K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ SỐ 03

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ thuộc chủ đề tự nhiên?

    A. Biển khơi, mặt trời, con thuyền, hải âu.

    B. Rừng xanh, cổ thụ, chim chóc, dòng suối.

    C. Vầng trăng, ánh sao, vệ tinh, hành tinh.

    D. Hạn hán, lũ lụt, phá rừng, động đất.

Câu 2. Câu văn sau có mấy quan hệ từ?

Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn,

về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày

đêm."

A. Hai                              B. Ba.                       C. Bốn.                       D. Năm.

Câu 3. Câu nào dưới đây là câu cảm thán?

A. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

B. Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó có một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó

là những cánh buồm.

C. Ơi con sông quê, dạt dào như lòng mẹ!.

D. Tôi không biết làm sao để trở về bên dòng sông yêu thương ấy.

Câu 4. Dấu gạch ngang trong hai câu thơ sau có tác dụng gì?

                                      “Thân dừa bạc phếch tháng năm

                                      Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao”

                                                                          (Trích Cây dừa, Trần Đăng Khoa,                                             Tiếng Việt 3, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

A. Đánh dấu sự chuyển tiếp giữa chủ ngữ và vị ngữ.

B. Đánh dấu sự kết nối giữa hai vế của một phép so sánh.

C. Đánh dấu lời thoại trực tiếp.

D. Đánh dấu các thành phần trong dãy liệt kê.

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lưng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.”

                                                (Trích Mùa thảo quả, Ma Văn Kháng,Tiếng Việt 5,                                                           tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Sắp xếp các từ trong dãy từ sau thành ba nhóm phân theo cấu tạo của từ: gió

tây, lướt thướt, triền núi, ngọt lựng, thơm nồng, thôn xóm, cây cỏ, đất trời, hương

thơm, ủ ấp, nếp khăn.

b) Từ nào xuất hiện trong tất cả các câu trong đoạn văn trên? Việc lặp lại từ đó

giúp em cảm nhận điều gì thú vị của thảo quả?

Bài 2. (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                             “Dù giáp mặt cùng biển rộng

                             Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

                             Lá xanh mỗi lần trôi xuống

                             Bỗng ... nhớ một vùng núi non

                                                   (Trích Cửa sông, Quang Huy, Tiếng Việt 5, tập                                                                             hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Giải nghĩa từ “cội nguồn” trong đoạn thơ trên. Tìm một từ đồng nghĩa với từ

“cội nguồn”.

b) Nội dung của đoạn thơ trên gợi cho ta liên tưởng tới một câu tục ngữ về đạo lí

sống tốt đẹp của dân tộc ta. Hãy ghi lại câu tục ngữ đó.

c) Câu thơ cuối đoạn thơ trên có hai dấu chấm lửng (...). Nêu tác dụng của các dấu

chấm lửng đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Bài 3. (3,0 điểm)

Thủ đô Hà Nội thân yêu đã có lịch sử hơn ngàn năm tuổi. Em hãy viết đoạn văn

(khoảng 7-10 câu) tả lại một công trình kiến trúc cổ kính của Hà Nội mà em có dịp

quan sát.

 

ĐỀ SỐ 04

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Tổ hợp nào sau đây là thành ngữ?

    A. Ăn tốc học hay.                                       B. Học một biết mười.

    C. Học ăn, học nói, học gói, học mở.          D. Học đi đôi với hành.

Câu 2. Dòng nào sau đây không gồm các từ đồng nghĩa?

    A. Tàu hoả, xe lửa, hoả xa.                          B. Má, u, bầm, mẹ.

    C. Cho, biếu, tặng                                     D. Ăn, xơi, chén, cắn.

Câu 3. Câu nào dưới đây có cấu tạo ngữ pháp khác với những câu còn lại?

    A. Qua khe giấu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói.

    B. Mùa xuân, cây gạo gọi về bao nhiêu là chim.

    C. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.

    D. Từ xa, tiến lại hai đứa bé.

Câu 4. Dấu chấm lửng (...) trong câu thơ sau có tác dụng gì?

                                      “Hạt gạo làng ta

                                      Có vị phù sa

                                      Của sông Kinh Thầy

                                      Có hương sen thơm

                                      Trong hồ nước đầy

                                      Có lời mẹ hát

                                      Ngọt bùi đắng cay...”

                                                          (Trích Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa,                                                        Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

    A. Đánh dấu phần còn thiếu trong dãy liệt kê.

    B. Biểu thị sự ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.

    C. Giãn nhịp câu thơ, chuẩn bị cho một nội dung bất ngờ.

    D. Ghi lại đoạn kéo dài của một âm thanh.

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (3,0 điểm)

Dọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    “Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông rét mấy

cũng chỉ hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với

nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác.”

                                                                                  ( Trích Cô Chấm, Đào Vũ,                                                                     Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Qua đoạn văn trên, em thấy cô Chấm là người có tính cách như thế nào?

b) Câu văn in đậm trong đoạn văn trên được liên kết với câu khác bằng phép liên

kết nào? Chỉ ra từ ngữ liên kết.

c) Xét theo cấu tạo, câu văn “Mùa hè một áo cánh nâu.” thuộc kiểu câu gì?

Bài 2. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

                                      “Em yêu màu nâu:

                                      Áo mẹ sờn bạc,

                                      Đất đai cần cù,

                                      Gỗ rừng bát ngát.”

                                                          (Trích Sắc màu em yêu, Phạm Đình Ân,

                                      Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018)

a) Dấu hai chấm (:) trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?

b) Đoạn thơ gợi cho em điều gì về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam? Tình

cảm của bạn nhỏ dành cho mẹ, cho quê hương mình như thế nào?

Bài 3. (3,0 điểm)

Đã năm năm gắn bó với mái trường tiểu học thân yêu và sắp phải xa trường. Em

hãy viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) tả lại trường em vào một khoảnh khắc mà

em nhớ nhất.

                                                   

0
Trong bài văn dưới đây có mấy từ đồng nghĩa với từ "to lớn" ?"Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đổ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó...
Đọc tiếp

Trong bài văn dưới đây có mấy từ đồng nghĩa với từ "to lớn" ?
"Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đổ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.
Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất, đó là những cánh buồm. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo của chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.
Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người."

0
Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về.       Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất. Có những ngày nắng đẹp...
Đọc tiếp

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. 

      Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

       Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. 

Theo BĂNG SƠN

Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?

Làng tôi.

Những cánh buồm.

Quê hương.

9

Phía sau làng tôi có một con sông lớn chảy qua. Bốn mùa sông đầy nước. Mùa hè, sông đỏ lựng phù sa với những con lũ dâng đầy. Mùa thu, mùa đông, những bãi cát non nổi lên, dân làng tôi thường xới đất, trỉa đỗ, tra ngô, kịp gieo trồng một vụ trước khi những con lũ năm sau đổ về. 

      Tôi yêu con sông vì nhiều lẽ, trong đó một hình ảnh tôi cho là đẹp nhất. Có những ngày nắng đẹp trời trong, những cánh buồm xuôi ngược giữa dòng sông phẳng lặng. Có cánh màu nâu như màu áo của mẹ tôi. Có cánh màu trắng như màu áo chị tôi. Có cánh màu xám bạc như màu áo bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng. Những cánh buồm đi như rong chơi, nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chở đầy hàng hóa. Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp những cánh buồm lên ngược về xuôi. Lá cờ nhỏ trên đỉnh cột buồm phấp phới trong gió như bàn tay tí xíu vẫy vẫy bọn trẻ chúng tôi. Còn lá buồm thì cứ căng phồng như ngực người khổng lồ đẩy thuyền đi đến chốn, về đến nơi, mọi ngả mọi miền, cần cù, nhẫn nại, suốt năm, suốt tháng, bất kể ngày đêm.

       Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian. Đến nay, đã có những con tàu to lớn, có thể vượt biển khơi. Nhưng những cánh buồm vẫn sống cùng sông nước và con người. 

Theo BĂNG SƠN

Nên chọn tên nào đặt cho bài văn trên?

Làng tôi.

Những cánh buồm.

Quê hương.

Học tốt nhé!

11 tháng 4 2020

Những cánh buồm nhé !

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:Tình quê hươngLàng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tình quê hương

Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trỏ về. ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm vói chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

Theo NGUYỄN KHẢI

a) Tìm những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương.

b) Điều gì đã gắn bó tác giả với quê hương ?

c) Tìm các câu ghép trong một đoạn của bài văn.

d) Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

2
6 tháng 11 2019

a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.

b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.

c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.

d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:

Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)

Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :                                                                                          Tình quê hương         Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi :

                                                                                          Tình quê hương

         Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.

        Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột ; tháng tám nước lên, tôi đánh giậm, úp cá, đơm tép ; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm ; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún Con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ thời thơ ấu.

a) Tìm và gạch dưới các câu ghép trong bài văn.

b) Tìm và ghi lại các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

c) Tìm từ thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.

0
                                       PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂMẹ tôi thường đố tôi:– Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất.Mẹ lắc đầu:– Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại...
Đọc tiếp

                                       PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT TRÊN CƠ THỂ

Mẹ tôi thường đố tôi:
– Phần nào là quan trọng nhất trên cơ thể?
Ngày nhỏ, tôi cho rằng âm thanh là quan trọng đối với con người nên tai là bộ phận quan trọng nhất.
Mẹ lắc đầu:
– Không phải thế. Có rất nhiều người bị điếc trên thế giới này, con ạ. Nhưng con cứ tiếp tục suy nghĩ về câu đố, sau này mẹ sẽ hỏi lại con.

 


Vài năm sau, tôi lại cho rằng hình ảnh là quan trọng nhất, vì thế mắt chính là bộ phận mà mẹ muốn đố tôi. Mẹ lại nhìn tôi âu yếm nói:
– Con đã học được nhiều đấy, nhưng câu trả lời của con chưa đúng bởi vì vẫn còn rất nhiều người bị mù.


Đã bao lần và lần nào cũng vậy, mẹ đều trả lời tôi:
– Không đúng. Nhưng con đang tiến bộ rất nhanh, con yêu của mẹ.

 


Rồi năm ngoái, ông nội tôi mất. Mọi người đều khóc vì thương tiếc ông. Ba tôi cũng khóc. Đây là lần thứ hai tôi thấy ba khóc. Khi đến lượt tôi và mẹ đến cạnh ông để nói lời vĩnh biệt, mẹ nhìn tôi thì thầm:
– Con đã tìm ra câu trả lời chưa?
Tôi như bị sốc khi mẹ đem chuyện đó ra hỏi tôi lúc này. Tôi luôn nghĩ đó chỉ đơn giản là một trò chơi giữa hai mẹ con. Nhìn vẻ sững sờ trên khuôn mặt tôi, mẹ nói:
– Con trai ạ, phần quan trọng nhất trên cơ thể con chính là đôi vai.
Tôi hỏi:
– Có phải vì nó đỡ cái đầu con không hả mẹ?

Mẹ lắc đầu:
– Không phải thế, đó là nơi người thân của con có thể dựa vào khi họ khóc. Mỗi người đều cần một cái vai để nương tựa trong cuộc sống. Mẹ chỉ mong con có nhiều bạn bè và nhận được nhiều tình thương để mỗi khi con khóc lại có một cái vai cho con có thể ngả đầu vào.

Câu hỏi 1:

Cần hiểu hai điều gì từ lời giải thích của người mẹ trong câu chuyện trên ?

9
24 tháng 2 2018

bài này hay thật nhưng câu hỏi mk k hỉu được 

cần hiểu hai điều gì từ lời giải thích của người mẹ trong câu chuyện trên ?

nếu bài này là bài đọc hiểu thì bn nên đọc kĩ bài thì bn sẽ ra thui tại mỗi bn có 1 cô giáo khác làm sao mk bít cô bn dạy nào mà trả lời được

24 tháng 2 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.Từ chín trong câu trên là:a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:a.Danh từ...
Đọc tiếp

Câu 1 (2đ): Chọn câu trả lời đúng:
1.Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
Từ chín trong câu trên là:
a.Từ đồng âm b. Từ đồng nghĩa c. Từ nhiều nghĩa d. Từ tượng hình
2. Chúng ta cần phát hiện và bồi dưỡng những ……………………….. trẻ cho đất nước.
a. Tài trí b. Tài đức c. Tài năng d. Tài hoa
3. Tiếng mưa bên hiên nhà nghe tí tách, thật vui tai.
Từ “Tiếng mưa” trong câu trên là:
a.Danh từ b. Động từ c. Tính từ d. Đại từ
4. Bài thơ Những cánh buồm của tác giả :
a. Tố Hữu b. Trần Đăng Khoa c.Nguyễn Đức Mậu d. Hoàng Trung Thông
5. Câu tục ngữ Người ta là hoa đất có nghĩa là:
a. Con người là hương thơm của trời đất
b. Con người là tinh túy của trời đất
c. Con người là vẻ đẹp của đất
d. Con người là hoa trong trời đất
6. Đọc đoạn văn sau:
“Từ trong nguồn sâu, Suối Nhỏ cần cù len lỏi qua những gốc cây, những hòn đá. Vừa đi Suối
Nhỏ vừa thiết tha gọi:
-Các bạn ơi. Hãy cùng chúng tôi! Chúng mình hòa nhập lại. Hãy cùng nhau, các bạn ơi!
Các lạch nước nghe lời Suối Nhỏ như bừng tỉnh giấc, róc rách nhập bọn.
Qua ba tầng núi cổ, vượt năm cánh rừng già, Suối Nhỏ đã trở thành Suối Lớn đầy sức lực. Nắng
quàng lên mình Suối Lơn một bộ cánh long lánh. Gió thổi vào hồn Suối Lớn một điệu nhạc ngân
nga”.
(Suối nhỏ và vũng nước – Hồng Nhu)
Trong đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
a.4 từ láy b. 6 từ láy c. 7 từ láy d. 8 từ láy
7. Trong đoạn văn ở câu 6, có sử dụng phép liên kết là:
a. Phép lặp b. Phép thế c. Phép nối d. Phép lặp và phép thế
8. Đoạn thơ sau được trích từ văn bản nào:
“Nơi những dòng sông cần mẫn
Gửi lại phù sa bãi bồi
Để nước ngọt ùa ra biển
Sau cuộc hành trình xa xôi”
a.Những cánh buồm b. Cửa sông
c. Dòng sông mặc áo d. Tiếng đàn Ba – la – lai – ca trên sông Đà.

1
20 tháng 5 2020

1c 2c 3a 5b 6b 7d 8b

6 tháng 5 2021

Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ

B. Sau nhiều năm xa quê, giờ trở về, nhìn thấy con sông đầu làng, tôi muốn giang tay ôm dòng nước để trở về với tuổi thơ.

C.mùa xuân ,hoa đào ,hoa cúc, hoa lan đua nhau khoe sắc .

D.bà ngừng nhai trầu,đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu âu yếm và mến thương.

6 tháng 5 2021

đáp án là d nhs

20 tháng 2 2018

a)TN:mùa thu

   CN:trời

   VN:như....lên cao

b)TN:con gấu...leo cao

  CN:khoảng cách.....tôi

   VN:càng ngắn lại

c)CN1:làng quê tôi

   VN1:đã khuất hẳn

   CN2:nhưng tôi

    VN2:vẫn...nhìn theo

d)TN:bên.....cánh đồng

  CN:giữa....bay lên

  VN:ngọn khói xanh lơ

ko biết có đúng ko?

20 tháng 2 2018

Mùa thu, trời / như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao.

TN          CN        VN

Con gấu / càng leo cao // thì khoảng cách giữa tôi và nó / càng ngắn lại.

CN1          VN1                              CN2                                   VN2

Làng quê tôi/ /đã khuất hẳn // nhưng tôi / vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN1                    VN1                      CN2                VN2

Bên bờ nông giang vắt qua cánh đồng, giữa những tốp trẻ con,// bây lên / ngọn khói xanh lơ.

                                   TN                                                                 VN               CN