K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2022

a.Từ láy:quây quần,vồ vập,khinh khỉnh

b.BPTT:So sánh:"không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn."

Tác dụng:+Giúp cho câu văn sinh động hơn

                +Làm cho câu văn thêm gợi hình,gợi cảm hơn

c."Nam quốc sơn hà"khẳng định độc lập chủ quyền của đất nước ta

29 tháng 4 2022

BPTT là so sánh đk bn

“Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và  chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh  như các em họ của Sơn.         Thằng Cúc , thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi...
Đọc tiếp

“Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập.Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và  chị vẫn thân mật chơi đùa với lũ trẻ, chứ không kiêu kì và khinh khỉnh  như các em họ của Sơn.

 

        Thằng Cúc , thằng Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm  bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng  ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ.. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại, và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi.Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên,hàm răng đập vào nhau”. Tìm các từ ghép có nghĩa tổng hợp có trong phần trích trên?

0
9 tháng 5 2022

Lũ trẻ có vẻ như ghen tị, xa lánh với Sơn và chị vì Chị em của họ giàu còn chúng thì nghèo

Nhận xét của em về lũ trẻ:

Lũ trẻ có vẻ như ghen tị và xa lánh với Sơn và chị Sơn vì chúng nghĩ chị em Sơn giàu hơn còn chúng thì nghèo khổ

 

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“… Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên. Tôi quyết định làm một việc mà tôi vẫn coi khinh: xem trộm những bức tranh của Mèo. Dường như mọi thứ có trong ngôi nhà của chúng tôi đều được nó đưa vào tranh. Mặc dù nó vẽ bằng những nét to tướng, nhưng ngay cả cái bát múc cám lợn, sứt một miếng cũng trở nên ngộ nghĩnh. Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến …” (Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh – Ngữ văn 6, tập 2)
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
b. Trong đoạn trích, người anh đã bộc lộ thái độ chưa tốt đối với em gái của mình? Em hãy viết một lời khuyên có ý nghĩa cho người anh trai này để anh ấy thay đổi.

1
22 tháng 2 2018

a biểu cảm

b Đây là biểu hiện của lòng tự ái và mặc cảm tự ti khi thấy người khác có tài năng nổi bật hơn mình. Sự đố kị ấy khiến cho người anh thấy không thể thân thiện được với em gái mình như trước nhưng cậu ta không thể không quan tâm đến những bức tranh do Mèo vẽ.

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0
18 tháng 3 2020

a) Hành trình của bầy ong

    Nguyễn Đức Mậu

b) Thăm thẳm, bập bùng, dịu dàng

   Làm tôn lên vẻ đẹp của thiên nhiên, tăng thêm sức hấp dẫn cho sự diễn đạt, lôi cuốn nguời đọc

c) Nhân hoá: hàng cây-dịu dàng

    Điệp ngữl ặp: tìm nơi

Trong khổ thơ thứ hai tác giả sử dụng  ba lần từ “ tìm nơi” như một lời khẳng định sự tìm tòi không ngừng nghỉ của bầy ong trong hành trình tìm mật ngọt dâng đời. Hình ảnh hàng cây chắn bão chắc chắn như những chú bộ đội bảo vệ Tổ quốc cũng có những loài hoa đẹp, dịu dàng. Bên bờ biển với màu hoa dịu dàng của loài cây chắn bão, những nơi quần đảo khơi xa bầy ong cũng tới để tìm mật ngọt.

19 tháng 3 2020

cảm ơn bạn rất nhiều

 A lô! Tôi nói các bạn nghe rõ không. Mà .. tôi có nói đâu mà nghe được với chả không nghe được. Hì. Khổ lắm các bác ạ, tôi ở nhà mà như bị tra tấn với cả núi bài tập chất chồng. Lại có mấy bài tôi không hiểu chứ nên muốn nhờ mấy cao thủ tài tình của online maths giúp ấy màE, hèm. Mong các bác giúp đỡ tận tình. Ánh đây không ngại tặng các bạn một tích. Rồi rồi, bài này là văn...
Đọc tiếp

 A lô! Tôi nói các bạn nghe rõ không. Mà .. tôi có nói đâu mà nghe được với chả không nghe được. Hì. Khổ lắm các bác ạ, tôi ở nhà mà như bị tra tấn với cả núi bài tập chất chồng. Lại có mấy bài tôi không hiểu chứ nên muốn nhờ mấy cao thủ tài tình của online maths giúp ấy mà

E, hèm. Mong các bác giúp đỡ tận tình. Ánh đây không ngại tặng các bạn một tích. Rồi rồi, bài này là văn nha. 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chắt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”.
(Ngữ văn 6, tập 2)
a.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
b. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên bằng một câu văn.
c. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh đó.
d. Em hãy viết đoạn văn (8-10 câu)nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh và một danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.

Được roài. Các bạn có thể không làm đoạn văn cug đc. Tôi tự làm ha. Giúp với. Sắp đến hạn thu bài rồi. Mấy cao thủ ơi!

 

1
17 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản " Vượt thác " của tác giả Võ Quảng

2. Đoạn văn nói về thao tác và kĩ năng vượt thác đầy điêu luyện của Dượng Hương Thư

3. Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là :

- Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

- Tác dụng : những hình ảnh so sánh có tác dụng gợi hình gợi cảm, miêu tả Dượng Hương Thư  rất sinh động, cụ thể. Nhân vật Dượng Hương Thư  hiện lên với vẻ nhanh nhẹn, dưt khoát. Dượng Hương Thư  được so sanh cơi pho tượng đồng đúc nhằm tả vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ. Còn so sánh: " Dượng Hương Thư với hiệp sĩ... hùng vĩ" nhằm gợi vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên.

4. Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, đoạn văn miêu tả Dượng Hương Thư khi đang vượt thác quả thực là một đoạn văn hay và giàu sức gợi . Dượng Hương Thư vốn là một người lao động bình thường của quê hương, nhưng điều đặc biệt ở nhân vật này là khi bước chân vào cuộc hành trình vượt thác thì nhân vật không còn là một con người nhỏ bé, bình thường nữa mà trở nên thật lớn lao, hùng vĩ khi dám can đảm một mình chống lại thiên nhiên. Nhà văn đã dùng hình ảnh so sánh thật độc đáo và ấn tượng :" Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. " Chỉ với một câu văn ấy thôi, người đọc cảm nhận được sự nhanh nhẹn, dưt khoát của nhân vật, cùng với đó là vóc dáng khỏe khắn, gân guốc, mạnh mẽ.  Tất cả gợi lên vẻ mạnh mẽ, tư thế hào hùng của nhân vật đang chế ngự thiên nhiên. Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
 

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là...
Đọc tiếp

BT2. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
    “[…] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rót lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quẳng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”
    Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành.”
                                                                   (Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được dùng trong đoạn văn trên.
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong câu văn sau và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh đó.
     “Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con hiền lành”.
Câu 4. Từ đoạn trích cùng hiểu biết của mình, em thấy biển, đảo nước ta có đặc điểm gì? Mỗi chúng ta có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ biển đảo? Viết đoạn văn khoảng 5 câu.

 

0
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).

0