Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới<...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2017

Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:

- Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo

- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”

- Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.

- Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:

    + Người lính – súng – vầng trăng

    + Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm

    + Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước

- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.

27 tháng 9 2017

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

20 tháng 7 2018

Hình ảnh người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp:

    - Xuất thân từ người nông dân nghèo, tự nguyện đến với cuộc kháng chiến chống Pháp.

    - Cuộc sống gian nan, vất vả và gian khổ, thiếu thốn.

    - Có sự gắn kết bền chặt tình cảm đồng chí, đồng đội, tinh thần chiến đấu.

    - Trong khó khăn vẫn hiện hữu vẻ đẹp của sự sẻ chia, đoàn kết trên những gian khổ, hi sinh.

16 tháng 11 2021

Vẻ đẹp dũng cảm, anh hùng của người lính. Trong chiến trường, hình tượng người lính càng hùng càng đẹp.

8 tháng 9 2021

Trong chuyện cuộc chia tay của những con búp bê chi tiết nào khiến em xúc động nhất?Vì sao

4 tháng 1 2022

I. Mở bài:

Giới thiệu đôi nét về tác giả Chính Hữu, bài thơ Đồng chí.Nêu vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở phần kết của tác phẩm.

II. Thân bài:

- Đoạn cuối nói về biểu tượng của tình đồng chí

- Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.

- Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ.

- Rừng hoang sương muối: gợi sự khốc liệt, khắc nghiệt của thiên nhiên, của chiến tranh.

- “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn:

“Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ.Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

III. Kết bài:

Khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đoạn thơ.
Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

a) Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

1
6 tháng 2 2018

a. Các đề bài trên có cấu tạo chia làm hai loại. Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì, ... Một loại đề không đưa ra yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể (Đề 4, 7).