K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 Nếu trái đất ko quay quanh trục thì có ngày và đêm ko ?2 Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào ? ( hình 19 sgk  địa lý trang 21 câu này ko giải cũng đc )3 Thời gian trái đất quay 1 vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?3 Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?4 Tại sao hằng ngày , chúng ta thấy mặt trời , mặt trăng và các ngôi sao trên...
Đọc tiếp

1 Nếu trái đất ko quay quanh trục thì có ngày và đêm ko ?

2 Trái đất tự quay quanh trục theo hướng nào ? ( hình 19 sgk  địa lý trang 21 câu này ko giải cũng đc )

3 Thời gian trái đất quay 1 vòng quanh trục trong 1 ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?

3 Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?

4 Tại sao hằng ngày , chúng ta thấy mặt trời , mặt trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động theo hướng từ đông sang tây ?

5. Cho bt ở bán cầu các vật chuyển động theo hướng P sang N và từ O sang S bị lệch về phía bên phải hay bên trái (  hình 22 sgk địa ý trang 23 ) 

 Tất cả các câu trên đều là địa lý lớp 6 

Hãy soạn  bài Danh từ  sgk ngữ văn 6 trang 86 

 Các bạn gúp mk với mk ko còn thời gian nên mới lên đây hỏi các bạn giúp mk nha .  Ai làm nhanh mk sẽ tick cho

1
22 tháng 10 2017

Câu 1: Nếu trái đất ko quay quanh trục thì vẫn có ngày và đêm, khi đó, độ dài một ngày - đêm ở bề mặt trái đất sẽ dài bằng 1 năm

Câu 2: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng Tây sang Đông

Câu 3: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục là 24 giờ.

Câu 4: Nước ta là 19 giờ

Câu 5: Vì Trái Đất đang tự quay từ Tây sang Đông , nên ta thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao di chuyển động ngược lại , mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây.

Câu 6: Ở Bắc bán cầu, các vật chuyển động theo hướng từ P đến N và từ O đến S bị lệch về phía bên phải.

Chúc bạn học giỏi Địa Lí

14 tháng 12 2018

- Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây lên hiện tượng luân phiên ngày đêm.

- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:

+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

+ Giờ múi: Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong một múi giờ thống nhât một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 lấy giwof quốc tế hay giờ GMT. Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Theo cách tính múi giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta quy định lấy kinh tuyến 180 độ qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180 độ thì lùi lại một ngày, còn đi từ phía đông sang tây qua kinh tuyến 180 độ thì tăng thêm một ngày lịch.

- Sự lệch hướng chyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục, mọi điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu ( vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán tính). Lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriôit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về phía bên trái hướng chuyển động.

Bài làm

- Bên trái kinh tuyến là hướng Tây.

- Bắc bán cầu lệch phải

- Vào ngày 21/3 và 23/9 tia sáng mặt trời vuông gốc với vĩ tuyến gốc.

# Chúc bạn học tốt #

29 tháng 12 2018

a) -Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .

    - Độ nghiêng và hướng của trục Trái Đất ở vị trí: xuân phân, hạ chỉ, thu phân và đông chí vẫn không thay đổi.

b) + Do trục trái đất nghiêng và không đổi hướng khi chuyển động trên quỹ đạo, nên có lúc nửa cầu Bắc có lúc ngả nửa 
cầu Nam về phía Mặt Trời => sinh ra các mùa.
- Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời => góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt => mùa nóng của nửa cầu đó. 
- Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời => góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt=> mùa lạnh của nửa cầu đó.

6 tháng 12 2019

vì 2 nửa cầu luân phiên nhau ngả về phía mặt trời. nên khi nửa cầu Nam ngả về phía mặt trời thì nửa cầu nam là mùa nóng còn nửa cầu bắc là mùa lạnh . Còn khi nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu Bắc là mùa nóng còn nửa cầu Nam là mùa lạnh

Mình chỉ nhớ thế thôi nếu sai thì các bạn góp ý nhé

24 tháng 12 2018

- Hướng chuyển động : Từ Tây sang Đông

- Thời gian chuyển động : 365 ngày 6 giờ

- Qũy đạo chuyển động : Hình elip

- Trong khi chuyển động , trục Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng không hề thay đổi => Chuyển động tịnh tiến

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt trời làm sinh ra hiện tượng các mùa . Hiện tượng mùa ở 2 bán cầu có tính chất trái ngược với nhau.

24 tháng 12 2018

chu kỳ: 365 ngày và 6h
hướng: từ Tây sang Đông
độ nghiêng: 66 độ 33'
hệ quả:
+ sinh ra các đới khí hậu
+ ngày đêm dài ngắn theo mùa và vĩ độ
+ chuyển động biểu kiến của mặt trời trong nămchu kỳ: 365 ngày và 6 giờ

9 tháng 12 2017

1. hệ quả : 

   + hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên trái đất

  + làm cho các vật chuyển động trên bề mặt trái đất bị lệch hướng

2. cấu tạo bên trong của trái đất gồm 3 lớp :

        + vỏ trái đất

        +lớp trung gian

        + lõi trái đất

3. đặc điểm của mỗi lớp :

 tên bộ phậnđộ dàytrạng tháinhiệt độ
vỏ trái đấttừ 5 km đến 70 kmrắn chắc

càng xuống sâu nhiệt 

độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 1000 0c

 trung giangần 3000kmtừ quánh dẻo đến lỏngkhoảng 15000c đến 47000c
lõitrên 3000kmlỏng ở ngoài rắn ở trongcao nhất khoảng 50000c
9 tháng 12 2017

gồm 3 lớp ; lớp vỏ ;lớp trung gian và lớp lõi

4 tháng 4 2020

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là bởi vì:

Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt trời. nửa cầu nào ngả về phía Mặt trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn. Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh. Chính vì vậy, trong năm, thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.

HỌC TỐT

# mui #

Trả lời:
Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm. Vì trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho có lúc nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; Nếu nửa cầu không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm. 

21 tháng 11 2018

tham khảo nha bn : https://h.vn/hoi-dap/question/147059.html