Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực sau :
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nó là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia – dân tộc trên thế giới.
- Các biểu hiện:
Sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế. Nền kinh tế các nước có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia. Có khoảng 500 công ti xuyên quốc gia lớn kiểm soát 25% tổng sản phẩm thế giới.
Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực, có vai trò ngày càng quan trọng trong các vấn đề kinh tế chung của thế giới.
- Toàn cầu hóa vừa là thời cơ và thách thức của các nước đáng phát triển :
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan và có tính 2 mặt:
Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh của lực lượng sản xuất, làm chuyển biến cơ cấu kinh tế, làm gia tăng tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế.
Tiêu cực: Làm trầm trọng thêm bất công xã hội, phân hóa giàu nghèo, dẫn tới nguy cơ mất bản sắc văn hóa dân tộc, xâm phạm nền độc lập tự chủ…
Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới
Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước phát triển:
- Về thời cơ:
+ Từ sau Chiến tranh lạnh, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi. Xu thế chung của thế giới là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
+ Các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển và lấy kinh tế làm trọng điểm, cùng sự tăng trưởng hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực và quốc tế.
+Các nước đang phát triển có thể khai thác các nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngoài, nhất là các tiến bộ khoa học-kĩ thuật để có thể :”đi tắt đón đầu” rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước…
Như thế, bối cảnh chung của thế giới là có nhiều cơ hội và thuận lợi cho các nước trong công cuộc phát triển đất nước. Vấn đề là có tầm nhìn và nắm bắt kịp thời, không bỏ lỡ thời cơ.
-Về thách thức:
+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế-phát huy thế mạnh : hạn chế với mức thấp nhất những rủi ro, bất lợi và cả sai lầm; có những bước đi thích hợp, kịp thời.
+ Phần lớn các nước đang phát triển đều từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí thấp, nguồn nhân lực đào tạo có chất lượng còn nhiều hạn chế.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới và các quan hệ kinh tế quốc dân còn nhiều bất bình đẳng, gây nhiều thiệt hại đối với các nước đang phát triển.
+ Vấn đề sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay.
+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại…
Đáp án D
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Đây là một xu thế phát triển khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì:
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại đã kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo nên những thay đổi lớn về kinh tế, xã hội, hình thành một thị trường thế giới, làm tăng tính phục thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc
- Hàng loạt vấn đề toàn cầu nảy sinh như vấn đề bùng nổ dân số thế giới, sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…đòi hỏi phải có sự hợp tác toàn cầu để giải quyết
- Sự phát triển đa dạng của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai đã làm nảy sinh nhu cầu hội nhập quốc tế của tất cả các quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, trình độ kinh tế...
Đáp án C
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, không thể đảo ngược. Nó có những tác động tích cực và tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Đáp án C
Cách mạng Khoa học – kĩ thuật lần thứ hai ra đời và phát triển là do nhu cầu và đòi hỏi về cuộc sống ngày càng cao của con người. Khi đó, lực lượng sản xuất ngày càng tăng lên mạnh mẽ. Lực lượng sản xuất bao gồm hệ thống những tư liệu sản xuất: vốn, máy móc và người lao động.
Khi lực lượng sản xuất phát triển, đòi hỏi cần phải có sự trao đổi công nghệ, trình độ quản lí, nâng cao chất lượng lao động giữa các quốc gia, khu vực và các dân tộc trên thế giới.
ð Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lần nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia trên thế giới, nó là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược
Đáp án B
Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất nên toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Lực lượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu liên kết giữa các quốc gia, khu vực càng được mở rộng.
=> Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được là do sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Đáp án D
Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan của thế giới. Nó đặt ra cho tất cả quốc gia trong đó có Việt Nam những thời cơ và thách thứC. Do đó Việt Nam cần phải nhanh chóng nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức bằng các biện pháp như:
- Mở cửa hội nhập để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, học hỏi những thành tựu khoa học kĩ thuật tiến bộ trên thế giới và kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến
- Toàn cầu hóa làm cho mọi hoạt động của con người trở nên kém an toàn do đó cần nâng cao vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia
- Quá trình hội nhập để không bị hòa tan Việt Nam cần phải giữ gìn những bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại
Đáp án D là đặc điểm tình hình Việt Nam thời kì trước đổi mới (1986)
Đáp án C
Toàn cầu hóa xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược. Toàn cầu hóa là thời cơ lịch sử, là cơ hội rất to lớn cho các nước phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng tạo ra những thách thức to lớn