa và thuỷ sản, hệ thống kênh rạch chằng chịt thuận lợi giao thông thuỷ bộ và nuôi thuỷ sản nước ngọt, sinh vật phong phú, đa dạng.
– Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú, biển ấm, ngư trường rộng, nhiều đảo thuận lợi đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

26 tháng 4 2016

Thuận lợi:

- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11). 

- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).

- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.

- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.

- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.

- Kết luận: Những đặc điểm trên là cơ sở để cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm số 1 của cả nước.

Khó khăn:
- Diện tích đất mặn, đất phèn quá lớn.
- Đất quá chặt, thiếu một số nguyên tố vi lượng.
- Địa hình ô trũng, nhiều vùng bị ngập nước trong mùa mưa.
- Mùa khô thiếu nước trầm trọng.
- Khoáng sản nghèo nàn.

26 tháng 4 2016

sai rồi

26 tháng 1 2016

1. Những những lợi trong việc phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ở nước ta:

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú, có những loài có giá trị xuất khẩu cao (trữ lượng hải sản 3,9 – 4,0 triệu tấn)

- Có 4 ngư trường trọng điểm là:

+ Ngư trường Cà Mau – Kiên Giang

+ Ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu

+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh

+ Ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

            - Ở một số hải đảo có các rạn đá, là nơi tập trung nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế. Ven bờ có nhiều đảo và vụng, vịnh tạo điều kiện cho các bãi cá đẻ.

            - Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ở vùng đồng bằng có các ô trũng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Nước ta có khoảng 1,2 triệu ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy hải sản (nước ngọt, nước mặn, nước lợ)

b. Điều kiện kinh tế - xã hội

- Nhân dân ta có kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Kỹ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.

- Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

- Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước đã và đang có tác động tích cực tới sự phát triển ngành thủy sản

- Thị trường xuấ khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU,…)

2. Những khó khăn chủ yếu

- Hằng năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.

- Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản cũng bị đe dọa suy giảm.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.

- Tàu thuyền, các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Việc chế biến thủy sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. 

1 tháng 11 2017

Thuận lợi :
Về tự nhiên :
* Đánh bắt :
Có bờ biển dài 3620km thuận lợi cho 28/64 tỉnh thành khai thác kinh tế biển
Sản phẩm phong phú về loài : 2000 loài cá, 100 loài tôm, hàng chục loài mực và hàng ngàn loài vi sinh vật khác
*Nuôi trồng :
Dọc bờ biển có các bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản nước lợ
Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi cá nước ngọt.
Khó khăn :
*Thiên tai : chủ yếu là bão.
*một số vùng ven biển thường bị suy thoái, nguồ lợi thủy sản giảm mạnh.
Về Xã Hội
-Nhân dân có tuyền thống đánh bắt cá và nuôi trồng thủy hải sản, có nhiều kinh nghiệm truyền đời này sang đời khác
-tàu thuyền được nâng cấp, ngư cụ, chế biến được trang bị tốt hơn
-Thi trường tiêu thụ rộng lớn ( Nhật bản, Mỹ, Châu Âu)
-Chính sách khuyến ngư của nhà nước
Khó khăn:
-Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới
-Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu
-Công nghệ chế biến còn nhiều hạn chế

27 tháng 4 2016

a)  Thuận lợi:

- Đất phù sa có diện tích rộng lớn, được bồi đắp hăng năm nên rất màu mỡ, đặc biệt là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền và sông Hậu (diện tích 1,2 triệu ha) rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, cây ăn quả.

- Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 — 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 — 27°c. Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 — 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI). Với điều kiện khi hậu như thế, rất thích hợp cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn; có thể tiến hành các hoạt động sản xuất diễn ra liên tục quanh năm.

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất và sinh hoạt.

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...), về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

- Các loại khoáng sản chủ yếu là đá vôi (Hà Tiên, Kiên Lương) và than bùn (U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa.

b) Khó khăn:

-  Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, đôi khi có thể xảy ra các thiên tai khác.

-  Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn. Cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc đất quá chặt, khó thoát nước.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng.

27 tháng 4 2016

Tài nguyên thiên nhiên.
- Đất đai là tài nguyen quan trọng nhất của cùng, có 3 nhóm đất chính:
+ Nhóm đất phù sa ngọt, chiếm 65% diện tích toàn vùng, trong đó có 1 triệu ha đất tốt nhất, phân bố ven sông Tiền, sông Hậu. Đây là loại đất chủ yếu để trồng lúa.
+ Nhóm đất phèn hằng năm thường bị ngập úng vì trũng. Đất có độ phì thấp, rất chua, có nhiều nhôm sắt hoạt tính. Phân bố ở Đồng Tháp, tứ giác Long Xuyên, Tây Hậu Giang.
+ Nhóm đất mặn ven biển (bản chất là đất phù sa bị nhiễm mặn do triều dâng), phân bố ở ven biển từ Gò Công qua Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau đến Kiên Giang.
+ Diện tích của 2 nhóm đất này thay đổi theo mùa. Về mùa khô, có khoảng 2,5 triệu ha, nhưng về mùa mưa chỉ còn 1 triệu ha. Nếu cải tạo tốt, có thể sử dụng chúng để trồng cây lương thực hoặc trồng dứa, mía bằng cách vượt liếp (làm luống).
+ Khó khăn chính khi khai thác 2 loại đất này là đất thiếu dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng, đất quá chật, khó thoát nước.

- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu cận xích đạo. Tổng giờ nắng trung bình từ 2.200-2.700 giờ. Nhiệt độ cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25-27 độ C. Lượng mưa lớn từ 1.400mm-1.800mm tập trung vào các thành mùa mưa (tháng 5-tháng 11). 

- Thuỷ văn: Hệ thống sông ngòi dày đặc, chủ yếu là sông Cửu Long, cộng với hàng nghìn km đường kênh rạch, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông, khiến giao thông trở nên dễ dàng.

- Tài nguyên sinh vật: Rừng ngập mặn ven biển (rừng tràm, đước…).

- Vườn chim tự nhiên nổi tiếng ở Ngọc Hiển, Cái Nước, Vĩnh Lợi, U Minh… Rừng ngập mặn còn là địa bàn để nuôi tôm, cá ven bờ, chắn sóng, bồi đắp phù sa mở rộng đồng bằng.

- Tài nguyên biển: Có 736 km bờ biển với nhiều cửa sông, chứa đựng nguồn hải sản thuộc loại lớn nhất cả nước. Trữ lượng tôm chiếm 50% của toàn quốc.

- Khoáng sản: Nghèo hơn các vùng khác. Đáng chú ý là đá vôi ở Hà Tiên, than bùn ở Cà Mau, dầu khí có triển vọng, phân bố ở thềm lục địa giáp biển Đông và vinh Thái Lan. Quan trọng nhất là bể trầm tích Cửu Long, dự báo khoảng 2 tỷ tấn.

19 tháng 2 2016

+ Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý, về mặt tự nhiên :
- Vị trí nội chí tuyến.
- Vị trí gần trung tâm khu vực đông Nam Á.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và sinh vật.
+
* Thuận lợi:
- Phát triển kinh tế nhiều ngành (Nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch)
- Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
-Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
* Khó khăn:
- Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng,…
- Bảo vệ lãnh thổ cả vùng biển, trời và đảo xa,… trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm.

1 tháng 3 2018

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

26 tháng 1 2016

a. Điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

            - Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhân tố tự nhiên (đặc biệt là đất và khí hậu).

            - Nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, chưa phát triển, sự phụ thuộc vào tự nhiên còn lớn.

Ví dụ:

            - Nước ta có 2 nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng. Đây là cở sở hình thành nên các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và cây lương thực , thực phẩm ở đồng bằng.

            - Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phát triển nghề trồng lúa nước.

b. Nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó

            - Là nhân tố tạo nên sự phân hóa trên thực tế sản xuất của các vùng.

            - Với việc nhập nội các giống cây trồng, vật nuôi làm phong phú thêm cơ cấu cây trồng, vật nuôi của nước ta.

            - Các nhân tố con người, cơ sở vật chất kĩ thuật, đường lối chính sách, đặc biệt là yếu tố thị trường đóng vai trò quyết định hình thành các vùng nông nghiệp, khi nông nghiệp đã chuyển từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền nông nghiệp hàng hóa. Điển hình như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

23 tháng 1 2018

nhiều z !hum

chỉ ra một số thôi mà.hiu

26 tháng 1 2016

a. Những thuận lợi chủ yếu:

- Sự phân hóa mùa vụ cho phép sản xuất các sản phảm chính vụ và trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác nhờ có mùa vụ khác nhau giữa các vùng mà việc cung cấp thực phẩm cho người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến diễn ra đều đặn hơn giữa các tháng trong năm.

            - Sản phẩm nông nghiệp đa dạng.

            - Khả năng xen canh, tăng vụ lớn.

            - Thế mạnh khác nhau giữa các vùng.

b. Những khó khăn chủ yếu:

            - Tính mùa vụ khắc khe trong nông nghiệp.

            - Thiên tai (lũ ở vùng cao, lụt ở đồng bằng, hạn hán, bão, côn trùng, dịch bệnh…), tính chất bấp bênh trong nông nghiệp.

26 tháng 1 2016

a) Những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới

- Những thuận lợi chủ yếu:

+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (sản phẩm nhiệt đới là chính, có thể có một số sản phẩm cận nhiệt đới và ôn đới).

+ Khả năng: xen canh, tăng vụ lớn.

+ Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau.

- Những khó khăn chủ yếu:

+ Tính thời vụ khắt khe trong nông nghiệp.

+ Thiên tai, tính bấp bênh của nông nghiệp.

b)  Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả...) là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới.



 

Phần 2:

Nó mỉm cười qua hai hàng nước mắt để chào các cô tiên. Tiên mùa đông hỏi nó:

-Con lên đây làm gì? Sao lại không ngủ đông?

Chồi non cây bàng lí nhí trả lời

-Dạ vì con ham chơi, con không nghe lời Mẹ đất dặn nên con...

Nói tới đây, nó òa khóc như một cơn mưa. Các cô tiên phải dỗ nó hồi lâu nó mới nín. Cô tiên dịu dàng nói:

-Thế là con không ngoan, con phải biết nghe lời đất Mẹ, vậy mà con chỉ vì một chút bốc đồng nông nỗi nên đã theo thói ham chơi của mình khiến bản thân đau khổ. Con có thấy nó khiến con biến thành đứa trẻ hư không?

Cô tiên định nói gì đó nhưng chồi non đã nói:

-Con hư lắm, con biết lỗi của con rồi. Nhưng con lạnh quá, con sẽ chết cóng vì lạnh mất.

Nó nói càng ngày càng yếu. Cô tiên mùa đông biết, nếu không cứu nó thì nó sẽ chết trước khi mùa xuân tới. Nhưng làm cách nào bây giờ? Không lẽ quay ngược thời gian? Nhưng ông thần thời gian( Time Fairy) chắc gì đã đồng ý. Ống ta nổi tiếng là ghét những đứa trẻ hư! Còn kêu mùa xuân tới sớm á? Không đời nào! Vì tiên mùa xuân( Spring Fairy) chưa sửa soạn gì cả, mọi vật chỉ mới ngủ đông dăm ba ngày, mùa đông cũng chưa đi tới mọi ngóc ngách của khu rừng, suối còn chưa đóng băng thì làm sao mà mùa xuân tới được? Nói thật trông tình huống này thật khó mà phân sử!

 Bỗng một tiếng nói nhẹ nhàng cất lên:

-Để đó ta sẽ lo cho!

Thì ra đó là ông già Noel-ông già được coi là biểu tượng của Noel- đã đứng sau từ lúc nào. Ông Noel có công việc là tới ngày Giáng Sinh( Noel) ông sẽ đi khắp nơi tặng quà cho những đứa trẻ ngoan.

Cô tiên hỏi lại:

-Thưa Ngài, nhưng làm cách nào đây?

Ông già Noel mỉm cười đáp:

-Ta sẽ cho cháu một món quà!

Thế là ông già Noel phủ quanh chồi non nhỏ bé một chút ánh sáng màu vàng. Thì ra, ánh sáng vàng đó là nắng mùa xuân được tích trữ. Chồi non đã khỏe hơn. Nó đang ngủ. Thế là xong. Mọi người đã được đón cái Giáng Sinh an lành cùng nhau...

* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 3 tháng sau  * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

Chồi non đã tỉnh giấc. Cô tiên mùa xuân mang tới cho nó rất nhiều điều kỳ diệu. Muôn hoa khoe sắc, vạn vật tưng bừng chào đón xuân. Chồi non không còn là chồi non nữa rồi, nó đã bước sang một tuổi mới. Nó thầm cảm ơn những người đạ cứu mạng nó...

22 tháng 10 2016

Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện mình định kể.

+ Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

+ Ấn tượng chung về câu chuyện đó.

Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện:

- Lão già Mùa Đông: già nua, xấu xí, cáu kỉnh, xuất hiện mang theo cái rét như cắt da, cắt thịt. Hoạt động của lão: len lách vào từng đường thôn ngõ xóm, lão leo lên tất cả cây cối trong vườn…Lão đi đến đâu, tàn sát không thương tiếc đến đó, khiến mọi vật đều vô cùng run sợ.

- Hình ảnh Cây Bàng về mùa đông: bị lão già Mùa Đông đến hành hạ, lão bẻ từng chiếc lá khiến cành cây trơ trụi, gầy guộc, run rẩy, cầu cứu Đất Mẹ.

- Đất Mẹ: hiền hậu nhân từ, điềm đạm, dịu dàng động viên Cây Bàng dũng cảm chờ đợi Nàng tiên Mùa Xuân đến và dồn chất cho cây.

- Nàng tiên Mùa Xuân xuất hiện: trẻ trung, tươi đẹp, dịu dàng, mang theo những tia nắng ấm áp xua đi cái lạnh giá của mùa đông. Mọi vật đều vui mừng phấn khởi khi Nàng tiên Mùa Xuân đến. Cây cối như được hồi sinh, trăm hoa khoe sắc….Cây Bàng đâm chồi nảy lộc….Tất cả như được tiếp thêm sức mạnh, tràn trề nhựa sống….

- Cây Bàng cảm ơn Đất Mẹ, cảm ơn Nàng tiên Mùa Xuân…

Kết bài:

- Suy nghĩ về câu chuyện vừa kể.

- Bài học từ câu chuyện ( Cần có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau đặc biệt khi khó khăn hoạn nạn).