K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2022

Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền của công dân có thể hoặc không thể một tín ngưỡng tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.      

Các hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị với lý do tín ngưỡng, tôn giáo

- Cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo

- Xúc phạm đến tín ngưỡng, tôn giáo

-Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo 

Một số tôn giáo chính ở nước ta:

-Đạo Tinh Lành

-Đạo Cao Đài

-Đạo Phật

-Đạo Thiên Chúa

21 tháng 4 2022

- Các hành vi vi phạm pháp luật là:

+) Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

+) Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

+) Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Một số tôn giáo chính ở nước ta:

Phật Giáo, Công Giáo, Hồi Giáo, ...

30 tháng 4 2022

- Tín ngưỡng : là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như : thần linh, thượng đế , chúa trời.

- Mê tín dị đoan: là tin vào những điều mơ hồ , nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép...) dẫn tới hậu quả xấu 

- Quyền tự do tín ngưỡng , tôn giáo có nghĩa là : công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào ; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

- Hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo :

+ Không tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền chùa, miếu thờ,...

+ Gây bài xích , mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo , giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau

+ Cưỡng bức hoặc cản trở người khác bỏ một tín ngưỡng , tôn giáo nào đó hay theo một  tín ngưỡng , tôn giáo khác.

+...

- Hành vi không vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo :

+  Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền chùa, miếu thờ,...

+ Không gây bài xích , mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo , giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau

+ Không cưỡng bức hoặc cản trở người khác bỏ một tín ngưỡng , tôn giáo nào đó hay theo một  tín ngưỡng , tôn giáo khác.

+...

- Hành vi mê tín dị đoan :

+ Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí

+ Tin vào những điều không phù hợp với lẽ tự nhiên

+ Tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép

 

30 tháng 4 2022

Ukm ! Triết lí 

3 tháng 5 2022

tham khảo

“Mọi người có quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡngtôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡngtôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡngtôn giáo để vi phạm pháp luật”.

3 tháng 3 2021

-Một vài ví dụ về những hành vi vi phạm quyền bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em:

+Đánh đập,hành hạ trẻ;bắt trẻ bỏ học để lao động kiếm sống;dụ dỗ,lôi kéo trẻ em đánh bạc,hút thuốc;không cho trẻ đi học

-Nếu gặp trường hợp bị người khác vi phạm quyền trẻ em của mình,em sẽ nhắc nhở để họ biết nhưng nếu họ vẫn cố tình vi phạm thì em sẽ báo lên cơ quan chức năng để lấy lại quyền lợi cho mình

30 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Không tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo
Không tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...
Bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

30 tháng 6 2021

tham khảo:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

13 tháng 4 2021

Những hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

    -  Không tôn trọng những lễ hội, lễ nghi của các tôn giáo.

    -  Không tôn trọng các nơi thờ tự của các tín nguỡng, tôn giáo như: đền. chùa, miếu thờ, nhà thờ...

    -  Bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo và những người không có tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

13 tháng 4 2021

Thank ông cong

 

Câu 1: di sản văn hóa là gì?kể tên một số di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc và địa phương em(Hải Phòng) 

Di sản văn hóa là di sản của các hiện vật vật thể và các thuộc tính phi vật thể của một nhóm hay xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước, đã duy trì đến hiện nay và dành cho các thế hệ mai sau.

Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tòa nhà, cảnh quan, di tích, sách, tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian, truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).

Còn cái các di sản văn hóa bạn tự nêu nhé. Tôi ở Bình Dương chứ ko phải Hỉa Phòng!!

Câu 2: Nhà nước đã có những quy định gì về góp phần bảo vệ di sản văn hóa

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.

     - Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.

+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.

+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

Câu 3: Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo? Mỗi chúng ta phải tôn trọng quyền tự do,tín ngưỡng của ng khác ntn?

Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo có nghĩa là: công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hay cản trở.

 

Sở dĩ ta phải tôn trọng tự do tín ngưỡng là vì tôn trọng quyền tự do của mỗi công dân. Ta không dám xen vào vì tôn giáo là bản chất của sự huyền bí, linh thiêng mà không thể chứng minh.

Câu 4: Giải thích vì sao nhà nước CHXHCNVN là nhà nước đc phân thành những loại cơ quan nào?

Ko biết. Cũng ko hiểu câu hỏi nó hỏi cái gì?

11 tháng 5 2022

giúp với mình đang cần gấppp

17 tháng 4 2022

TK1. Tín ngưỡng là gì, tôn giáo là gì? Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức (Khoản 1 và 5 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016)

17 tháng 4 2022

-Tín ngưỡng là một niềm tin có hệ thống như một phần cấp thấp của tôn giáo mà con người tin vào để giải thích thế giới và vũ trụ mà để mang lại sự thịnh vương bình yên và thanh cao hạnh phúc cho bản thân và mọi người. ... Tín ngưỡng còn là thể hiện giá trị của cuộc sống, ý nghĩa của cuộc sống bền vững.

 

-Tôn giáo có thể được định nghĩa là một hệ thống các văn hoá, tín ngưỡng, đức tin bao gồm các hành vi và hành động được chỉ định cụ thể, các quan niệm về thế giới, thể hiện thông qua các kinh sách, khải thị, các địa điểm linh thiêng, lời tiên tri, quan niệm đạo đức, hoặc tổ chức, liên quan đến nhân loại với các yếu tố ...

 

-Tự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một nguyên tắc ủng hộ quyền tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một tôn giáo hay tín ngưỡng.

 

-Theo quy định hiện hành tại Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như sau: ... Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.