Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
em đồng ý với các bạn. Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn " Lão Hạc " là ở nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
-Em đồng ý với ý kiến của bạn A và B.
-Phân tích đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm tức là phải đi phân tích các khía cạnh sau:
+Từ ngữ có giá trị gợi tả cao: Từ láy, động từ tính từ mạnh, từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ ngữ địa phương
+Hình ảnh( nếu là thơ), phân tích những hình ảnh đẹp đặc sắc có tác dụng biểu đạt chủ đề tác phẩm
+Biện pháp tu từ: Gồm có so sánh, nhân hoa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, nói giảm nói tránh, điệp, đổi trật tự cú pháp, liệt kê, câu hỏi tu từ, đối.
+Dấu câu: những dấu được sử dụng một cách khác thường như dấu chấm giữa dòng, dấu phẩy được sử dụng liên tiếp.
- Em đồng ý với ý kiến của cả hai bạn A và B
- Nghệ thuật của chuyện là :
+ Từ ngữ có giá trị gợi cảm cao : - Từ láy , động từ tính từ, từ mạnh, từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ ngữ địa phương
+ Hình ảnh , phân tích những hình ảnh đẹp, đặc sắc có tác dụng biểu đạt chủ đề tác phẩm
+ Biện pháp tu từ : Gồm có so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, phóng đại, nói giảm, nói tránh, điệp, đổi trật tự cú pháp, liệt kê, câu hỏi tu từ, đối.
+ Dấu câu : những dấu được sử dụng 1 cách khác thường như dấu chấm giũa dòng, dấu phẩy được sử dụng liên tiếp .
Có.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là qua nhân vật lão Hạc: Bằng phương pháp đối lập, nhà văn tạo vé bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cấm, gàn dở, đôi lúc bị nghi ngờ là phường “đâm heo thuốc chó” nữa nhưng bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng.
- Cách dựng truyện: Nhà văn dựng truyện chân thực và sinh động. Ông dẫn người đọc vào mạch truyện đầy khéo léo, bất ngờ. Càng lúc truyện càng căng thẳng qua đó, bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật qua từng sự kiện trong truyện.
- Ngôn ngữ của truyện: Truyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo) - người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc. Đồng thời chọn vai kể này, việc dẫn dắt câu chuyên sẽ tự nhiên, linh hoạt hơn. Cũng vì thế, câu chuyên được kể với nhiểu giọng điệu hơn. Ngưòi kể có thể vừa kể, vừa bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật cũng rất tự nhiên, hợp lí. Việc tạo tình huống truyện bất ngờ nhằm lôi cuốn người đọc và dễ dàng trình bày triết lí sâu sắc về cuộc sống của tác giả.
Cả 2 ý kiến của 2 bạn đều đúng
Nội dung và nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện: nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn, thông qua lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện ( Ông giáo ) làm cho câu chuyện giàu tính chân thực. . .
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: thông qua ngoại hình và nhất là miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn
nhận qua nhiều nhân vật khác (qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo )
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thêthảm của lão Hạc ...
Nội dung:
- Những phẩm chất đáng quý của lão Hạc, cái chết thê thảm và đau đớn của lão Hạc đã phản ánh tình cảnh đói khổ, bế tắc của người nông dân Việt Nam trướcCách mạng tháng Tám 1945; đồng thời cũng thể hiện cái nhìn đầy yêu thương và trân trọng đối với người nông dân (cáinhìn nhânđạo )của nhà văn Nam Cao…
- Cái hay, hấp dẫn ở truyện nằm ở việc miêu tả tâm lý nhân vật và cách kể chuyện.
+ Diễn biến tâm lý của lão Hạc xung quanh chuyện bán chó
+ Sự thay đổi thái độ, tình cảm của ông giáo từ dửng dưng đến cảm thông, chia sẻ, kính trọng
- Cả hai nhân vật đều có vẻ đẹp của nhân cách, phẩm giá dù họ có nỗi khổ riêng
+ Lão Hạc giàu tình thương, lòng tự trọng, trung thực
+ Ông giáo tử tế, biết chia sẻ, đồng cảm.
- Nhân vật "tôi" kể, dẫn dắt câu chuyện nhưng lại nhập vai vào các nhân vật khác nên tác phẩm có nhiều giọng điệu chứ không đơn điệu.
* Miêu tả tâm trạng nhân vật tinh tế sâu sắc
* Bố cục của truyện được viết theo dòng hồi tưởng, cảm xúc của nhân vật trữ tình theo dòng thời gian của buổi tựu trường đầu tiên trong cuộc đời.
* Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm tinh tế.
* Giọng điệu trữ tình trong sáng, êm dịu, tha thiết.
* Sức cuốn hút của tác phẩm được tạo nên bởi tình huống truyện và tình cảm ấm áp, trìu mến của người lớn đối với các em nhỏ và hình ảnh thiên nhiên, khung cảnh ngôi trường và cách so sánh gợi hình, gợi cảm.
óm tắt giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo - Nam Cao
Để có thể ghi nhớ được tất cả những giá trị trong nội dung và cả nghệ thuật thì các em có thể ghi nhớ những chi tiết quan trọng như sau:
Về nội dung
- Tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến con người sinh ra là người mà lại không được làm người
- Thông qua đó nhấn mạnh hình ảnh và bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả.
Về nghệ thuật
- Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình
- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh hoạt, phóng túng
- Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động
- Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính.
Để hiểu rõ hơn về tác phẩm các em có thể tham khảo bài soạn bài Chí Phèo với những phân tích chi tiết để nêu bật giá trị của tác phẩm.
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chí Phèo
Giá trị nội dung trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao
- Giá trị hiện thực
- Giá trị nhân đạo
Dẫn chứng: Hình ảnh thu nhỏ của cả một xã hội với tất cả các tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ chính là chân dung của những kẻ như Bá Kiến, như bà cô Thị Nở, như những người dân làng Vũ Đại.
Dẫn chứng: Kể cả khi Chí Phèo đã khao khát quay trở về làm người lương thiện thì xã hội ích kỉ, hẹp hòi kia cũng sẽ không chừa chỗ lại cho hắn. Hắn chỉ còn một con đường duy nhất là cái chết để giữ lại sự lương thiện cuối cùng trong con người mình.
Dẫn chứng: Ngay cả khi họ bị vùi dập, mất cả nhân hình lẫn nhân tính thì khao khát được sống, được yêu thương và hạnh phúc cũng chưa bao giờ bị dập tắt trong họ
Dẫn chứng: Điều ấy được thể hiện qua chi tiết Thị Nở nhìn nhanh xuống dưới bụng và lời dự báo về một Chí Phèo con sẽ ra đời.
Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Chí Phèo của Nam cao
1. Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật:
Chí Phèo, Bá Kiến là những điển hình đặc sắc trong tác phẩm. Vừa sinh động, độc đáo, không lặp lại, các nhân vật này mang sức khái quát cao cho mối xung đột diễn ra khốc liệt ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng, đặc biệt là nhân vật Chí Phèo. Hắn là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo -> xây dựng nhân vật điển hình sắc nét.
2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình
Trong truyện ngắn đã tạo nên những đoạn văn tuyệt bút. Số phận và bi kịch của Chí Phèo được đào sâu cực độ qua những đoạn văn hay như đoạn Chí Phèo thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...
3. Cốt truyện độc đáo, các tình tiết giàu kịch tính, luôn biến hoá mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc
Kết cấu vòng tròn, khép kín đã tạo nên chiều sâu cho thiên truyện: Mở đầu truyện bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại...
=> Kết cấu này cho thấy số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của kiếp người trong xã hội bóc lột. Chí Phèo chết nhưng còn bao nhiêu số kiếp Chí Phèo sẽ lại tái diễn?
4. Ngôn ngữ, giọng điệu sinh động
Ngôn ngữ, giọng điệu của Nam Cao được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau.
Ngoài ra, giọng trần thuật cũng thay đổi phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật, khi thì dùng lời kể trực tiếp, khi thì nửa trực tiếp, khi lại có sự đan xen giữa hai giọng kể trên một cách nhịp nhàng, nhuần nhuyễn (dẫn chứng: đoạn văn mở đầu tác phẩm, đoạn miêu tả tâm trạng khi ăn bát cháo hành, đoạn độc thoại nội tâm của Bá Kiến).
5. Cách dẫn chuyện linh hoạt và vô cùng hấp dẫn
Đoạn mở đầu rất độc đáo gây ấn tượng mạnh bởi lối trần thuật nửa trực tiếp, có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (Hắn vừa đi vừa chửi...) với độc thoại của nhân vật (Ờ! Thế này thì tức thật!...).
Tác giả đã phá vỡ trật tự thông thường, dùng lối tự sự theo dòng nội tâm nhân vật để thuật lại diễn biến sự việc. Vì thế, trong lời trần thuật, hiện tại và hồi ức cứ lồng ghép vào nhau (đoạn mở đầu, đoạn tả Chí Phèo “bâng khuâng tỉnh dậy sau một cơn say rất dài” ở cuối truyện,...), lời người kể và lời nhân vật có khi nhập vào nhau khiến cho điểm nhìn trần thuật cũng thay đổi một cách linh động (lúc thì câu chuyện được thuật lại bằng một cái nhìn khách quan từ bên ngoài, lúc lại chuyển hoá thành điểm nhìn chủ quan của nhân vật từ bên trong).
So với dung lượng của một truyện ngắn thì tác phẩm Chí Phèo tương đối dài, nhưng nó không hề nhàm chán bởi cách dẫn chuyện luôn biến ảo cùng những độc thoại nội tâm sinh động (chẳng hạn độc thoại nội tâm của nhân vật Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu).
Kết luận
Tham khảo
#Châu's ngốc
các bạn ơi, mình cần cuả "Lão Hạc" nhé!