\(\dfrac{1}{sinx}\)+\(\dfrac{1}{sin\left(x-\dfrac{3\pi}{2}\right)}\)...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 11 2018

x=0 => y=-1

y=0 => x=2

O x y y=1/2x-1 h b)Ox=2

Oy=1 Áp dụng hệ thức lượng \(\dfrac{1}{oh^2}=\dfrac{1}{\text{ox}^2}+\dfrac{1}{oy^2}=\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{1}=\dfrac{5}{4}\)\(\Rightarrow oh^2=\dfrac{4}{5}\Rightarrow oh=\dfrac{2\sqrt{5}}{5}\)

7 tháng 11 2021

Điểm khác nhau giữa Mĩ Latin và Á;Phi 

- Đã giành được độc lập từ những thập niên đầu thế kỉ XIX

- Lệ thuộc ---> thành sân sau của Mĩ 

16 tháng 5 2020

- Ngày 7-5-1953, được sự giúp đỡ của Mĩ, Na-va vạch kế hoạch quân sự hi vọng kết thúc chiến tranh ở Đông Dương trong vòng 18 tháng.

- Kế hoạch Na-va tiến hành theo hai bước:

+ Bước 1: Thu - đông 1953 và xuân 1954: Giữ thế phòng ngự trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để bình định Trung và Nam Đông Dương.

+ Bước 2: Từ thu - đông 1954: Chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.

16 tháng 5 2020

Kế hoạch này bước đầu bị phá sản như thế nào trong thu đông 19531954

- Đảng và nhân dân Việt Nam đã thực hiện bốn cuộc tiến công chiến lược:

+ Ngày 10/12/1953, chủ lực ta tiến công Lai Châu, giải phóng toàn bộ thị xã (trừ Điện Biên) Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tăng cường Điện Biên Phủ. Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

+ Tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tiến công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xa-van-na-khet và Xê-nô. Na-va buộc phải tăng viện cho Xê-nô. Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.

+ Tháng 01/1954, liên quân Lào - Việt tiến công Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và toàn tỉnh Phong Xa-lì. Na-va đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ tăng cường cho Luông Pha-bang và Mường Sài. Luông Pha-bang và Mường Sài thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp.

+ Tháng 02/1954, ta tiến công Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plây-ku. Pháp buộc phải tăng cường lực lượng cho Plây-ku. Plây-ku trở thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

- Phối hợp với mặt trận chính, ở vùng sau lưng địch, phong trào du kích phát triển mạnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình - Trị - Thiên, đồng bằng Bắc Bộ,...

=>Kế hoạch Nava bước đầu phá sản, Pháp bị phân tán làm 5 nơi tập trung quân


27 tháng 11 2018

Mây đen đang bao phủ tương lai kinh tế của châu Âu khi ba cơn bão đang cùng ập đến: khủng hoảng Hy Lạp, Nga xâm phạm Ukraine và sự nổi lên của các đảng chính trị theo chủ nghĩa dân túy. Mặc dù mỗi cơn bão này đều để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nền kinh tế vốn được tiếp sức bởi một sự cải thiện theo chu kỳ gần đây cho thấy châu Âu có khả năng đối phó với từng cơn bão một, với nguy cơ chỉ là một số các gián đoạn kinh tế nhất thời. Tuy nhiên, nếu những cơn bão này cùng cộng hưởng với nhau tạo thành một “siêu bão,” thì sự trở lại những ngày nắng ấm sẽ rất khó đoán định được trong tương lai gần.

Thực tế cho thấy ba cơn bão này đang ở những giai đoạn phát triển khác nhau. Cuộc khủng hoảng Hy Lạp, vốn nhức nhối nhiều năm nay, đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất. Không chỉ có nguy cơ trở thành thành viên đầu tiên bị loại khỏi khu vực đồng Euro, Hy Lạp còn đứng trước nguy cơ rơi vào trạng thái quốc gia thất bại (failed state) – một kết quả có thể kéo theo hệ lụy đa chiều đối với các quốc gia còn lại ở châu Âu. Việc giảm thiểu những hệ quả nhân đạo bất lợi (liên quan đến việc di cư qua biên giới) và ảnh hưởng địa chính trị của cơn bão này sẽ không phải là một việc dễ dàng.

Cơn bão thứ hai, đến từ khu vực Đông Âu, chính là cuộc xung đột quân sự ở vùng Donbas của Ukraine. Mặc dù đã được kiểm soát phần nào bằng thỏa thuận ngừng bắn Minsk II, cuộc khủng hoảng ở đông Ukraine đánh dấu sự đổ vỡ nghiêm trọng nhất trong quan hệ giữa phương Tây và Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ.

Sự can thiệp sâu rộng hơn của Nga vào Ukraine – một cách trực tiếp và/hoặc thông qua những phiến quân ly khai ở Donbas – sẽ đặt phương Tây trước một lựa chọn khó khăn. Hoặc là phải thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Nga mặc dù sẽ phải đối mặt với nguy cơ đẩy châu Âu lâm vào khủng hoảng bởi những lệnh trừng phạt đáp trả từ phía Nga, hoặc là phải chiều theo tham vọng bành trướng của Nga, và đồng nghĩa với việc đặt các quốc gia khác có cộng đồng nói tiếng Nga sinh sống vào thế nguy hiểm (bao gồm các thành viên Baltic của Liên minh châu Âu).

Cơn bão thứ ba – bất ổn chính trị gây ra bởi sự nổi lên của các phong trào chính trị dân túy – tiếp tục là một mối đe dọa nghiêm trọng khác nữa. Được thúc đẩy bởi những bất mãn của các cử tri, đặc biệt là ở các nền kinh tế khó khăn, những phong trào chính trị này có xu hướng tập trung vào một vài vấn đề, cụ thể như dân di cư, nghèo đói, hoặc Liên minh châu Âu – đặc biệt là bất cứ vấn đề nào mà họ có thể đổ lỗi là gây nên những khó khăn trong nước.

Ở Hy Lạp, cử tri đã giúp mang lại một chiến thắng lớn cho đảng Syriza – đảng cực tả đấu tranh chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng (mà các chủ nợ áp đặt). Ở Pháp, đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (National Front) hiện đứng thứ hai trong các cuộc trưng cầu dân ý. Đảng Nhân Dân Đan Mạch (Danish People’s Party) chủ trương chống nhập cư cũng xếp thứ hai theo kết quả bầu cử gần đây với 22% số phiếu bầu. Và ở Tây Ban Nha, Đảng cánh tả chống thắt lưng buộc bụng Podemos cũng đang giành được tỉ lệ ủng hộ hai con số.

Xu hướng cực đoan và cương lĩnh chính trị hạn hẹp của những đảng này đang làm hạn chế tính linh động trong chính sách của các chính quyền bằng khiến các đảng và các chính trị gia ôn hòa chấp nhận những quan điểm cấp tiến. Chính những lo ngại rằng đảng Độc lập ở Anh (một đảng cực hữu, ủng hộ Anh ra khỏi EU – NBT) có khả năng hủy hoại nền tảng chính trị của đảng Bảo Thủ đã khiến thủ tướng David Cameron phải tiến hành trưng cầu ý dân về việc đất nước có nên tiếp tục là thành viên của EU hay không.

Với cả ba cơn bão cùng ập đến, các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải hành động nhanh chóng để đảm bảo rằng họ có thể làm đánh tan từng cơn bão một trước khi chúng cộng hưởng lại với nhau và cần phải xử lý bất kỳ đổ vỡ nào mà chúng gây ra một cách hiệu quả. Một tin tốt là những công cụ kiểm soát khủng hoảng trong khu vực đã được củng cố đáng kể thời gian qua, đặc biệt là từ mùa hè năm 2012, khi đồng Euro đứng trên bờ vực sụp đổ.

Trên thực tế, không chỉ có các cơ chế kiểm soát mới như Cơ quan Hỗ trợ Ổn định Tài chính Châu Âu (European Financial Stability Facility) hoạt động hiệu quả, mà những cơ chế đã tồn tại cũng được cải tiến linh hoạt và hiệu quả hơn. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đang tham gia vào một sáng kiến thu mua tài sản quy mô lớn – đây là chương trình có thể được mở rộng dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời, bằng nỗ lực của mình, những quốc gia như Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đã giảm thiểu được nguy cơ bị tác động trước những ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng lân cận.

Tuy nhiên, những biện pháp chống đỡ này có thể sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng nếu như những cơn bão này hòa nhập với nhau thành một trận cuồng phong. Chính bởi tính phụ thuộc lẫn nhau rất đặc thù của EU giữa các lĩnh vực kinh tế, tài chính, địa chính trị và xã hội, những ảnh hưởng có sức tàn phá của mỗi cú sốc có thể càng làm khếch đại các cú sốc khác, vượt quá sức kiểm soát của các cơ chế, dẫn đến suy thoái kinh tế, làm sống lại sự bất ổn tài chính và tạo ra những điểm căng thẳng xã hội. Điều này sẽ làm tăng tỉ lệ thất nghiệp vốn đã cao, tạo ra quá nhiều sự mạo hiểm tài chính, cũng như khuyến khích thêm những toan tính của Nga và thúc đẩy phong trào chính trị dân túy đi xa hơn, do vậy càng gây trở ngại cho những chính sách đối phó toàn diện.

May mắn thay, khả năng xảy ra một trận cuồng phong như vậy trong thời điểm hiện nay mới chỉ là nguy cơ, chứ không hẳn là thực tế. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách vẫn phải đặc biệt chú ý đến trận cuồng phong này bởi hậu quả khủng khiếp mà nó có thể mang lại.

Trong hoàn cảnh này, đảm bảo tương lai kinh tế của châu Âu cần trước nhất là một cam kết mới về nỗ lực hội nhập khu vực – hoàn thiện liên minh ngân hàng, củng cố liên minh tài khóa và hướng tới một liên minh chính trị, những thứ đã mất đi sự ưu tiên do một chuỗi các cuộc gặp mặt và họp thượng đỉnh không hồi kết về vấn đề Hy Lạp. Tương tự, các quốc gia cần phải hồi sinh những sáng kiến cải cách kinh tế – thứ có vẻ như gần đây đã bị mất đi tính cấp thiết trước một thị trường tài chính quá mức tự mãn và dễ dãi. Điều này sẽ giúp giảm bớt gánh nặng chính sách đối với ECB, tổ chức hiện nay đang bị buộc phải theo đuổi quá nhiều mục tiêu tham vọng, vượt quá khả năng đem lại những kết quả bền vững về phát triển, việc làm, lạm phát và ổn định tài chính.

27 tháng 11 2018


Vào năm 2007 tình hình kinh tế của các nước trong khối sử dụng đồng Euro là tương đối ổn định với mức tăng trưởng dương, lạm phát thấp, và mức nợ công là vừa phải, trừ Hy Lạp.

Cuộc khủng hoảng nợ công nổ ra vào cuối năm 2009 đánh dấu nguy cơ tan rã của khối Eurozone, sau những khó khăn kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 gây ra. Đó là vấn đề giảm phát, phá sản hoặc tổn thất tài sản của hàng loạt các ngân hàng thương mại Châu Âu do sở hữu nợ xấu ở Mỹ, thị trường nhà đất xuống giá, và tình trạng khan hiếm vốn tín dụng.

Ngoài ảnh hưởng lan truyền từ xu hướng giảm phát toàn cầu trong giai đoạn 2007-2009 do hội nhập sâu rộng và sự phụ thuộc tài chính lẫn nhau, diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tại Eurozone chủ yếu đến từ các yếu điểm mang tính thể chế, chính sách của Liên minh Châu Âu và khu vực đồng tiền chung.

Về mặt thể chế, việc không có một “chính phủ” chung để điều tiết kinh tế của khu vực gây nhiều trở ngại cho việc phối hợp tìm ra các giải pháp đồng bộ. Tuy sử dụng một đồng tiền chung nhưng các nước trong khu vực Eurozone có đặc điểm cấu trúc kinh tế, cơ sở hạ tầng công nghiệp là khá khác nhau, đưa đến những bất đồng trong chính sách tài khóa cũng như không thống nhất về định hướng chính sách cho khu vực. Đỉnh điểm là bất đồng giữa hai đầu tàu kinh tế Đức – Pháp. Trong khi chính phủ Đức hướng đến một chính sách tài khóa có kiểm soát để giảm thâm hụt ngân sách, phía Pháp có xu hướng đi ngược lại đề xuất chương trình cắt giảm chi tiêu của Đức để kích thích tăng trưởng. Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) chỉ có chức năng bình ổn giá cả trong khu vực Eurozone và bảo đảm dự trữ ngoại hối, mà không có chức năng điều chỉnh bất ổn tài chính, thất nghiệp và tăng trưởng thông qua chính sách tiền tệ như hầu hết các ngân hàng trung ương khác.

Về mặt chính sách đối phó với khủng hoảng, các giải pháp đưa ra tỏ ra không phù hợp với điều kiện kinh tế không đồng nhất của các nước trong khu vực: việc lựa chọn đối sách “thắt lưng buộc bụng” nhằm cắt giảm chi tiêu công ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư công, hạn chế các đầu tư cho dài hạn (đặc biệt cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển), và không kích thích được cả sản xuất lẫn tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu ngân sách bắt buộc các chính phủ phải tăng thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ bắt buộc đối với các tổ chức kinh tế (phục vụ cho việc vận hành các cơ quan hành chính trung ương và địa phương).

Ở Pháp, theo báo cáo của Viện Thống kê và Kinh tế quốc gia Pháp (INSEE), năm 2012 các khoản khấu trừ bắt buộc tăng 22 tỷ Euro và thuế thu nhập tăng 5.4 tỷ Euro so với năm 2011. Lợi bất cập hại, kết quả chung của chính sách kiểm soát chi tiêu ngặt nghèo là tăng trưởng thấp, thậm chí âm, thất nghiệp gia tăng, và nợ công tiếp tục gia tăng.

Theo Eurostat, tỷ lệ nợ công so với GDP của 18 nước trong Eurozone tăng từ 83.70% (2010) lên 90.9% (2013). Trong cùng giai đoạn, thất nghiệp tăng từ 10.1% lên 12%, tăng trưởng từ 2% giảm xuống -0.5%.

Thiếu chiến lược đồng bộ, thị trường Eurozone luôn căng thẳng do nợ xấu không được bảo đảm của ECB (trong khi Quỹ dự trữ liên bang Mỹ thực hiện các chính sách tiền tệ không truyền thống), các gói giải cứu - hỗ trợ cho các quốc gia có rủi ro nợ công cao không đi vào giải quyết triệt để các gốc gác của vấn đề (suy thoái, hiệu quả sử dụng vốn vay, chi tiêu công không hiệu quả), và những bất ổn địa chính trị trên thế giới (mâu thuẫn Nga – Ukraina, sự trỗi dậy của nhà nước Hồi giáo, chiến dịch của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm vô hiệu hóa Nhà nước Hồi giáo trong nội chiến ở Seria và Iraq) là các yếu tố cộng hưởng đẩy lùi quá trình hồi phục kinh tế ở Eurozone.

Thách thức kinh tế ở mỗi nước thành viên là không giống nhau. Thí dụ, ở Hy Lạp thì sự không chắc chắn về chính trị và lựa chọn chính sách kinh tế (Politico-economic uncertainty) là một vấn đề nan giải. Ở Pháp, gói chính sách trách nhiệm và tương hỗ (pacte de responsabilité et de solidarité) giữa chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình nhằm khôi phục tăng trưởng không đạt được sự đồng thuận.

Cùng ôn thi nào các bạn! Cô sẽ tặng 2GP cho những câu trả lời đúng nhé! Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì? A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề. B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang. C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng. D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá. Câu 2: Việc Liên Xô phóng...
Đọc tiếp

Cùng ôn thi nào các bạn! Cô sẽ tặng 2GP cho những câu trả lời đúng nhé!

Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì?

A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang.

C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.

D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.

Câu 2: Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.

B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 3: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng.

B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.

C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.

Câu 4: Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì?

A. Chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.

D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.

Câu 5: Năm 1960 đã đi vào lịch sủ phong trào giải phóng ở châu Phi vì

A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

Câu 6: Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đầu Nha có ý nghĩa như thế nào?

A. Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

B. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

C. Đánh dấu phong trào giải phong trào dân tộc ở châu Phi thắng lợi hoàn toàn.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ ở châu Phi.

Câu 7: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.

B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc.

C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.

Câu 8: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Hoa là gì?

A. Mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế.

B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.

C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế-xã hội.

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu 9: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).

C. Băng Cốc (Thái Lan).

D. Xin-ga-po.

Câu 10: Mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN là

A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.

B. Đẩy mạnh hợp tác. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.

8
3 tháng 5 2019

1.A 2.B 3.C 4.B 5.D 6.C

7.A 8.C 9.A 10.C

12 tháng 5 2019

Câu 1: Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nền kinh tế Liên Xô là gì?

A. Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

B. Nông nghiệp Liên Xô bị tàn phá, ruộng đồng bỏ hoang.

C. Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng.

D. Các nhà máy xí nghiệp bị tàn phá.

Câu 2: Việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.

B. Là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo, mở ra kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa.

D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 3: Điều kiện nào đã tạo thuận lợi cho nhân dân Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các nước Đồng minh tiến vào giải phóng.

B. Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Nam Á.

C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

D. Được sự giúp đỡ của quân Mĩ.

Câu 4: Thắng lợi có ý nghĩa lịch sử trong cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của nhân dân châu Phi là gì?

A. Chủ nghĩa thực dân bị xóa bỏ.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc Nam Phi đã bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.

C. Chủ nghĩa thực dân mới bị xóa bỏ ở châu Phi.

D. Hệ thống thuộc địa bị xóa bỏ ở châu Phi.

Câu 5: Năm 1960 đã đi vào lịch sủ phong trào giải phóng ở châu Phi vì

A. châu Phi là “Lục địa mới trỗi dậy”.

B. tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.

D. có 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.

Câu 6: Sự tan rã các thuộc địa của Bồ Đầu Nha có ý nghĩa như thế nào?

A. Là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

B. Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi.

C. Đánh dấu phong trào giải phong trào dân tộc ở châu Phi thắng lợi hoàn toàn.

D. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ ở châu Phi.

Câu 7: Tình hình nổi bật của các nước châu Á trước Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Tất cả các nước châu Á đều là nước độc lập.

B. Hầu hết các nước châu Á đều chịu sự bóc lột, nô dịch của các nước đế quốc.

C. Các nước châu Á đều là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

D. Các nước châu Á nằm trong mặt trận Đồng minh chống phát xít và đã giành được độc lập.

Câu 8: Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân Trung Hoa là gì?

A. Mở cửa, xây dựng các đặc khu kinh tế.

B. Đầu tư hiện đại hóa quân đội.

C. Đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến hành công nghiệp hóa, phát triển kinh tế-xã hội.

D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Câu 9: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại đâu?

A. Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a).

B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).

C. Băng Cốc (Thái Lan).

D. Xin-ga-po.

Câu 10: Mục tiêu ra đời của tổ chức ASEAN là

A. Giữ gìn hòa bình, an ninh các nước thành viên, củng cố sự hợp tác chính trị, quân sự, giúp đỡ lẫn nhau bảo vệ độc lập chủ quyền.

B. Đẩy mạnh hợp tác. Giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

D. Liên minh với nhau để mở rộng tiềm lực kinh tế, quốc phòng, hợp tác về văn hóa, giáo dục, y tế.

20 tháng 6 2020

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam (1961-1965)

-Chiến tranh đặc biệt: là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội tay sai do ‘‘cố vấn’’ Mỹ chỉ huy, cùng với vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ => nhằm chống lại nhân dân ta, phục vụ lợi ích của Mỹ.
*Âm mưu: dùng người Việt đánh người Việt, Chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta, biến Miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới

Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ

* Chủ trương của ta:

- Kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang,

- Kết hợp giữa tiến công và nổi dậy trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) với 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận).
* Thắng lợi của ta:

- Quân sự: 1962, quân giải phóng đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh... 2/1/1963, thắng lợi vang dội ở Ấp Bắc => dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” liên tiếp lập nên những chiến thắng lớn.

- Chính trị: Từ 8/5/1963, phong trào ở các đô thị lớn phát triển. 1/11/1963, đảo chính lật đổ chính quyền Diệm - Nhu. 1964 - 1965 tiến công chiến lược trên các chiến trường MN. Quân ta làm phá sản chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Phá “Ấp chiến lược” khiêng nhà về làng cũ.

2."Chiến tranh cục bộ" của Mĩ ở Miền Nam (1965-1968)

Nhằm thay cho chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã bị phá sản ở miền Nam, đế quốc Mĩ tiến hành "Chiến tranh cục bộ". * Thủ đoạn của Mỹ: Chiến lược "Chiến tranh cục bộ" là hình thức chiến tranh xâm lược của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng: - Lực lượng quân Mỹ, quân đồng minh,quân Sài gòn. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng. - Quân Mỹ hành quân “tìm diệt” đánh vào căn cứ quân giải phóng . - Mở 2 cuộc phản công vào mùa khô 1965-1966; 1966-1967 bằng các cuộc hành quân “tìm diệt “ và “bình định”. - Mở ngay cuộc hành quân vào căn cứ của quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ * Chiến thắng Vạn Tường ở Quảng Ngãi (8-1965), đã mở đầu cao trào : “Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”. Mở đầu cho chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ nhất 1965-1966:
+ Mỹ mở 5 cuộc hành quân “tìm diệt” vào Khu V và miền Đông Nam Bộ để đánh bại quân giải phóng .
+ Quân dân ta đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng trên khắp mọi nơi. * Quân dân miền Nam chiến thắng ở Mùa khô thứ hai 1966-1967 :

+ Mỹ , quân đội Sài gòn và đồng minh: mở 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định “nhắm vào miền Đông Nam Bộ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti, nhằm tiêu diệt chủ lực và cơ quan đầu não của ta
+ Quân dân ta phản công đánh bại ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt “ và “bình định” của Mỹ, lớn nhất là cuộc hành quân Gian Xơn Xi ti
Kết quả : Sau hai mùa khô, ta loại 24 vạn tên địch, bắn rơi và phá hủy hơn 2.700 máy bay, phá hủy hơn 2.200 xe tăng và xe bọc thép, hơn 3.400 ô tô.

*Tại nông thôn và thành thị :
+ Diệt bọn ác ôn, phá “ấp chiến lược”, đòi Mỹ rút về nước , đòi tự do dân chủ . + Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín Mặt Trận Dân Tộc Giải phóng Miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

3.Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”:

- Từ 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện “Đông Dương hoá chiến tranh”.

- Lực lượng chính là quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

- Quân đội Sài Gòn được sử dụng trong các cuộc hành quân xâm lược Cam- pu- chia (năm 1970), Lào (năm 1971), nhằm thực hiện âm mưu “Dùng người Đông Dương đánh người Đong Dương” của Mỹ.

Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mỹ:

- Ngày 6-6-1969 Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập,được 23 nước công nhận .

-Từ 1969 ,thực hiện di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh cả nước đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ cứu nước .

- Ngày 24 và 25-4-1970 , Hội nghị cấp cao của nhân dân ba nước đoàn kết chống Mỹ họp .

- Ta và Cam-pu-chia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam pu chia của Mỹ và quân đội Sài gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn .

- 3-1971 Việt Nam và Lào , đập tan cuộc hành quân”Lam Sơn -719” chiếm giữ đường 9 –Nam Lào của Mỹ và quân đội Sai gòn .

- Phong trào của nhân dân nổ ra liên tục , rầm rộ ở Sài gòn , Huế ,Đà Nẵng .

- Tại các vùng nông thôn , đồng bằng quần chúng phá “ấp chiến lược”, chống “Bình định” của địch .

10 tháng 11 2021

D nha chị

TK cho em nha

TL:   

   D nha bạn , bạn lm r mà :))

                 ~HT~

[MINI GAME] Câu 1: Nhà Lê lấy Phật giáo, Đạo giáo hay Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để trị nước? Ai là "Trạng nguyên" đầu tiên của nước nhà, được phong đến chức Thái Sư (chức quan cao nhất trong triều đình)? Câu 2: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng được khánh thành vào năm nào? Thuộc ấp, xã, huyện và tỉnh nào? Câu 3: Trang nhật kí điện tử (blog)...
Đọc tiếp

[MINI GAME]

Câu 1: Nhà Lê lấy Phật giáo, Đạo giáo hay Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để trị nước? Ai là "Trạng nguyên" đầu tiên của nước nhà, được phong đến chức Thái Sư (chức quan cao nhất trong triều đình)?

Câu 2: Khu tưởng niệm Cố Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Phạm Hùng được khánh thành vào năm nào? Thuộc ấp, xã, huyện và tỉnh nào?

Câu 3: Trang nhật kí điện tử (blog) thông dụng ở Việt Nam là gì?

Câu 4: Hiện nay những quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là?

Câu 5: Đây là một chương trình được xuất phát từ kết quả của việc bạn sinh viên Nguyễn Phan Hà Châu - Ủy viên Chấp hành Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Sư Phạm Trung ương TP.HCM khi được Trung ương Đoàn lựa chọn tham gia hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" năm 2011 đã mang theo một nắm đất liền ra đảo để góp phần làm cho đảo bớt nhỏ trước biển. Đó là gì?

__________________________________________HẾT_________________________________________

Chú ý: Tuy câu hỏi dài nhưng lời giải rất ngắn gọn nên các bạn chú ý làm bài hiệu quả nhé.
Các bạn tham gia vui lòng làm theo các bước sau:

Giải bài
- Hình thức: có thể là gõ máy.
- Ảnh chụp màn hình.
- Ảnh chụp giấy.
Yêu cầu ảnh rõ ràng , không rõ sẽ không chấm đâu nhé!
Thời gian nhận đáp án bắt đầu từ ngày đăng và kết thúc vào 20:00 (ngày 24/03/2020)

Cách tính giải: Theo lượng like của thành viên. Ai lượng like cao nhất sẽ tương ứng được giải nhất nhì ba. Trong tường hợp bằng nhau thì sẽ xem xét và quyết định bạn nào được giải. Đặc biệt phải nêu ra ít nhất một ý tưởng phát triển HOC24.

GIẢI THƯỞNG :
1 giải nhất: 10GP
1 giải nhì: 5GP
1 giải ba: 3GP
Chúc các bạn được giải thưởng.

18
23 tháng 3 2020

nói vui thôi nha ,thực ra mình cũng không quan tâm đến gp gì đâu nhưng thấy phần thưởng đấy hơi to.Không bt là do tranh dành gp hay gì mà cứ ai trl câu nào thì lại khịa câu đó.Là mini game th mà,sao khịa nhau hoài vậy,kết quả hay giải thưởng đều là do sự quyết định của ng tổ chức,ng lập ra cái này chưa nói gì mà mấy cậu đã đổ xô nói này nói kia ,nhìn xem có nhiêu câu trl thì có bấy nhiêu phần bl là coppy,nực cười vậy.Mình cũng định trả lời rồi đó nhưng sợ mấy c nói quá trời nên thôi.

ý kiến riêng của mk th nha,ai không qtam mặc kệ và ai qtam đọc rồi thì đừng nói j sợ nhận gạch lắm hahah!

23 tháng 3 2020

Anh ơi, em xin ý kiến tí ạ. Thấy người khác copy thì báo em thấy nó không sai vì có thể người tổ chức trong quá trình chấm nhiều bài sẽ bỏ sót và cho bài copy đậu hoặc bạn đó copy từ nguồn nào đó mà BTC không tìm ra thì các bạn khác báo nó hoàn toàn đúng ạ. Em nghĩ nếu bài nào copy thì loại luôn (hoặc xóa luôn bài đó nếu cần thiết) và thông báo với mấy bạn nếu phát hiện tình trạng copy thì ib riêng với BTC để BTC xử lí.

Ý kiến riêng thôi ạ, anh có thể cân nhắc nếu nó thích hợp còn không thì coi như chưa đọc cũng được ạ :)))