Để làm tốt bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần vận dụng các phép lập luận...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2018

Muốn làm tốt bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

Đáp án cần chọn là: D

27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Vân đồ nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

- Vấn đề nghị luận của bài viết là bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Nội dung văn bản được triển khai qua các luận điểm sau đây:

+ Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ợ Học vấn... phút hiện thế giới mới").

+ Các khó khăn, mồi nguy hại dỗ gặp của việc đọc sách trong tinh hình hiện nay ở Lịch sử... tự tiêu hao lực lượng").

+ Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho có hiệu quả (phần còn lại).

Câu hỏi 2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sông của con người. Sách là kho tàng tri thức, kinh nghiệm, thành tựu của con người về nhiều mặt, được tích luỳ trong suốt quá trình phát triển lịch sử; là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đọc sách là con đường tốt nhất (tuy không phải là duy nhất) để con người trau dồi học vấn, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tri thức. Đọc sách có ý nghĩa lđn lao và lâu dài đối với mỗi con người. Đọc sách là cách tích lũy, tiếp thu, kế thừa tri thức, kinh nghiệm của nhân loại; là chuẩn bị hành trang về mọi mặt để con người lao động, học tập, sáng tạo, khám phá và chinh phục thế giới.

Câu hỏi 3. Muốn tích luỳ học vân, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

- Trong tình hình hiện nay, sách in ra ngày càng nhiều, do đó việc đọc sách cũng ngày càng không dỗ. Con người dễ bối rối trước lượng sách khổng lồ và quỹ thời gian không nhiều dành cho đọc sách. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng ít nhất hai nguy hại thường gặp:

+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống", không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

+ Sách nhiều dỗ khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực ở những cuốn không thật có ích.

- Theo ý kiến tác giả, cần lựa chọn sách khi đọc. Lựa chọn bằng cách:

+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình.

+ Cần đọc kĩ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyền môn, chuyên sâu của minh.

+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cùng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gùi, kế cận với chuyên môn của mình. Tác giả bài viết đã khẳng định đúng đắn rằng: "Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác", vì thế "không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn". Ý kiến này chứng tỏ kinh nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn.

Câu hỏi 4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Tác giả bài viết khi bàn về phương pháp đọc sách cho rằng điểm quan trọng là phải biết lựa chọn sách để đọc.

Lời bàn cụ thể và dễ hiểu:

- Không nên đọc lướt qua, phải vừa đọc vừa suy nghĩ, "trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng", nhất là đối với các quyển sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào cùng đọc, đọc theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống. Thậm chí, coi việc đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ. Tác giả cho rằng đọc sách đâu chỉ là việc học tập tri thức mà đó còn là việc rèn luyện tính cách, học làm người.

Câu hỏi 5. Bài viết Bùn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

Sức thuyết phục cao của bài viết được tạo nên từ ba yếu lố cơ bản sau đây:

- Là một học giả có uy tín, từng qua quá trình nghiên cứu, tích luỹ, nghiền ngẫm lâu dài nên nội dung lời bàn và cách trình bày của tác giả vừa đạt lí vừa thấu tình.

- Bố cục của bài viết chặt chẽ, hựp lí, các ý kiến được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von sinh động, cụ thể, thú vị.

3 tháng 1 2019

1. Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì? Dựa theo bố cục bài viết, hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Trả lời:

Vấn đề nghị luận của bài viết này là sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

Các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn đề:

- Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.

- Các khó khăn, các nguy hại dễ gặp của việc đọc sách trong tình hình hiện nay.

- Cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc như thế nào cho hiệu quả.

2. Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào, việc đọc sách có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Sách có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người nói riêng và xã hội nói chung. Muốn phát triển và trưởng thành, con người phải tiếp thu, kế thừa có sáng tạo những tri thức, kinh nghiệm, thành tựu mà loài người đã tìm tòi, tích luỹ được trong suốt quá trình phát triển lịch sử. Sách là kho tàng kinh nghiệm, là di sản tinh thần quý báu của loài người.

- Đối với mỗi con người, đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm sống. Đọc sách còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, tích luỹ tri thức, khám phá và chinh phục thế giới.

3. Muốn tích lũy học vấn, đọc sách có hiệu quả, tại sao trước tiên cần biết cách chọn lựa sách mà đọc? Theo tác giả, nên chọn lựa như thế nào?

Trả lời:

Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo nên sự bùng nổ thông tin. Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:

- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.

- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.

Theo tác giả, cần phải lựa chọn sách mà đọc:

- Không tham đọc nhiều, đọc lung tung mà phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển sách thực sự có giá trị, có ích cho mình.

- Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình.

- Trong khi đọc chuyên sâu, không nên xem thường những loại sách thường thức, gần gũi với chuyên môn của mình. Tác giả khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận”, vì thế “không biết thông thì thông thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn. Trước biết rộng rồi sau mới nắm chắc, đó là trình tự để nắm vững bất cứ học vấn nào”.

4. Phân tích lời bàn của tác giả bài viết về phương pháp đọc sách. Tìm hiểu cách lập luận, trình bày ở phần này.

Trả lời:

Việc lựa chọn sách đọc là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phương pháp đọc sách. Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách rất sâu sắc mà cũng rất gần gũi, dễ hiểu, tựu chung được thể hiện ở mấy điểm sau:

- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc phải vừa suy ngẫm, “trầm ngâm tích luỹ tưởng tượng”, nhất là với các cuốn sách có giá trị.

- Không nên đọc một cách tràn lan, quyển nào có cũng đọc mà phải đọc một cách có kế hoạch và hệ thống. Có thể coi đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.

Cũng theo tác giả, đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.

5. Bài viết Bàn về đọc sách có sức thuyết phục cao. Theo em, điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ bản nào?

Trả lời:

Sức thuyết phục của bài văn được tạo nên bởi các yếu tố cơ bản:

- Từ nội dung bài viết cho đến cách trình bày của tác giả đều đạt lý, thấu tình. Các ý kiến nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ chặt chẽ, vừa sinh động vừa dễ hiểu.

- Bài viết có bố cục chặt chẽ, hợp lý, các ý được dẫn dắt rất tự nhiên.

- Việc tác giả sử dụng nhiều hình ảnh qua cách ví von vừa cụ thể vừa thú vị cũng là một yếu tố quan trọng làm nên sức thuyết phục của bài.



1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận. 2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? 3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? 4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng...
Đọc tiếp

1.Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với con người.Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét bố cục của bài nghị luận.

2.Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì?

3.Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ?

4.Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy?(Tư tưởng nội dung của văn nghệ được biểu hiện bằng những hình thức nào?Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?)

5*.Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ và dẫn chứng thực tế…)

5
9 tháng 1 2019

Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.

10 tháng 1 2019

1)

Bài viết bao gồm các luận điểm như:

  • Nội dung của văn nghệ
  • Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
  • Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.

Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
  • Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.

Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.

5)

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.

- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.


17 tháng 5 2021

1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều

2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình

3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

18 tháng 5 2021

. - Nội dung của tám câu thơ:  Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.

b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.

c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.

-  Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:

+ Tạo dựng sự tương phản:

Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.

-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.

+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.

+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.

+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.

- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.

+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.

+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.

+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.

=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.

=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.

- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:

+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.

+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.

+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.

-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.

= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.

Tổng kết:

- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.

- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.

- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH   Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một...
Đọc tiếp

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 

Bài 2.Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

 

Bài 3.Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh.  (Phong cách Hồ Chí Minh – Lê Anh Trà)

Viết bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi trình bày suy nghĩ về nhận định trên.

 

Bài 4.Cho đoạn văn sau : “ Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”(Sách giáo khoa Ngữ văn 9 - Tập một.)

a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ?

b. Hãy giải nghĩa: “di dưỡng tinh thần”

c.Vận dụng kiến thức về xưng hô trong hội thoại để lý giải vì sao nhân dân ta gọi Người là “Bác”.

d.Công việc học tập rất căng thẳng, người học sinh cần phải “di dưỡng tinh thần” ra sao? (Trình bày câu trả lời bằng đoạn văn nghị luận có độ dài 2/3 trang giấy thi)

 

Bài 5.Cho đoạn văn:“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình(2). Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích(2). Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”(3).

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Giải nghĩa từ “siêu phàm”?

c. Dùng phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao tác giả dùng cách diễn đạt: “có lẽ” trong câu (1)

d.Phân tích phép tu từ được dùng trong câu “Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích”

e. Viết một bài văn ngắn  (độ dài tối đa 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

 

Bài 6. …Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)

1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?

2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp gì trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?

3) Trong câu “Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả của phép tu từ đó?

4) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?

0
30 tháng 5 2021

@danghackgamekirito ( chủ )

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?

- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm '' Bài thơ của tiểu đội xe không kính ''

- Của tác giả '' Phạm Tiến Duật ''

2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.

3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.

'' Chông chênh ” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “ chông chênh ” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.

4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.

Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.

Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.

17 tháng 8 2021

câu 1:

Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kỳ mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử.

Đọc Hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí", hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.

Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.

"Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét."

Nên biết rằng lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: "E rằng chẳng bấy lâu nữa, hắn lại trở ra,, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.

Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.

Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An : gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân "đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn", nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ "ăn ở hai lòng ... sẽ bị giết ngay tức khắc", vạch trần thói tàn bạo tham lam của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ ... để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra tới Tam Điệp hội sưu với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành năm đạo binh lớn " gióng trống lên đường ra Bắc".

Nguyễn Huệ thật "lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân." Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc : bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết " thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, " quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người." Trong khi đó, một trận "rồng lửa" đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào " tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" làm cho Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngữ không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp ... nhằm hướng Bắc mà chạy." Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào Thăng Long trước kế hoạch hai ngày.

Nhãn quan quân sự - chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm " người khéo lời lẽ" để "dẹp nỗi việc binh đao", đem lại "phúc cho dân."

Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:

"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình"

("Ai tư vãn" – Ngọc Hân công chúa)

Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn " Hoàng Lê nhất thống chí" thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

16 tháng 6 2021

Con người ta ai cũng cần có cho mình lòng tự tôn cá nhân. Lòng tự tôn chính là thước đo cho sự phát triển nhân cách con người, nhưng có lòng tự tôn để không dễ đánh mất mình thì cũng nên biết xấu hổ khi cần thiết, điều đó rất quan trọng, nó là một phần về thái độ của bản thân trước hành động của chính mình và người khác, cũng là một khía cạnh của con người mình mà người khác sẽ nhìn vào và đánh giá.

Người ta hay xấu hổ khi tự mình cảm thấy hổ thẹn, thấy mình có lỗi hay kém cỏi hơn người khác. Tuy nhiên, cũng có sự xấu hổ hồn nhiên khi con người ta thấy rung động về một tình yêu ngây ngô, thầm kín mà bị phát hiện. 

Con người ta ai cũng nên biết xấu hổ, biết xấu hổ con người ta sẽ nhận thức được bẩn thân mình rõ ràng hơn để tránh mắc phải những sai lầm đã có. Biết xấu hổ vì nhận thấy mình kém cỏi, bị chê bai, bị đem ra so bì sẽ cho người ta động lực để vươn lên, khắc phục những  thiếu sót của bản thân, sự biết xấu hổ trong trường hợp này rất dễ biến thành động lực phi thường để phát triển bản thân. Biết xấu hổ ngưởi ta sẽ dễ biết cảm thông chia sẻ hơn, sống có lương tâm hơn, biết nghĩ cho người khác hơn. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện tốt thể hiện một con người có lòng tự trọng, có nhận thức đúng đắn về phẩm giá con người.

Tuy nhiên, không nên để sự xấu hổ trở thành mặc cảm để rồi tự mình càng tạo ra khoảng cách xa hơn với mọi người. Biết xấu hổ nhưng rồi cũng chỉ để đấy thì sự xấu hổ lại trở thành ý nghĩa tiêu cực.

Trong xã hội vẫn còn đầy rẫy hiện trạng con người ta còn có những hành động xấu, những hình ảnh xấu nhưng cũng không có nhận thức đúng đắn và cũng không có biết đến sự xấu hổ trước những chuyện mình làm như những hành vi lệch lạc của giới trẻ: ăm mặc thiếu vải, văng tục chửi bậy, thích ra vẻ ta đây và bắt nạt người khác, yêu đương khi còn nhỏ tuổi nhưng rất vô tư, công khai và có khi còn tự đăng tải lên các trang mạng công cộng… Người nổi tiếng thì tháy vì đi lên bằng chính công sức lao động nghệ thuật chân chính thì lại thích chiêu trò, tạo scandal…thay vì nhận thức được những hành vi của mình là sai trái, đáng xấu hổ, họ lại coi cái đó là để thể hiện cái tôi cá nhân, là cá tính, là tự do

Ngày nay, rất nhiều người trong chúng ta tự đánh mất bản thân mình, đánh rơi hai từ “xấu hổ”, không biết xấu hổ để rồi buông thả bản thân làm ra những chuyện thật đáng trách, đáng bị lên tiếng phẩn đối. Con người không cần biết đến sự xấu hổ cũng chính là hướng tới sự kiêu hãnh bản thân mù quáng, sai lầm, để rồi dần dần đánh mất cả lương tâm của chính bản thân mình.

Thiết nghĩ trong xã hội này, nếu sự xấu hổ và biết xấu hổ không còn thì sẽ ra sao, học sinh, sinh viên những mần non, chủ nhân tương lai của đất nước mà không biết xấu hổ, cứ lao vào những chuyện thị phi khi tuổi trẻ còn phơi phới thì sẽ ra sao. Những kẻ phạm tội nếu không biết dừng lại, không biết điểm dừng của hai chữ xấu hổ thì an ninh trật tự, bình yên của cuộc sống này còn gì.

Xem thêm:  Suy nghĩ về bệnh lười

 

Để xây dựng cộng đồng người có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội không phải chuyện dễ, nhưng cũng không phải chuyện khó, bản thân mỗi người cần có rèn luyện cho mình lòng tự tôn cá nhân, biết yêu thương đồng loại, biết hướng thiện và biết xấu hổ với những việc làm sai trái của bản thân mình. Cùng với đó, gia đình, nhà trường, cộng đồng hãy cũng đồng hành với mỗi con người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sông hay có những suy nghĩ lệch lạc. 

Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhưng con người ai cũng cần cho mình những điểm tựa về tinh thần, về ý thức để có thể sống tốt, sống đẹp hơn, và biết xấu hổ để rồi nhận thức được rõ hơn về bản thân mình là một chuyện đúng đắn và sáng suốt vô cùng.

11 tháng 11 2021

Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.

Tham khảo:

Câu 3:

Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ

Khác : 

- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều

- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ

+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường

+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.

Câu 4:

Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ  nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.

1.Kể tóm tắt nội dung truyện. Truyện được trần thuật từ nhân vật nào.Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện? 2.Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở  một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người? 3.Tác giả đã thể hiện chân thực và...
Đọc tiếp

1.Kể tóm tắt nội dung truyện.

Truyện được trần thuật từ nhân vật nào.Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện?

2.Truyện kể về ba cô gái thanh niên xung phong ở  một tổ trinh sát phá bom trên cao điểm. Ở họ có những nét gì chung đã gắn bó thành một khối thống nhất và những gì là nét riêng ở mỗi người?

3.Tác giả đã thể hiện chân thực và sinh động, tự nhiên tâm lí của những cô gái thanh niên xung phong tuổi đời còn rất trẻ.

Hãy phân tích tâm lí nhân vật Phương Định, tập trung vào những đoạn:

-Nhân vật tự quan sát và đánh giá về mình ở phần đầu của truyện.

-Tâm trạng của cô trong một lần pha bom ở phần cuối truyện.

-Cảm xúc trước trận mưa đá ở cuối truyện.

4*.Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của truyện?

5.Đọc truyện ngắn này, em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ?

4
21 tháng 5 2017

1) Truyện kể về một tổ nữ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, đó là ba cô gái rất trẻ: Phương Định, Nho và Thao.Họ ở tách xa đơn vị, dưới một cái hang ở chân cao điểm. Nhiệm vụ của họ là quan sát máy bay địch ném bom, đo đất đá, san lấp hố bom, đo tọa độ những trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc vô cùng nguy hiểm, suốt ngày họ phải chạy trên cao điểm và đối mặt với cái chết. Một lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và Thao vô cùng lo lắng và tận tình chăm sóc. Công việc của họ đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng họ vẫn sống hồn nhiên, yêu đời. Những lúc rỗi họ thường hát, tâm hồn rất thơ mộng, nhất là Phương Định. Họ gắn bó, yêu thương nhau mặc dù mỗi người một cá tính. Sau những phút phá bom căng thẳng, một cơn mưa đá vụt dến rồi vụt đi để lại trong lòng Phương Định bao hoài niệm, khát khao.

+)Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất, theo lời kể của Định - nhân vật chính. Sự lưạ chọn vai kể như vậy rất phù hợp với nội dung tác phẩm cũng thuận lợi cho việc miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của ba cô gái.

2)

Những cô gái thanh niên xung phong có nét chung gắn bó thành một khối thống nhất. Đó là:

- Ba cô đều làm chung một nhiệm vụ trinh sát mặt đường. Cụ thể là đo khối lượng đất đá cần san lấp, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Đó là công việc nguy hiểm mà cái chết luôn rình rập.

- Họ đều là các cô gái còn trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, yêu thương gắn bó với đồng đội.

- Họ chiến đấu dũng cảm và sống giản dị, lạc quan, thích ca hát, thêu thùa.

- Họ hồn nhiên, vui thích đón nhận cơn mưa đá với niềm vui trẻ con.

Mỗi người trong số họ lại có cá tính riêng, có nét riêng. Phương Định là con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông và hay hát; Nho thích thêu thùa; chị Thao hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.

3)

Phương Định là một cô gái thành phố tự biết mình đẹp nhưng trong lòng thì cô coi những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ là đẹp nhất. Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa lời bài hát, cô hay mơ mộng " hát và nghĩ vớ vẩn". Cô hay quan sát, để ý những đồng đội của mình. Cô dành tình yêu thương cho Nho - người bạn như cây kem trắng; dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người "cương quyết, táo bạo".

Phương Định làm quen với bom nổ, với căng thẳng hàng ngày. Nhưng mỗi lần phá bom là một thử thách mới. Cô đi thẳng đến quả bom chưa nổ. Cô đào đất và đặt thuốc nổ vào dưới quả bom có thể nổ tung bất kì lúc nào. Hành động của cô thật nhanh gọn, khéo léo trong một không khí cực kì căng thẳng. Với cô, cái chết thật mờ nhạt trước điều quan tâm lớn nhất: Liệu mìn có nổ, liệu bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?

Khi Nho bị thương, Phương Định bình tĩnh chăm sóc bạn, rửa vết thương , băng và tiêm cho bạn. Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tính hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ. Cô vui thích cuống cuồng như con trẻ. Và cơn mưa lại gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.

Nhân vật Phương Định đã bộc lộ những nét tiêu biểu nhất của các cô gái trẻ: hồn nhiên, sinh đẹp, mộng mơ, thích hát, tự trọng, luôn cố gắng trong công việc, vượt lên gian khổ, khó khăn, nguy hiểm và nỗi sợ hãi, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

4)Ngôn ngữ của truyện là ngôn ngữ của nhân vật xưng "tôi" - Phương Định. Cách lựa chọn ngôi kể này làm cho câu chuyện được kể trực tiếp từ người trong cuộc - một cô gái. Điều đó khiến cho lời lẽ kể chuyện hồn nhiên, trẻ trung và giàu nữ tính. Người kể chuyện còn thêm vào những suy nghí, bình luận làm cho câu chuyện không chỉ là sự việc mà là sự việc được suy ngẫm. Nhịp kể của câu chuyện cũng thay đổi. Khi khẩn trương, căng thẳng, khi chậm rãi, sâu lắng. Điều đó cũng góp phần làm cho câu chuyện trở nên linh hoạt, sinh động

5)

Thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mĩ là những người sẵn sàng làm nhiệm vụ. Họ là những cô gái thanh niên xung phong như Phương Định, Nho, chị Thao (Những ngôi sao xa xôi). Họ là những chiến sĩ lái xe lạc quan, dũng cảm. Họ là những chàng trai trên đình Yên Sơn làm nhiệm vụ trên đài khí tượng, lặng lẽ cống hiến cho đất nước những con số về gió, về mây, mưa, góp phần sản xuất và chiến đấu chống máy bay Mĩ (Lặng lẽ Sapa). Họ là cô kĩ sư, là đoàn viên sẵng sàng nhận công tác ở bất cứ nơi đâu.

Thế hệ những người trẻ tuổi đó hồn nhiên, dũng cảm, ham học hỏi, sẵn sàng làm bất cứ công việc gì mà đất nước yêu cầu.

Đó là một thế hệ rất đáng tự hào, rất đáng để cho thanh niên ngày này học tập.

Trong truyện, tác giả sử dụng ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện - cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội - tạo cho tác phẩm có giọng điệu và ngôn ngữ tự nhiên, trẻ trung và đầy nữ tính. Những câu văn ngắn, nhịp nhanh tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỷ niệm của tuổi thiếu niên hồn nhiên, vô tư.

25 tháng 3 2019

1)+Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
+Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.

2)

Những nét chung của ba cô gái:

  • Họ sống và làm việc trong một hang đá dưới chân cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn
  • Cả ba đều là những cô gái tuối đời còn rất trẻ
  • Có tinh thần trách nghiệm cao trong công việc, hết mình cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất
  • Dũng cảm, sẵn sàng hi sinh, không quản gian khổ hiểm nguy
  • Có tình đồng đội gắn bó keo sơn
  • Hay xúc động, đều là những cô gái rất mộng mơ, dễ vui, dễ trầm tư, và thích làm đẹp

Những nét riêng:

  • Ở Phương Định:con gái thành phố, xinh đẹp, thích thơ mông, hay sống với những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư và hay hát
  • Ở Nho: là cô gái trẻ xinh xắn thích thêu thùa
  • Ở chị Thao: là tổ trưởng, trưởng thành hơn, chính chắn và có kinh nghiệm hơn nhưng chị cũng hay chép bài hát, bình tĩnh, can đảm nhưng lại sợ nhìn thấy máu, sợ vắt và không ưa nước mắt.

=> Những nét chung của ba cô gái cũng chính là những nét chung của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chồng Mĩ nhưng ở họ cũng vấn có những cá tính, nét riêng của mình.

3)

a. Nhân vật Phương Định tự quan sát và đánh giá mình

  • Phương Định là một cô gái thành phố, tự biết mình đẹp nhưng trong lòng cô luôn coi những người mặc quân phục với ngôi sao trên mũ là đẹp nhất.
  • Phương Định thuộc nhiều bài hát, thích bịa bài hát, hay mơ mộng “hát và nghĩ vớ vẩn”.
  • Cô hay quan sát, để ý đồng đội của mình.
    • Cô dành tình cảm yêu thương cho Nho – người bạn như cây kem trắng
    • Dành tình cảm quý mến, trân trọng cho chị Thao, con người “cương quyết, táo bạo”.

b. Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom

  • Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế.
    • Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần phá bom vẫn là một thử thách với thần kinh của cô.
    • Diễn biến tâm lí
      • Cô có cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi lòng tự trọng: “Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sự nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới“.
      • Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như, cũng trở nôn sắc nhọn hơn: “Thính thoảng lưỡi xẻng chạm vào qua bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! vỏ qua bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành“.
      • Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom: “Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ“.

→ Tác giả đã miêu tả sinh động và chân thực tâm lí nhân vật

⇒ Làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú, nhưng trong sáng, không phức tạp.

c. Cảm xúc của các cô gái trước trận mưa đá ở cuối truyện cũng được miêu tả một cách chân thực và xúc động

  • Gặp cơn mưa đá bất ngờ, tình hồn nhiên của cô được bộc lộ mạnh mẽ.
    • Cô vui thích, cuống cuồng: “Những niềm vui con trẻ …lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy”.
    • Và cơn mưa gợi cho cô nhớ về thành phố, về mẹ, về những ngôi sao to trên bầu trời thành phố.