Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ có lời nói độc thoại của Va-ren, còn Phan Bội Châu im lặng. Từ đó cho thấy Va-ren chỉ hứa suông, là kẻ thực dụng, đê tiện, sẵn sàng làm mọi thứ để đạt được mục đích, quyền lợi cá nhân. Phan Bội Châu là anh hùng dân tộc, kiên trung, bất khuất, đại diện cho tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.
Trong đoạn văn có hai nhân vật: Va-ren và Phan Bội Châu, được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập nhau: Va-ren là một viên toàn quyền, còn Phan Bội Châu là một người tù. Một bên là kẻ bất lương nhưng thống trị, bên kia là người cách mạng vĩ đại nhưng đã thất thế.
Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn, hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc hoạ tính cách Va-ren. Còn với Phan Bội Châu, tác giả dùng sự im lặng làm phương thức đối lập. Đây là một cách viết vừa tả vừa gợi, rất thâm thuý, sinh động và lí thú.
- Nhân vật được xây dựng theo quan hệ tương phản, đối lập:
+ Va- ren ( kẻ bất lương thống trị) >< Phan Bội Châu ( người cách mạng vĩ đại đang thất thế)
+ Tác giả dùng nhiều ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách Va- ren
+ Đối lập với Va- ren là Phan Bội Châu luôn im lặng, điềm tĩnh
→ Cách viết vừa tả, vừa gợi sinh động, thâm thúy
- Trong cuộc thoại tưởng tượng giữa Va-ren và Phan Bội Châu thì chỉ có Va- ren nói, Phan Bội Châu im lặng
+ Ngôn ngữ Va-ren là độc thoại
- Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ của Varen chứng tỏ:
+ Qua lời nói, cử chỉ bộc lộ y là người nham hiểm, thâm độc
+ Không ngừng ngọt nhạt, dụ dỗ, lừa phỉnh một cách bịp bợm, trắng trợn
- Ngược lại, Phan Bội Châu ngoan cường, điềm đạm
a) Mk ko biết làm
b) Hãy so sánh nghĩa của từ lợi trong dự định của “bà già” với từ lợi trong lời nói của thầy bói. “Bà già” dùng từ lợi với nghĩa “lợi lộc, thuận lợi”. Còn từ lợi trong câu nói của thầy bói: nếu chỉ dừng lại ở “Lợi thì có lợi” thì tưởng như không khác với từ lợi theo ý của “bà già”; nhưng trong sự liên kết với vế sau “nhưng răng không còn” thì từ lợimang hàm ý khác, là từ lợi trong quan hệ với răng – những bộ phận trong khoang miệng. Hoá ra, thầy bói nhắc khéo “bà già”: bà đã già quá rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa! Sự bất ngờ, thú vị, dí dỏm có được là nhờ việc tráo đổi từ dựa theo hiện tượng đồng âm.
c) Chơi chữ là một nghệ thuật , nó đòi hỏi phải nhanh trí và có một kiến thức rộng lớn .Đôi lúc đòi hỏi ở đầu óc dí dỏm , pha chút châm chọc , ngạo đời ....
Bạn tham khảo nhé !!!
Em tham khảo:
Cảnh tượng đèo ngang được hiện lên với những chi tiết, hình ảnh, âm thanh đặc trưng của một buổi chiều buồn.
- Bóng xế tà: Con người được hiện ra qua hình ảnh cái bóng => Cách miêu tả thời gian gián tiếp và rất tinh tế
- Không gian: Đèo ngang, đang dần chìm vào bóng tối, chỉ còn trơ trọi một cái “bóng” của con người (ta với ta), còn lại là nhường chỗ cho cảnh vật. Nhưng cảnh vật cũng trở nên hoang sơ, tiêu điều “cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Sự cô đơ, trơ trọi của con người được đạt tới đỉnh điểm qua chi tiết “một mảnh tình riêng, ta với ta. Giữa vũ trụ bao la, giữa đèo, giữ sông, giữa núi non trùng điệp vậy mà hình ảnh nhân vật xuất hiện lẻ loi, cô đơn biết nhường nào tả xiết.
- Cuộc sống con người cũng không khác gì cảnh vật, vẫn là những hình ảnh gợi cho chúng ta sự xơ xác, thưa thớt, trống vắng, “lom khom dưới núi, tiều vài chú/ lác đác bên sông, chợ mấy nhà”.
- Âm thanh: âm thanh trở nên não lòng và hiu quạnh, không phải tiếng chợ gần xa, cũng chẳng có tiếng người qua lại, mà thay vào đó là tiếng kêu của con “quốc quốc”(con cuốc) và “gia gia”( con đa đa).
Tìm những hình ảnh, từ ngữ tác giả miêu tả cảnh vật ở đèo ngang
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát câu chuyện, sự việc.
b. Thân bài:
+ Giải thích được thế nào là trò lố.
+ Những trò lố Va-ren bày ra và lố ở chỗ nào:
- Hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu nhưng là lời hứa dối trá, bởi vì trong khoảng thời gian dài ông ta còn trên tàu từ Mác-xây sang Việt Nam rồi bận với những cuộc tiếp rước thì Phan Bội Châu vẫn trong tù.
- Va-ren tuyên bố mang tự do đến cho Phan Bội Châu và hình ảnh tay phải bắt tay, tay trái nâng cái gông to kệch đang xiết chặt Phan Bội Châu.
- Kẻ phản bội, xúi giục người trung thành phản bội (một mình diễn trò).
c. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của những trò lố trong tác phẩm.
Mở bài :
Giới thiệu sơ qua về văn bản, dẫn dắt đến vấn đề “ vì sao Nguyễn Ái Quốc lại gọi những tấn trò mà Varen bày ra với Phan Bội Châu là trò lố”.
Thân bài :
- Giải thích từ ngữ :
+ lố : là tính từ, chỉ sự không hợp lẽ thường của người đòi một cách quá đáng, đến mức đáng cười chê.
+ trò lố : trò bày đặt ra, không hợp lẽ thường, đến mức đáng cười chê.
- Trình bày những trò mà Varen đã bày ra :
+ Hứa chăm sóc vụ Phan Bội Châu khi sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương.
+ Varen nói với Phan Bội Châu : “ Tôi đem tự do đến cho ông đây”.
Varen khuyên Phan Bội Châu phản bội lại lí tưởng của mình, để cộng tác với người Pháp…
- Giải thích vì sao những trò của Varen là trò lố ( lố ở chỗ nào) :
+ Lời hứa của Varen thực chất là sự dối trá, hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu => Lời hứa này thực chất là một trò lố.
+ sự mơn trớn, vuốt ve và lời khuyên của Varen đối với Phan Bội Châu cũng đều là những trò lố bịch, đáng khinh bỉ.
Kết bài : kết thúc vấn đề
Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thế lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhịều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy...
-Đại từ là những từ để trỏ người, sự vật, hành động, tính chất...đã được nhắc đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi.
-Đài từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp trong câu như Chủ ngữ, Vị ngữ hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ.
1. - Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.
- BPNT : So sánh
+ Động tả tĩnh.
+ Tả cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Tiếng suối trong trẻo rì rầm vọng đến như tiếng hát xa.
+ gợi tả núi rừng đêm chiến khu mang sức sống hơi ấm con người.
_ NT: Tiểu đối,
Điệp từ, nhân hoá.
Hiện lên cảnh trăng chiến khu với cảnh vật hoà quyện, ấm áp, quấn quýt.
- Từ vẻ đẹp của cảnh trăng rừng, em nghĩ gì về tình cảm của tác giả đối với thiên nhiên? vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm với đất nước, lo cho vận mệnh của đất nước , lòng yêu nước sâu sắc.
=> Tình yêu thiên nhiên + đất nước = chất thi sĩ + chất chiến sĩ; truyền thống - hiện đại, .
2. 2 câu thơ cuối:
- 2 câu thơ này cho thấy vẻ đẹp và chiều sâu tâm hồn của tác giả như thế nào ? Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến "người chưa ngủ" ấy chính là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.
- Tại sao nói điệp ngữ " chưa ngủ" đặt ở cuối câu thứ 3 và đầu câu thứ 4 như là 1 bản lề mở ra 2 phía của tâm trạng trong cùng 1 con người?Bác "chưa ngủ" không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà còn bởi "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cụm từ "chưa ngủ" được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ.
3. Từ hoàn cảnh sáng tác bài cảnh khuya, em hiểu thêm gì về con người Hồ Chí Minh?
Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn của đất nước, vận mệnh dân tộc đang nghìn cân treo sợi tóc, nhưng hai bài thơ vẫn thể hiện được phong thái ung dung, tình thần lạc quan của Bác, cụ thể là: >
Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Hình ảnh trong hai bài thơ mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn, trẻ trung.
4. Bài thơ có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật tả cảnh, tả tình?
_ Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ so sánh, điệp từ.
Ngôn từ bình dị, gợi cảm.
Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
+) Cách so sánh của nhà thơ khiến ta cảm thấy thật tài tình xiết bao. Âm thanh của tiến người hát cũng không rõ là từ đâu vọng lại hay đó chính là một tưởng tượng của tác giả để làm tô đậm cho cái trong trẻo của tiến suối.
+)Cách so sánh tài tình ấy làm tiếng suối không còn trở nên lắng đọng vô hồn mà bỗng trở nên sôi động trẻ trung và khiến cảnh rừng im ắng trở nên có âm thanh có hồn người ở trong đó.
+)Câu thơ làm ta thấy được tính nhân văn thường thấy trong thơ Bác, cảnh vật luôn được gắn liền với con người không thể tách rời khỏi con người. Trong đêm khuya thanh vắng đang mải mê với công việc thì một phút lơ là bác cảm nhận được âm thanh trong trẻo của tiếng suối để rồi cảnh rừng Việt Bắc lại tiếp tục làm cho Bác đắm.
2 câu thơ cuối
+) Từ “lồng” được tác giả đặt trong cùng một câu thơ gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ. Nhắc đên từ “lồng” ta nghĩ đến hai vật nào đó lồng vào nhau đan vào nhau để tao thành một vật thể thống nhất.
+) Ở đây ánh trăng soi rọi vào bóng cây cổ thụ ngay trước cửa phòng Bác rồi bóng cây cổ thụ ấy lại tiếp tục phủ mình lên những bông hoa. Dường như đối với Bác hình ảnh ấy đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất tự nhiên . Cảnh vật lúc này như được hòa quyện hòa nhập vào nhau khiến cho con người xốn xang dao động
+) Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Cảnh này có hình vật có ánh sáng và có âm thanh. Trên nền cảnh núi rừng Việt Bắc vắng vẻ huyền ảo bởi ánh trăng lồng cổ thụ tiếng suối trong xanh như nhạc điệu êm hát mãi không ngừng. Câu thơ của Bác thật giàu giá trị tạo hình như một bức tranh phong cảnh đẹp có tầng lớp
Đáp án: D