Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài tham khảo
a. Mở bài:
- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.
b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn…
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:
Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.
A, Mở bài:
Nêu định nghĩa về lòng khoan dung hoặc có thể là 1 trích dẫn về nhân vật nào đó trong 1 tác phẩm văn học nhưng nói chung nói lên dc tính khái quát và giới thiệu dc về lòng khoan dung
B, Thân bài:
- Giải thích:
Khoan dung là thái độ, lẽ sống cao đẹp. Bao dung không ngoài sự tha thứ, là sự rộng lượng trước những khuyết điểm, lỗi lầm của người khác.
- Những biểu hiện của lòng khoan dung:
– Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng; là biết nhường nhịn, thậm chí hi sinh cho người khác.
– Và cao hơn nữa, khoan dung chính là tha thứ, cảm thông trước những sai trái của người khác gây ra cho mình hay xã hội.
– Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, ganh ghét…
- Vì sao cần phải có lòng khoan dung:
– Khoan dung chính là một trong những phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng. Đã trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Dẫn chứng: Áng thiên cổ hùng văn năm nào- “Bình Ngô đại cáo” là những trang văn thật đẹp về lòng khoan dung, độ lượng khi nói về việc ta đã “mở đường hiều sinh”, tha chết cho giặc Minh tàn bạo.
– Vì đã là con người thì chân lý “nhân vô thập toàn” là đúng đắn, ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Đặc biệt hơn, cuộc sống hiện tại với nhịp độ hối hả, tất bật, con người dễ bị cuốn vào cuồng quay của thời gian, công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Họ rất dễ vi phạm những giá trị của cuộc sống. Nên những người mắc sai lầm họ cần lắm những tấm lòng nhân ái, khoan dung để có cơ hội sửa chữa lỗi lầm, tìm lại những giá trị chân chính của cuộc sống.
Dẫn chứng: Sự tha thứ của những người làm cha, làm mẹ trước những sai trái của con cái. Tấm lòng tha thứ của thầy cô khi học trò có những biểu hiện thiếu lễ độ.
– Khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người lầm lỗi có cơ hội thay đổi mình, trở thành người tốt hơn mà ngay bản thân mình cũng cảm thấy thanh thản, yên ổn tâm hồn. Để tình cảm con người ngày càng được thắt chặt. Xã hội cũng vì thế mà trở nên thanh bình, yên ổn.
- Mở rộng:
– Những người có tấm lòng khoan dung bao giờ cũng có cảm giác rất thư thái, nhẹ nhõm trong tâm hồn. Vì họ luôn nhìn biểu hiện sai trái, những hành vi xấu xa của mọi người bằng cái nhìn của sự đồng cảm và sẻ chia.
– Nhưng khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những chuẩn mực đời sống, đạo đức con người.
– Phê phán:
+ Những kẻ sống vô cảm, không quan tâm đến những người xung quanh.
+ Những kẻ chuyên chỉ lợi dụng lòng khoan dung của mọi người để thực hiện những mưu đồ đen tối, nguy hiểm sẽ bị xã hội lên án.
- Phương hướng
– Mọi người hãy thực hành ngay lẽ sống khoan dung trong đời sống, bởi vì đó cũng là một phương thuốc hữu hiệu giúp cuộc sống chúng ta bình yên hơn.
C, Kết bài:
Lòng khoan dung là một trong những phẩm chất đẹp của con người, chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Nhờ có lòng khoan dung mà con người trở nên gần gũi hơn.
Bản thân mỗi chúng ta phải không ngừng tự rèn luyện bản thân, phấn đấu để bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Có thể nói lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
1:
-Ý nghĩa nhan đề : Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước.
-Trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của nhà văn Nguyễn Thành Long, tác giả đã không gọi tên các nhân vật cụ thể mà chỉ nêu tên nghề nghiệp của từng nhân vật, đó giống như dụ ý nghệ thuật của tác giả. Chủ đề của tác phẩm là ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động âm thầm, lặng lẽ đóng góp sức lực, trí tuệ của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tiêu biểu như nhân vật anh thanh niên, thêm vào đó là cô kĩ sư, người họa sĩ già, hay những nhân vật xuất hiện gián tiếp khác. Qua đây nàh văn không chỉ nêu tên một con người cụ thể, giống như anh thanh niên chính là đại diện của tầng lớp thanh
niên yêu nước thời bấy giờ. Họ đều là những con người lí tưởng, cao đẹp mà tác gải muốn đề cập và tán dương.
Trong muôn vàn điều tốt đẹp mà cuộc đời mang lại cho mỗi người có lẽ hòa bình chính là món quà vô giá nhất. Vậy hòa bình là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới mỗi con người? Hòa bình là trạng thái bình yên, không có bạo loạn hay xung đột quân sự. Chỉ khi có được hòa bình, con người mới có thể sống trong điều kiện tốt nhất, không phải chịu nỗi đau mất mát, chia li như trong chiến tranh và thoải mái theo đuổi đam mê của riêng mình. Đó cũng chính là lí do tại sao trên thế giới hiện nay luôn có những tổ chức, cá nhân đấu tranh không ngừng nghỉ vì một nền hòa bình bền vững cho tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ. Kailash Satyarthi – nhà vận động chống nạn bóc lột trẻ em ở Ấn Độ, Malala Yousafzai – cô bé 17 tuổi dám đối đầu với Taliban để giành lại bình yên cho vùng thung lũng Swat, Pakistan, Tổng thống Mexico với nỗ lực không ngừng nghỉ trong công cuộc hòa giải dân tộc,…Điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại có lẽ không thể nào phủ nhận được. vậy nhưng tại sao trên thế giới luôn có những cuộc xung đột vũ trang. Phải chăng vì muốn bành trướng thế lực, vì lợi ích cá nhân của một nhóm người. Dù là gì thì cuối cùng nỗi tang thương vẫn sẽ là những người dân vô tội. Vậy tại sao mỗi cá nhân không hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình cho mỗi quốc gia dân tộc. Muốn vậy trước hết chúng cần sống yêu thương, xóa bỏ nghi kị cũng như chủ nghĩa cá nhân để cùng chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bởi đúng như Ralph Waldo Emerson từng nói: “Hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu”.
Học tập là công việc suốt đời đối với mỗi một con người. Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Nhưng phải học như thế nào cho đúng? Dân gian ta đã từng nhắc nhở: "Học đi đôi với hành". Chúng ta cần hiểu như thế nào về phương pháp học này?Học là quá trình chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại. Nội dung học là các kiến thức nhân loại được chọn lọc (được phân loại thành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) cùng với đó là các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng. Quá trình này nhằm đến một cái đích là làm phong phú những hiểu biết của con người, giúp phát triển vẹn toàn nhân cách và đặc biệt việc học trang bị cho mỗi chúng ta những kiến thức, những kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó tham gia vào hoạt động sản xuất của xã hội đem đến lợi ích cho bản thân, cho gia đình và cho đất nước. Như vậy, “học” ở đây được hiểu là gắn với vấn đề lí thuyết. Người học giỏi thường được hiểu là người nắm được nhiều nội dung lí thuyết.................................................................
Đúng là con người chúng ta có đi hết năm châu bốn bể cũng không thể nào đi hết, hiểu hết, thấu hết tấm lòng bao la vĩnh cửu của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng nhỏ bé như ai nhưng bên trong đó là cả một biển trởi yêu thương và hi sinh vì con. Bởi vậy, Bersot nói: "Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ".
Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹKì quan là công trình kiến trúc hoặc cảnh vật đẹp đến mức kì lạ hiếm thấy và trên vũ trụ bao la rộng lớn này có vô vàn những kì quan như thế. Có điều những kì quan ấy là những thứ mà ta có thể sờ, nắm được và nó có hạn, ta có thể đi thăm quan hết được đồng thời đó cũng là những thứ không có giá trị vĩnh cửu. Nhưng khi so sánh trái tim người mẹ là kì quan đẹp nhất, ta biết rằng kì quan ấy là kì quan đẹp nhất bởi đây là kì quan vĩnh cửu, vô hạn, cả đời của con người dù có bao nhiêu thời gian đi nữa thì cũng không bao giờ có thể đi hết được trái tim của người mẹ.
Trên thế gian này có lẽ nơi rộng lớn nhất chính là tấm lòng mẹ cha, cho dù dành cả đời để khám phá và tìm hiểu con người ta cũng mãi mãi không thể hiểu hết. Nơi chân trời góc bể nào con người ta cũng có thể chinh phục được chỉ là vấn đề thời gian, chỉ có trái tim của mẹ là chẳng có một nhà thám hiểm nào khám phá hết, chẳng có một nhà khoa học nào lại có thể cắt nghĩa hết. Trái tim ấy đã dành trọn cho đứa con của mình ngay cả từ những ngày mà con còn nằm trong bụng mẹ, chưa thành hình. Rồi khi con dần lớn lên, trưởng thành, trái tim ấy không chỉ yêu thương con hết mực mà còn hi sinh cho con vô điều kiện, Trên đời này không có bữa ăn nào là miễn phí, không ai quan tâm hay cho không bạn bất kì điều gì chỉ có mẹ cha là yêu thương và mãi đùm bọc ta vô điều kiện mà thôi. Trái tim ấy là trái tim vị tha nhất trên cuộc đời, ta có thể làm sai nhiều điều ngoài kia nhưng về nhà của mình, có một trái tim sẽ luôn luôn thứ tha và bảo bọc bạn đó chính là trái tim của người mẹ. Trái tim của mẹ cũng là thịt, là máu như trái tim của bất kì ai nhưng trái tim ấy lại chứa đựng biết bao nhiêu tình thương, sự hi sinh vô bờ bến mà không thể đo đếm được.
Chúng ta chắc ai cũng còn nhớ câu chuyện về người mẹ yêu thương con đến mức thà hi sinh tất cả từ sức khỏe, thanh xuân đến cả đôi mắt của mình chỉ để tìm đến Thần Chết cầu xin ông ta đừng cướp đi đứa con của mình. Người mẹ nhỏ bé, yếu ớt ấy lại có một trái tim nóng ấm bao la đến vậy, và tất cả những tình yêu thương và sự hi sinh ấy đều chỉ đặt lên người đứa con của mình thôi. Quả là:
Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha.
Trái tim của mẹ chính là kì quan đẹp nhất thế giới mà kì quan ấy lại ngay gần bên chúng ta vì vậy hãy tìm hiểu và bảo vệ cho kì quan ấy mãi mãi tươi đẹp và hạnh phúc, hãy làm cho trái tim mẹ được thanh thản và bình yên nhất có thể.
Hãy ghi nhớ câu nói của Bersot “Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ”. Vì vậy đừng tìm kiếm những kì quan đâu xa mà hãy về nhà và làm cho trái tim của mẹ được hạnh phúc.
“Tuyệt phẩm” là phẩm chất đẹp nhất, tuyệt vời nhất không còn gì đẹp hơn. Tuyệt vời hơn một vẻ đẹp tuyệt đối. Câu nói của Bớc-na-sô chắc hẳn đã làm cho mọi người phải lần giở lại những trải nghiệm của mình, những tình cảm mà người mẹ vĩ đại của mình dành cho. Trái tim mẹ là biểu tượng đẹp đẽ của lòng yêu thương, đức hi sinh cao cả. Nếu những kì quan thế giới cổ đại làm cho ta choáng ngợp, kinh ngạc bởi hình khối, nghệ thuật chạm trổ, … sáng tạo độc đáo của con người thì trái tim người mẹ luôn để lại cho con những ấn tượng sâu nặng về một tâm hồn cao cả. Không chỉ vậy, đó còn là sự ngưỡng mộ, trân trọng một con người sao có trái tim cao cả đến vậy. Nếu kì quan của thế giới là sản phẩm vật chất có thể bị tàn lụi, bị hủy hoại bởi thăng trầm của thời gian thì “trái tim người mẹ” luôn sống mãi trong tâm tưởng mỗi con người.
Trước hết, lí do mà “trái tim người mẹ” là “kì quan tuyệt phẩm nhất” bởi ở đó tình yêu thương hiện lên đậm đặc nhất. Đúng vậy, đứa con là máu thịt của người mẹ. Mẹ đã phải mang nặng hơn chín tháng, rồi phải dứt ruột mới có được một tiểu thiên thần bé nhỏ, non nớt ấy sao? Đối với mẹ, con là tất cả. Trong tim mẹ, tình cảm thiêng liêng nhất là tình mẫu tử, vì vậy có người mẹ nào mà không yêu con một tình yêu thương bao la vô bờ bến. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành, tinh khiết, được chắt lọc tự trong trái tim, ru con bằng những lời ru thiết tha, ngọt ngào mà trìu mến. Con lớn lên, được hoàn thiện cả về thể chất và tâm hồn là nhờ có tình thương bao la, sự đùm bọc, che chở, vỗ về của mẹ dành cho. Tình yêu mẹ dành cho “hòn máu cắt đôi” này thật tự nhiên mà cao cả vô cùng, theo suốt con cả cuộc đời. Con hiểu được niềm hạnh phúc, vui sướng, đau khổ xen lẫn, chen chúc, xô đẩy trên nét mặt mẹ. Ánh mắt mẹ luôn dõi theo từng bước đi của con, đó là ánh mắt hi vọng, tin tưởng một điều gì đó ở đứa con khờ dại. Mẹ hi vọng khi con cất tiếng gọi mẹ đầu tiên, khi con lớn hơn một chút mẹ mong con tự đứng dậy sau khi ngã, còn rất nhiều, nhiều nữa những mong mỏi của mẹ. Tất cả đều xuất phát trong tình yêu thương vô bờ của mẹ dành cho con.
Trái tim người mẹ là kì quan tuyệt phẩm nhất, ở đó con thấy được đức hi sinh cao cả. Mẹ luôn đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con mà bản thân mình lại luôn phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ. Mẹ đâu quản khó nhọc của nắng mưa, gió bão, những khắc nghiệt của cuộc đời, người mẹ ấy vẫn lặn lội cho cuộc sống mưu sinh… Hình ảnh “Con cò lặn lội bờ sông” trong ca dao là biểu tượng cho những vất vả, khó nhọc của người mẹ. Trái tim mẹ có thể có nhiều vết thương vì những cực nhọc về thân thể, những lo âu, suy nghĩ trăn trở, dằn vặt về tâm hồn… Nhưng chỉ cần một nụ cười rạng rỡ trên đôi môi con là đủ xóa tan mọi buồn phiền, những nếp nhăn, những vết chân chim in hằn trên khuôn mặt rám sạm của mẹ…; và cũng chính niềm hạnh phúc bé nhỏ ấy đủ để vá lại những vết thương bao ngày qua. Niềm hạnh phúc ấy tiếp thêm sức mạnh cho cha mẹ làm việc hăng say hơn, yêu đời hơn.
Trái tim người mẹ quả là cao cả. Trái tim ấy luôn cho và nhận nhưng con thấy mẹ cho nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu. Có lẽ bà mẹ nào cũng vậy, họ chỉ biết hi sinh cho gia đình, cho hạnh phúc của con cái.
Ý kiến của Bớc-na-sô thật đúng: dù những công trình cổ đại có hoành tráng vĩ đại đến mấy nhưng vẫn không thể bằng được trái tim của người mẹ thương con, hi sinh vì con. Nó sẽ mãi đúng và phù hợp với mọi thời đại vì sứ mạng của người mẹ là vì con, yêu thương và che chở cho con. Câu nói phản ánh một tư tưởng nhân sinh tích cực làm cơ sở cho mọi hành động, suy nghĩ của con người, hướng con người đến sự cao cả, cao thượng của nhân cách và tâm hồn.
Chắc chắn rằng cũng sẽ có những trái tim không phải là kì quan tuyệt phẩm Bởi trong xã hội ngày nay có không ít những trường hợp mẹ bỏ con để chạy theo cuộc tình khác, khiến con cái bơ vơ, lạc lõng giữa cuộc đời. Hay có những người mẹ chỉ biết lao vào làm kinh tế mà bỏ bê con cái; và trong những trường hợp đó người mẹ đã quên đi chức năng và nghĩa vụ đối với con cái của mình…
Câu nói của Bớc-na-sô vừa muốn đề cao, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn người mẹ vừa muốn thức tỉnh những trái tim người mẹ chưa tìm thấy chuẩn mực về cái đẹp, cái cao thượng trong tâm hồn.
Một trái tim có thể trở thành một kì quan tuyệt phẩm hay không là nhờ tình cảm có đạt đến độ “tuyệt phẩm” hay không. Tình cảm mẹ dành cho con tình mẫu tử mãi là tình cảm đẹp nhất của con người, vậy nên nó mãi là kì quan tuyệt phẩm nhất.