K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2018

c.Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành câu bị động: “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù “

=> Sắt thép của quân thù được gậy tre, chông tre chống lại .

=> Sắt thép của quân thù bị gậy tre, chông tre chống lại .

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

27 tháng 12 2018

a, PTBĐ : biểu cảm  , có chút miêu tả 

b, men tự lm hen ! 

c,  Những năm tháng xa quê. Giông tố cuộc đời tưởng chừng như cuốn bay đi tất cả, nhưng trong tâm tư tôi những dòng sông quê mênh mông vẫn cuồn cuộn chảy, những dòng kinh biêng biếc vẫn lặng lờ trôi. Tôi yêu những cánh đồng bao la vàng rực ngày mùa, mù mịt khói rạ, thơm vị mía lùi và trắng xoá sương mù sau Tết. Yêu cả tiếng chuông chùa ngân thăm thẳm canh khuya. Yêu ánh nắng chiều tà trải màu vàng tái trên rẫy khoai mì, nghiêng nghiêng bên triền núi.)

điệp ngữ từ yêu ~ 

p/s

27 tháng 12 2018

a. BC + MT

b. Từ láy : thăm thẳm, cuồn cuộn, mênh mông, mù mịt , nghiêng nghiêng, tâm tư   

    Từ đồng nghĩa : dòng kinh- dòng sông ( K CHẮC)

c, Điệp ngữ yêu \(\Rightarrow\)thể hiện tấm lòng của 1 ng dù  có đi xa vẫn nhớ về quê hương mk , vẫn dành cho nơi ấy1 tình cảm chân thành , yêu quý bt bao. Yêu đến độ cháy bỏng , nhớ từng chi tiết , hình ảnh của quê.

          MK KHÔNG CHẮC SAI THÌ THÔNG CẢM NHÉ

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 PHẦN I: ( 6 điểm ) Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi : ... Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải, hồ muôn trượng Hơi Tượng đồng phơi những lối mòn. ( Tố Hữu) Câu 1:(3 điểm) a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1 điểm ) b. Chỉ ra...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

PHẦN I: ( 6 điểm ) Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt

Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :

... Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồ muôn trượng

Hơi Tượng đồng phơi những lối mòn.

( Tố Hữu)

Câu 1:(3 điểm)

a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1 điểm )

b. Chỉ ra hai chi tiết nói về nội dung em vừa tìm được trong câu a ?

c. Qua đoạn thơ trên, em học tập được gì ở tám người của bác? (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a. Câu “ bác để tình thương cho chúng con. “ là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại. (1 điểm)

b. Câu” một đời thanh bạch, chẳng vàng son “ Được rút gọn bộ phận nào? Vì sao người ta rút gọn như vậy? (1 điểm)

c. Đặt câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. (1 điểm)

0
ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 PHẦN I: ( 6 điểm ) Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi : ... Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch, chẳng vàng son Mong manh áo vải, hồ muôn trượng Hơi Tượng đồng phơi những lối mòn. ...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

PHẦN I: ( 6 điểm ) Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt

Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :

... Bác để tình thương cho chúng con

Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải, hồ muôn trượng

Hơi Tượng đồng phơi những lối mòn.

( Tố Hữu)

Câu 1:(3 điểm)

a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1 điểm )

b. Chỉ ra hai chi tiết nói về nội dung em vừa tìm được trong câu a ?

c. Qua đoạn thơ trên, em học tập được gì ở tám người của bác? (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a. Câu “ bác để tình thương cho chúng con. “ là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại. (1 điểm)

b. Câu” một đời thanh bạch, chẳng vàng son “ Được rút gọn bộ phận nào? Vì sao người ta rút gọn như vậy? (1 điểm)

c. Đặt câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. (1 điểm)

1
16 tháng 3 2018

Câu 2 :

c. Một đêm mùa xuân.

=>Xác định thời gian, nơi chốn

- Thế là bọn em đã pải đứng lại sau một hồi còi

Câu đặc biệt :một hồi còi

=> Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng.:

11 tháng 4 2020

cảm ơn bn nhavui

11 tháng 4 2020

I. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm

1) Tác giả: Hoài Thanh (1909 - 1982)

* Tên tuổi

- Tên khai sinh: Nguyễn Đức Nguyên

- Một số bút danh khác: Văn Thiên, Lê "nhà quê", . . .

* Nơi sinh sống, quê hương

- Quê quán: Nghệ An - mảnh đất nghi trung

=> Là nhà phê bình văn học xuất sắc (được tặng giải thưởng HCM về Văn hóa - Nghệ thuật năm 2000)

Nói đến Hoài Thanh là nói đến một đôi mắt sắc sảo, một tâm hồn thấu mọi tâm hồn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông không phải là một bài thơ, một truyện ngắn, mà là một tập sách phê bình văn học mang tên "Thi nhân Việt Nam" - cuốn sách đã cho thấy diện mạo của thi ca nước nhà giai đoạn 1932 - 1941, đồng thời cũng giới thiệu đến độc giả những gương mặt tiêu biểu như Xuân Diệu, Huy Cận, Thế Lữ và những nhà thơ khác. Có thể nói Hoài Thanh chính là một cây đại thụ của nền phê bình Việt Nam.

2) Tác phẩm

a) Xuất xứ

- Sáng tác năm 1936.

- In trong cuốn "Văn chương và hành động" (cuốn mà có lần đổi tên thành "Ý nghĩa và công dụng của văn chương").

II. Thể loại, phương thức biểu đạt chính

1) Thể loại: là văn nghị luận văn học với tựa bài nghị luận chứng minh

2) Phương thức biểu đạt chính: nghị luận, bình luận. Cũng là một tác phẩm bình luận văn học, bởi lẽ đó khó tránh được việc tác giả sử dụng một số từ ngữ có phần mới mẻ.

III. Bố cục, nội dung chính mỗi phần

1. Đặt vấn đề (luận điểm cơ sở): từ đầu đến "muôn vật, muôn loài".

Nội dung: nguồn gốc cốt yếu của văn chương.

- Mượn câu chuyện nhà thi sĩ Ấn Độ khóc con chim bị thương, quả tim hòa nhịp cùng với sự run rẩy của con chim sắp chết.

=> Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương.

2. Giải quyết vấn đề (luận điểm phát triển): tiếp đến "quá đáng".

Nội dung: Nhiệm vụ, công dụng của văn chương.

Nhiệm vụ của văn chương:

Sáng tạo sự sống

Hình dung sự sống:

- phản ánh cuộc sống phong phú, đa dạng:

+ phản ánh số phận con người

+ phản ánh tình cảm gia đình

+ phản ánh tình yêu quê hương, đất nước

gây những tình cảm không có: nảy sinh những tình cảm thẩm mĩ cao thượng mà trước khi thưởng thức văn chương không có

luyện những tình cảm ta sẵn có: hướng tới Chân - Thiện - Mỹ

3. Kết thúc luận điểm, vấn đề (luận điểm kết luận): còn lại.

Nội dung: khẳng định giá trị của văn chương.

- Nhấn mạnh ý nghĩa kì diệu của văn chương.

- Nhắc nhở độc giả: trân trọng văn nghệ sĩ và các tác phẩm nghệ thuật

IV. Luyện tập (trả lời câu hỏi)

Với những dữ liệu ở trên, bạn trả lời câu hỏi nhé hehe

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chình ?b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?-Hãy tìm và phân tích...
Đọc tiếp

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chình ?

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.

-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

Giúp mìk với... Mai học rùi, làm sao ây... [Ahuhu khocroi limdim]

4
28 tháng 11 2016

a) Bài tùy bút này nói về điều gì ? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính ?

_ Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

b) Dựa trên mạch cảm xúc, suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

c) Đọc 2 đoạn đầu của bài văn và trả lời câu hỏi:

-Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào ?

+ Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.
+ Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).

-Hãy tìm và phân tích cái hay của những từ tả màu sắc, hương vị trong đoạn văn thứ nhất.

-Điều gí làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng (hương vị, nét duyên của gánh cốm) ?

Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

 

d) Đọc đoạn văn thứ 3 và trả lời câu hỏi:

-Nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam".

“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

-Vì sao cốm được chọn làm quà sêu tết ? Sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương diện nào ?

Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi ... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.

e) Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

-Bằng thái độ nhắn nhủ, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch Lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào ?

Phần cuối bài tùy bút, Thạch Lam nói về cách ăn cốm, thưởng thức cốm. Ăn cốm không thể “ăn vội” mà phải “ăn từng chút ít thong thả và ngẫm nghĩ” để tận hưởng “cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ”, cảm thụ được “'trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”. Hương vị cốmcòn có “mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một..”. Tác giả đã viết rất gợi cảm, dùng chữ “bao bọc”, “nằm ủ” để nói về mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau, làm tôn lên hương sắc thanh quý “cái lộc của Trời”: “Trời sinh ra lá sen để bao bọc cốm cũng như Trời sinh ra cốm nằm ủ trong lá sen". Vì thế, trong gánh hàng của các cô gái làng Vòng mới có “từng lá cốm” hiện ra với tất cả sự ngon lành “sạch sẽ và tinh khiết”.

-Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn.

Nhà văn nhắc khẽ mọi người không nên “thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy” mà phải “nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve". Ngoài cử chỉ thanh nhã, trang nhã, Thạch Lam còn nêu lên phong cách thưởng thức cốm như một nghi lễ thiêng liêng: “Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại cua thần Lúa”. Nghĩa là biết ăn cốm với tất cả tấm lòng trân trọng và biết ơn như khi ta ăn bát cơm dẻo thơm ngon lành.

g) Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

Thông điệp :đề nghị hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve. Phải, nên trân trọng cái lộc của Trời, cái khéo của người và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức... sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ được tươi sáng hơn nhiều lắm.

 

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật (phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...) ?

PTBĐ : biểu cảm

Ngòi bút tinh tế nhạy cảm,giọng văn nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá tri biểu cảm cao.
Lập luận chặt chẽ sắc sảo.
Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn.

28 tháng 11 2016

d) Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

+) Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

22 tháng 8 2019

Soạn bài Mẹ tôi:

1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

Trả lời:

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề "Mẹ tôi" là hoàn toàn chính xác.

2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

Trả lời:

Bài văn kể lại câu chuyện En-ri-cô đã lỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Trong bức thư viết cho En-ri-cô, người bố tỏ thái độ hết sức buồn bã và tức giận trước sự việc đó. Thái độ đó được thể hiện rất rõ qua những lời lẽ trong thư:

- “… như một nhát dao dăm vào tim bố vậy ”

- “ bố không thể nén được cơn tức giận đối với con"

“Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó "

- "... cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ”

- "... thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ ”

- "... bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được”

3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Trả lời:

Trong truyện có một số hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

- Mẹ thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng khi con bị bệnh.

- Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí hi sinh cả tính mạng của mình để cứu sống con.

Qua đó, em hiểu mẹ của En-ri-cô là người yêu thương con mình nhất trên đời.

4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?

Trả lời:

Các lí do đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:

- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

- Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

Trả lời:

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư có thể có nhiều lí do:

- Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được.

- Truớc những vấn đề như vậy, qua thư, người con đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình

- Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.

- Cũng có thể cha con ít có điều kiện về cơ hội và thời gian để gặp nhau nhiều.



Chúc bạn học tốt!
22 tháng 8 2019

Câu 1

Nhan đề tác phẩm là Mẹ tôi gợi cho chúng ta hướng tiếp cận khác về tác phẩm

- Tác giả không trực tiếp trình bày những suy nghĩ của con về mẹ mà thể hiện dưới hình thức bức thư của bố viết co con khi con phạm lỗi

→ Điều này tạo nên tác động tâm lý, một hiệu quả thẩm mĩ lớn lao

Câu 2

- Câu chuyện kể về việc En-ri-cô đã phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ… nhỡ thốt ra một lời nói thiếu lễ độ”

- Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:

+ Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố

+ Bố không thể nén cơn tức giận đối với con

+ Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ

+ Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được

Câu 3

Người mẹ En-ri-cô hiện lên qua lời kể của người bố:

+ Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi để trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại.

+ Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn

+ Người mẹ có thể ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con

⇒ Người mẹ En-ri-cô nhân hậu, hết lòng vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng vì con

Câu 4

En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố, vì:

a, Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô

c, Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố

d, Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình

Câu 5

Người bố không trực tiếp nói với đứa con mà chọn cách viết thư:

- Người bố En-ri-cô muốn con phải đọc kĩ, suy ngẫm, tự rút ra bài học cho bản thân

- Đây cũng là cách giữ thể diện cho người bị phê bình

- Thể hiện đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc

a) bài tùy bút này nói về điều gì? chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. phương thức nào là chính?b) dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phầnc) Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :-nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?- Hãy tìm và phân tích...
Đọc tiếp

a) bài tùy bút này nói về điều gì? chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. phương thức nào là chính?

b) dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần

c) Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả loi câu hỏi :

-nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?

- Hãy tìm và phân tích cái hay của những tù tả màu sắc , hương vị,trong đoạn văn thứ nhất

- Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng ( hương vị, nét duyên của gánh cốm ) ?

d) Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi :

- nêu cảm nhận của em về nhận xét sau: " cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nơi có An Nam.

- vì sao cốm được chọn là quà siêu tết? sự hòa hợp, tương xứng của cốm, hồng được phân tích trên những phương tiện nào?

e) đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi:

- bằng thái độ nhân như, nhẹ nhàng, tha thiết, Thạch lam đã nêu lên cách thưởng thức cốm như thế nào?

- Phân tích việc dùng từ ngữ tinh tế của tác giả trong đoạn văn

g) Theo em , văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ?

h) Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ?( phương thức biểu đạt, giọng điệu, hình ảnh, ngôn ngữ...)

7
24 tháng 11 2016

a)

Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.
b) Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.
c) _Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.
_Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ… đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).
_ Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.
d) _ “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.
_ Cốm là thức quà đặc biệt riêng của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà siêu tết? Không có gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghị Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền.
e) _ Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.
24 tháng 11 2016

Elizabeth ukm bn

nhưng mk chưa bik lm hết nên ...