Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa nhằm nói lên tích cực, và hạn chế văn hóa Việt Nam
- Tích cực:
+ Tính thiết thực: văn hóa gắn bó với đời sống cộng đồng
+ Có nét linh hoạt: thẩm thấu tích cực, cải biến cho phù hợp với đời sống người Việt
+ Dung hòa: giá trị nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau
Hạn chế: Thiếu sức sáng tạo vĩ đại, phi phàm
- Tích cực:
+ Tính thiết thực:Khiến văn hóa VN gắn bó sâu sắc với cộng đồng.
+ Tính linh hoạt: khả năng tiếp biến nhiều giá trị văn hóa khác nhau để hình thành bản sắc.
+ Tính dung hòa: các giá trị văn hóa nội sinh, ngoại sinh không loại trừ nhau.
- Hạn chế: thiếu sáng tạo phi phàm, kì vĩ và những đặc sắc nổi bật.
Nhận định này vừa nói lên mặt tích cực vừa tiềm ẩn mặt hạn chế của văn hóa Việt Nam:
Mặt tích cực:
+ Vì tính thiết thực trong quá trình sáng tạo và tiếp biến các giá trị văn hóa khiến văn hóa Việt gắn bó sâu sắc với đời sống của cộng đồng, của từng chủ thể văn hóa.
+ Tính linh hoạt của văn hóa Việt biểu hiện rõ ở khả năng tiếp biến các giá trị văn hóa thuộc nhiều nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt : Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và sau này cả Kitô giáo , Hồi giáo đều có chỗ đứng trong đời sống của văn
hóa Việt.
+ Vì dung hòa : Nên các giá trị văn hóa Việt thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau trong đời sống văn hóa Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa các giá trị này để tạo nên sự hài hòa, bình ổn trong đời sống văn hóa.Vì vậy văn hóa Việt Nam giàu giá trị nhân bản, không sa
vào tình trạng cực đoan, cuồng tín.
+ Mặt hạn chế :
Vì quá thiếu các sáng tạo nên không đạt đến những giá trị phi phàm kì vĩ. Vì luôn dung hòa nên văn hóa Việt không có những giá trị đặc sắc nổi bật.
|
|
Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc
Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:
+ Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát
+ Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc
- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình
Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện như sau:
- Tôn giáo: Tôn giáo hay triết học ở nước ta đều không phát triển bởi người Việt không cuồng tín tôn giáo mà cũng chẳng say mê triết học.
- Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, tất cả đều chưa phát triển đến độ trở thành truyền thống.
- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca – nghệ thuật cũng không phát triển đến tuyệt kĩ. Người ta yêu nghệ thuật, dễ dàng làm được dăm ba câu thơ nhưng ít người gắn bó, kiếm tiền được từ nghề này...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/soan-van-12-nhin-ve-von-van-hoa-dan-toc
+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc
+ Đồng hóa: tiếp thu cách chủ động, có sàng lọc, giá trị văn hóa bên ngoài
+ Khẳng định của tác giả: có căn cứ, cơ sở
+ Dân tộc trải qua thời gian bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa
→ Không chỉ trông cậy vào sự tạo tác
+ Tiếp thu văn hóa từ bên ngoài nhưng không rập khuôn máy móc mà có sự chọn lọc, biến đổi phù hợp
- Trong chữ viết, thơ ca
+ Tiếp thu chữ Hán → sáng tạo ra chữ Nôm
+ Tiếp thu các thể loại văn học Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú → sáng tạo song thất lục bát, biến thể thơ bát cú
Cảm ơn sự nhiệt tình của anh vì gần đến kì thi THPTQG đã đăng rất nhiều học liệu có ích về môn Văn. Thật ra mấy đề của các tỉnh hên xui sẽ có thể trúng vào bài thi THPTQG nên cứ xem qua các đề tỉnh một chút biết đâu bất ngờ.
XEM THÊM - [NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI HỌC VĂN TRONG GIAI ĐOẠN NƯỚC RÚT]: https://hoc24.vn/cau-hoi/nhung-dieu-can-biet-khi-hoc-van-trong-giai-doan-nuoc-rutday-la-kinh-nghiem-ca-nhan-cua-anh-pop-trong-giai-doan-nuoc-rut-hoc-mon-ngu-van-on-thi-thptq.8086541123947
Câu hỏi mới này để tất cả các phần của 1 đề cùng nằm trong 1 trang như bình thường nhé ! E vx chx hiểu câu này lắm ạ !
+ Tạo tác: sự sáng tạo của dân tộc.
+ Đồng hóa: tiếp thu một cách chủ động, có sàng lọc những giá trị văn hóa bên ngoài.
- Khẳng định của tác giả: có cơ sở và căn cứ.
+ Dân tộc ta trải qua thời gian dài bị đô hộ, đồng hóa, nhiều giá trị văn hóa bị mai một, xóa nhòa => không thể chỉ trông cậy vào sự tạo tác.
+ Chúng ta tiếp thu văn hóa bên ngoài những không rập khuôn và máy móc mà có sự chọn lọc và biến đổi cho phù hợp.
Ví dụ:
- Trong chữ viết, thơ ca:
+ Tiếp thu chữ Hán và dùng trong thời gian dài => sau đó sáng tạo ra chữ Nôm.
+ Tiếp thu các thể loại văn học của Trung Quốc: thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú ... => sáng tạo ra song thất lục bát, những biến thể trong thơ bát cú....
Đề và lời giải môn Văn sở Nam Định lần 1: https://www.facebook.com/groups/tailieuolm/permalink/836315307503008/