Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các vùng hoang mạc, bán hoang mạc có khí hậu khắc nghiệt, không có nước cho sinh hoạt và sản xuất, sự chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm rất lớn,… nên không thuận lợi cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất. Vì vậy, vùng hoang mạc, bán hoang mạc thường rất ít người sinh sống (chỉ có người sống ở các ốc đảo trong hoang mạc do có nước,…), mật độ dân cư thưa thớt
- Tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc: Chúc, I-a-kút, Xa-mô-y-et, La-pông, I-nuc
- Địa bàn cư trú của các dân tộc sông băng nghề chăn nuôi:
+ Người Chúc, I-a-kút, người Xay-mô-y-et ở Bắc Á.
+ Người La-pông ở Bắc Âu.
- Địa bàn cư trú của các dân tộc sông bằng nghề săn bắt: người I-nuc ở Bắc Mĩ.
Câu 1 : Nguyên nhân do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng Bắc Mĩ
Câu 2 : Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Phía Tây là dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.
Câu 3 : Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt. Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi. Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.
Câu 4 :
Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức…
+ Luồng người từ Tây Ban Nha.
+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.
– Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Câu 1:
Lốc xoáy vùng cực là các khối khí lớn, rất lạnh có mặt ở hai cực (Bắc Cực và Nam Cực), nằm phía trên tầng đối lưu và ở giữa tầng bình lưu. trước đây khối khí lạnh ở hai cực hoạt động tương đối ổn định tuy nhiên kể từ khi trái đất bắt đầu nóng lên, những khối khí này hoạt động tích cực hơn. Do đó, cực Bắc xuất hiện những khối khí lạnh nhỏ lan xuống phía nam, gây ra hiện tượng rét sâu cục bộ.
nguyên nhân do địa hình Bắc Mĩ có dạng lòng máng rộng tạo điều kiện thuận lợi cho khối không khí lạnh từ cực Bắc xâm nhập xuống sâu phía Nam và khối không khí nóng từ xích đạo di chuyển lên phía Bắc khi khối không khí lạnh gặp khối không khí nóng sẽ gây ra hiện tượng nhiễu động thời tiết thất thường ở vùng đồng bằng Bắc Mĩ.
Câu 2:
Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
Câu 3:
Dân cư ở Bắc Mĩ phân bố không đồng đều. Nếu như ở miền Nam và phía Đông dân cư đông đúc thì ở miền Bắc và phía Tây dân cư lại thưa thớt.
Sở dĩ dân cư lại thưa thớt ở hai khu vực đó là do yếu tố điều kiện tự nhiên và thời tiết không thuận lợi.
- Ở miền Bắc thì có khí hậu lạnh giá, nhiều nơi đóng băng.
- Ở phía Tây thì có núi non rất hiểm trở của hệ thống núi Cooc –di – e. Do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn.
=>Ở hai khu vực này dân cư thưa thớt.
1. Trình bày đặc điểm của thiên nhiên châu Phi ?
Trả lời:
-Khí hậu khô nóng khắc nghiệt phần lớn lãnh thổ là xavan và hoang mạc
-Giàu tài nguyên khoáng sản: kim loại đen, kim loại màu đặc biệt là kim cương, tuy nhiên khoáng sản cạn kiện nhanh
-Rừng chiếm diện tích lớn nhưng bị khai thác quá mức ⇒ hoang mạc hóa
* Biện pháp: khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn
1. Trình bày đặc điểm của thiên nhiên châu Phi ?
Trả lời:
Dân số châu Phi phân bố rất chênh lệch
- Dưới 2 người/km2 : gồm hoang mạc Xa-ha-ra, hoang mạc Na-míp và hoang mạc Ca-la-ha-ri ; điều kiện sinh sống khó khăn, dân cư chỉ sống trong các ốc đảo, các đô thị rất ít, quy mô lại nhỏ.
- Từ 2 đến 20 người/km2: gồm miền núi Át-lát và đại bộ phận lãnh thổ vùng Trung và Đông Phi ; môi trường xa van, tập trung thành phố từ 1 đến 5 triệu dân.
- Từ 21 đến 50 người/km2 : vùng ven vịnh Ghi-nê, lưu vực sông Ni- giê, quanh hồ Vích-to-ri-a ; môi trường xích đạo ẩm, lượng mưa khá lớn, có nhiều thành phố trên 5 triệu dân.
- Trên 50 người/km2 : vùng ven sông Nin, đây là vùng châu thổ phì nhiêu.
- Giống:
+ Đều tập trung ở ven biển, ở các cửa sông.
+ Đều có những khu vực thưa dân.
Khác:
Bắc Mĩ | Trung và Nam Mĩ |
+ Nội địa có một vài đô thị lớn. + Ở vùng núi phía tây (hệ thống Cooc-đi-e) thưa dân. |
+ Nội địa thưa dân. + Ở vùng núi phía tây (dãy An-đét) có nhiều đô thị. |
Địa bàn cư trú của các dân tộc sống bàng nghề săn bắt ở Bắc Mĩ và đảo Grơn-len. Chọn: B.
- Bắc phi: Át-lát là dãy núi trẻ duy nhất của châu Phi, nằm ờ rìa phía tây bắc của châu lục ; các đồng bằng ven Địa Trung Hải và các sườn núi hướng về phía biển hàng năm có mưa khá nhiều, rừng sồi và dẻ mọc rậm rạp. Vào sâu trong nội địa, lượng mưa giảm nhanh chóng, rừng nhường chỗ cho xavan và cây bụi phát triển.
+ Lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra. hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. Khí hậu rất khô và nóng. Lượng mưa trung bình hàng năm thường không quá 50 mm, vì thế nước trên mặt cực kì hiếm. Khắp nơi chỉ thấy các bãi đá, các cồn cát mênh mông hoặc các núi đá khô khốc và trơ trụi. Thực vật chỉ gồm những bụi cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi với bộ rễ dài ăn sâu xuống đất để hút nước ngầm. Tuy vậy, ở những chỗ có nước ngầm lộ ra cây cối vẫn mọc xanh tốt, đó là các ốc đảo. Thực vật trong ốc đảo chủ yếu là cây chà là.
- Trung phi:Phần phía tây của Trung Phi chủ yếu là các bồn địa, có hai môi trường tự nhiên khác nhau :
+ Môi trường xích đạo ẩm có khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm chiếm diện tích lớn. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, quanh năm nhiều nước ; lớn nhất là sông Công-gô.
+ Môi trường nhiệt đới gồm hai dải nằm ờ phía bắc và phía nam môi trường xích đạo ẩm. Lượng mưa giảm rõ rệt, trong năm có một mùa mưa và một mùa khô. Do độ ẩm không đủ nên rừng thưa và xavan phát triển.
+ Phần phía đông của Trung Phi trước đây được nâng lên rất mạnh nên có độ cao lớn nhất châu Phi, dung nham núi lửa phun trào bao phủ nhiều vùng rộng lớn. Trên bề mặt các sơn nguyên có các đỉnh núi cao và nhiều hồ kiến tạo sâu, dài. Đông Phi có khí hậu gió mùa xích đạo. Trên các sơn nguyên quanh năm mát dịu hình thành kiểu "xavan công viên" độc đáo, còn trên các sườn núi mưa nhiều có rừng rậm bao phủ. Đông Phi có nhiều khoáng sản như vàng, đồng, chì ...
- Nam phi:Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn l000 m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ.
+ Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ấm và dịu hơn khu vực Bắc Phi. Phần phía đông, nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương SM nhiều. Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có rừng nhiệt á-Ti bao phủ. Càng đi sâu vào. nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, rừng nhiệt đới ẩm chuyển sang rừng thưa rồi xavan. Rừng thưa và xavan ở Nam Phi có diện tích khá rộng với giới động vật phong phú không kém xavan ở Trung Phi.
+ Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu địa trung hải, thích hợp trồng các loại cây quả cận nhiệt đới.
Chúc bạn học tốt!